Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đạt các mục tiêu đề ra
PV: Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả chính chuyến công tác của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba và đóng góp của đoàn Việt Nam tại Diễn đàn lần này?
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Chuyến công tác của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba đã thành công tốt đẹp, đạt các mục tiêu đề ra, góp phần triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Diễn đàn được tổ chức sau hơn 4 năm gián đoạn bởi đại dịch Covid-19 với hơn 4.000 đại biểu từ hơn 140 quốc gia và 30 tổ chức quốc tế. Đặc biệt, Diễn đàn lần này có sự tham dự của hơn 20 lãnh đạo cấp cao từ các nước châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ Latinh.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, Diễn đàn là dịp quan trọng để các nước cùng nhau thảo luận, tìm kiếm các giải pháp và động lực tăng trưởng mới. Nội dung thảo luận lần này đã làm nổi bật cách tiếp cận đa phương đối với các vấn đề kinh tế, thương mại, kết nối, các quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh,là các chủ đề quan tâm, liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia.
Chuyến đi là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên của Chủ tịch nước trong năm 2023. Tại Diễn đàn lần này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có bài phát biểu quan trọng về hợp tác Vành đai và Con đường, trong đó nêu quan điểm và cách tiếp cận của Việt Nam về chủ đề kinh tế số.Bài phát biểu của Chủ tịch nước và sự tham gia của đoàn ta được các đại biểu đồng tình, đánh giá cao.Bên cạnh đó, các thành viên của đoàn cũng đã tích cực đóng góp tại các phiên thảo luận chuyên ngành.
Chuyến công tác của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn cấp cao Việt Nam đã đạt một số kết quả quan trọng, nổi bật như sau:
Thứ nhất, với việc tham dự các hoạt động của Diễn đàn cũng như các hoạt động bên lề, chúng ta đã khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của Đại hội XIII, khẳng định Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, cũng như lập trường rõ ràng về sự ủng hộ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương, với những sáng kiến có lợi cho hoà bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Thứ hai, chúng ta cũng đã cùng các quốc gia chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi về định hướng hợp tác trong những chủ đề nổi lên, được quan tâm rộng rãi như chuyển đổi số, phát triển xanh và kết nối kinh tế, qua đó góp phần xây dựng nền kinh tế thế giới, khu vực đa kết nối, mở, bao trùm, bền vững, với người dân là trung tâm.
Thứ ba, thông qua các hoạt động tại Diễn đàn, các bộ, ngành của ta cũng có cơ hội để tăng cường hơn nữa hợp tác với các đối tác từ nhiều quốc gia. Kết quả của Diễn đàn lần này sẽ hỗ trợ cho việc triển khai thoả thuận về kết nối khuôn khổ Hai hàng lang, Một Vành đai của Việt Nam và sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, trong hai ngày tham dự Diễn đàn, Chủ tịch nước đã gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ các nước, Tổng Thư ký Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế. Trong trao đổi, các đối tác đều thể hiện coi trọng vai trò, vị thế của Việt Nam; mong muốn thúc đẩy hợp tác thực chất với Việt Nam, mở rộng và làm sâu sắc thêm nội hàm hợp tác kinh tế thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, giao lưu văn hóa và nhân dân.
PV: Xin Bộ trưởng đánh giá về kết quả các hoạt động song phương của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong chuyến đi Trung Quốc lần này?
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Trong khuôn khổ chuyến công tác, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã lần lượt có các cuộc hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) Trung Quốc Triệu Lạc Tế và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ; gặp gỡ cán bộ nhân viên các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc; đi thăm điển hình xây dựng nông thôn mới của thành phố Bắc Kinh và tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có các hoạt động hội kiến song phương với Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Trung Quốc trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam. Các cuộc hội kiến của Chủ tịch nước lần này là sự tiếp nối của một loạt hoạt động tiếp xúc cấp cao giữa Lãnh đạo hai Đảng, hai nước kể từ đầu năm 2023 đến nay, trong bối cảnh kỷ niệm 15 năm thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung. Đặc biệt, chuyến thăm đã góp phần tiếp tục cụ thể hóa kết quả chuyến thăm Trung Quốc mang ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10/2022, thể hiện trên 3 phương diện sau:
- Một là, duy trì xu thế đi lên và tiếp thêm động lực tích cực mới cho sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc trao đổi sâu rộng về các định hướng lớn, biện pháp cụ thể nhằm tăng cường tin cậy chính trị, làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn mới.
Trong hội kiến với Chủ tịch nước ta, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình gửi lời cảm ơn, thăm hỏi thân thiết tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam; nhấn mạnh Trung Quốc luôn coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong tổng thể chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc; hoan nghênh và ủng hộ Việt Nam phát triển lớn mạnh, thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, để hai nước có thể cùng nhau phát triển. Các nhà lãnh đạo hai bên cũng nhất trí cùng nỗ lực thúc đẩy quan hệ bước vào giai đoạn phát triển mới với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác thực chất, sâu sắc hơn, nền tảng dân ý vững chắc hơn và bất đồng được kiểm soát tốt hơn.
- Hai là, gia tăng nhận thức chung về những phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy hợp tác thực chất trên các lĩnh vực; nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư phát triển theo hướng nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả; tăng cường kết nối chiến lược giữa khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai” với “Vành đai và Con đường”; ưu tiên hơn nữa cho kết nối đường sắt, đường bộ, hạ tầng cửa khẩu, góp phần bảo đảm thông suốt chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng giữa hai nước và khu vực. Trong đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định, Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu hàng hóa, bao gồm nông sản và sản phẩm công nghiệp chế tạo của Việt Nam; khuyến khích mở rộng đầu tư chất lượng cao vào những lĩnh vực phù hợp với nhu cầu của Việt Nam.
- Ba là, tiếp tục phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống, củng cố nền tảng dư luận xã hội thuận lợi cho phát triển quan hệ song phương. Lãnh đạo cấp cao hai bên nhất trí tăng cường giao lưu, tiếp xúc trên các kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, giữa các ban, bộ, ngành và các địa phương biên giới hai nước. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng và nhất trí thúc đẩy sớm tổ chức các hoạt động giao lưu nhân dân hai nước như Diễn đàn Nhân dân Việt - Trung, Liên hoan thanh niên Việt - Trung, Gặp gỡ hữu nghị Việt - Trung, qua đó tăng cường tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống hữu nghị của hai Đảng, hai nước.
Hai bên cũng nhất trí tiếp tục thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao, tuân thủ luật pháp quốc tế, kiểm soát hiệu quả và xử lý thỏa đáng bất đồng, góp phần duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực.
PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo VOV
-
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh -
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về các nhiệm vụ trọng tâm -
Mưa lớn chưa có dấu hiệu giảm, hơn 17.000 hộ dân Quảng Bình bị ngập lụt -
Quảng Bình mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi, một người mất tích
- Trao Quyết định phân công ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
- Quốc hội thảo luận Luật Quy hoạch đô thị và họp về công tác nhân sự
- Tổ chức trọng thể lễ bàn giao công tác Chủ tịch nước
- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là rất cần thiết
- Tiêu chí đánh giá nông thôn mới cần sát với thực tế, đặc thù của địa phương
- Đại tướng Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
- Toàn văn Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
-
Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng TrịDo ảnh hưởng của bão số 6 nhiều xã ở huyện Vĩnh Linh, tuyến quốc lộ, tỉnh lộ ở Quảng Trị bị nước lũ “bủa vây”, gây chia cắt giao thông. Với tinh thần tương thân tương ái, nhiều nhóm tình nguyện ở Quảng Trị đã nấu cơm đưa đến cho những người dân vùng lũ.
-
Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãiKhông chỉ là xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân, nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cũng như vốn từ các ngân hàng đang được phát huy hiệu quả tối đa, khi trên địa bàn huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) dần hình thành những mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nuôi trồng thủy sản hiện đại mà chủ nhân là thành viên chi, tổ hội nghề nghiệp.
-
Thị trường nông sản ngày 30/10: Giá nhiều mặt hàng “quay đầu” tăng(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong ngày 30/10, giao dịch hồ tiêu, cà phê ghi nhận mức tăng giá trở lại sau nhiều ngày giảm sâu.
-
Đổi mới nông nghiệp: Hướng tới tương lai bền vững cùng phân bón hữu cơTrong bức tranh nông nghiệp Việt Nam hiện nay, hình ảnh những cánh đồng xanh mướt, trĩu quả không chỉ là biểu tượng của sự phồn thịnh mà còn phản ánh sự chăm sóc đất đai bằng tình yêu và trách nhiệm. Tuy nhiên, thói quen sử dụng phân bón hóa học đã khiến nhiều nông dân lầm tưởng rằng đây là con đường duy nhất để đạt được năng suất cao. Hệ lụy từ việc lạm dụng phân bón vô cơ không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn đe dọa đến sức khỏe đất, nước và cả những thế hệ tương lai.
-
Masan Group hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dươngTrong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
-
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê(Tapchinongthonmoi.vn) – Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất cà phê đang ở mức báo động, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, môi trường và sự phát triển bền vững của ngành Cà phê Việt Nam.
-
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng NinhỦy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Nguyễn Xuân Ký.
-
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tếChiều 29/10, Ban Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 công bố chương trình lễ hội này.
-
Khuyến nông cộng đồng giúp gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phêHiện ở Đắk Nông đã thành lập được 54 tổ khuyến nông cộng đồng, thực hiện tư vấn, hỗ trợ người dân, HTX áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cà phê, an toàn thực phẩm...
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về các nhiệm vụ trọng tâmTrong thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, cần thống nhất nhận thức công tác tuyên giáo là công tác của Đảng, của các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi chi bộ, đảng viên.