Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêm
Ưu tiên người già yếu, bệnh tất trước
May mắn sống sót sau thiên tai, già làng Kha Văn Luyện (thường gọi là Kha Văn Ma) cho rằng đây là trận lũ quét khủng khiếp nhất kể từ ngày thành lập bản đến nay. “Già đã ngoài 80 nhưng vẫn còn ngồi nói chuyện bây giờ là phúc phận lắm rồi”. Nhìn ra con đường còn lầy lội bùn đất, đá để lại sau cơn “đại hồng thủy” lướt qua bản, già chậm rãi kể: Già bị bệnh nhiều năm rồi, đi lại rất khó khăn nên để nói chạy lũ hay tự cứu mình lúc hiểm nguy đó là điều không thể nữa. Nhà thì con cháu đông nhưng đứa chết, đưa đi làm ăn xa thành thử chỉ còn ông bà nương tựa nhau qua ngày. Lúc ông bà đang ngủ bỗng giật mình tỉnh dậy vì nghe tiếng la thất thanh, dồn dập bên ngoài. Mon men mở được cánh cửa chưa kịp lên tiếng thì được cháu Du vào cõng chạy lên nhà của một hộ trong bản…
Bản Đửa vốn xưa nay thuộc diện khó khăn, trong bản chủ yếu người già và trẻ em, thanh niên trai tráng đi làm ăn xa nên lúc cần người trẻ, khỏe hỗ trợ những lúc cấp thiết như thế này càng thêm khó khăn. Sau một ngày cơn lũ băng qua, cảm giác bàng hoàng vẫn lộ rõ trên khuôn mặt trưởng bản Lô Văn Du.
Tạm ngưng công việc hỗ trợ bà con khắc phục sau lũ khi gặp chúng tôi hỏi han tình hình của toàn bản lúc này, trưởng bản ngậm ngùi: Nhiều nhà cửa hư hỏng, đàn vật nuôi cũng như vật dụng gia đình lũ mang theo hết rồi nhưng điều hạnh phúc nhất bây giờ là ai cũng an toàn…
Nhớ lại những gì đã xảy ra, anh Du cho biết: Chiều tối ngày 30/9 mưa to, sấm sét dập dồn đến khoảng 12h đêm nước bắt đầu dâng cao và đột ngột xuất hiện cơn lũ ào ào ập đến không ai kịp trở tay. Thời điểm mưa to, tôi đã gọi điện liên tục hỏi thăm các nhà. Khi biết nước dâng lên nhanh, tôi có dự cảm không lành nên đã vội gọi điện một số người trong bản để trước mắt sơ tán những người già yếu, bệnh tật trước. Tắt cuộc điện thoại, tôi chạy đến nhà ông Vi Xuân Đồng, tiếp đó là ông Kha Văn Ma, kế đến là ông Sắn, ông Tiến… Xong xuôi đâu đó lại dàn quân đến các điểm khác để cứu dân, cứ thế ngược xuôi như con thoi vần vũ giữa dòng nước đục trong đêm hôm khuya khoắt.
Lúc này, trong đầu nghĩ sẽ đưa họ tới nhà văn hóa cộng đồng để lánh nạn nhưng khi đến nơi thì đã nước trắng xóa đành phải chuyển địa điểm di dời nhưng không nghĩ đến được nơi nào nữa nên chỉ còn dựa vào cảm tính nơi nào an toàn là đến… Ngược lên con đường chính nối ra xã thì đất đá vùi lấp bởi sạt lở từ đồi Pu Lưu rất khó khăn để di chuyển. Lúc này chẳng còn nghĩ được nhiều, tôi đành cõng họ lên điểm cao nhất của bản để tránh trú. Rồi cứ thế lần lượt những người già cả, bệnh tật đều đến được nơi an toàn lúc đó. Cả quãng thời gian này, tôi không còn nghe được điện thoại của ai mà chỉ có một cuộc điện thoại duy nhất cho ông Phúc (Vi Đình Phúc – Chủ tịch UBND xã Lượng Minh) gói gọn: “Hiện tại ngập hết cả bản rồi, trong này chẳng biết sống chết ra sao”.
Chậm rãi, anh Du tâm sự: “Tôi không nghĩ vẫn còn sống được qua cơn lũ này. Khi đi qua cầu bản Đửa bắc ngang con Khe Mạt nước cuồn cuộn như muốn cuốn trôi đi tất thảy. Lúc bão lũ tràn qua, bản bị cô lập hoàn toàn lại còn thêm không điện, không sóng điện thoại mọi thứ như một màu mực tối tăm trùm lên bản làng…”
Lũ lụt ban đêm cứ cầm đèn pin, điện thoại mà chạy…
Với vai trò là một trưởng bản và cũng là thành viên ban chỉ huy phòng chống thiên tai của xã, anh Lô Văn Du ý thức được công tác tuyên truyền nâng cao cảnh giác những rủi ro do thiên tai đóng vai trò quan trọng nên trong mỗi cuộc họp nội dung này luôn được đưa vào. Đặc biệt là vào những tháng cao điểm mưa lũ thường dễ xuất hiện trên địa bàn.
Hơn nữa, bản Đửa có vị trí rất đặc thù dễ bị ảnh hưởng bởi phía sau là sông Khe Mạt còn phía trước mặt cách một con đường độc đạo nối bản với các vùng khác là đỉnh đồi Pu Lưu nên việc sạt lở, đất đá túa xuống hay nước cuồn cuộn dâng cuốn vào bản làng là khả năng dễ xảy ra. Do đó, công tác này luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu.
“Tôi thường xem ti vi thấy chương trình chỉ cách phòng chống nên cũng vận dụng vào. Về mùa mưa lũ này tôi luôn nhắc bà con kê cao đồ lên. Những lúc mưa gió điện thoại luôn phải được sạc đầy pin, nếu đêm hôm xuất hiện lũ lụt thì cứ cầm đèn pin, điện thoại mà chạy để còn có cái liên lạc khi cần trợ giúp hay gặp nguy hiểm”, trưởng bản cho hay.
Toàn bản Đửa có 86 hộ nhưng đa phần là thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn. Qua trận lũ này có đến gần 50 hộ bị ảnh hưởng nên việc khắc phục này dường như đi vào thế bí. Mặc dù thời gian qua, bản vẫn nỗ lực để thoát nghèo, phấn đấu xây dựng bản văn hóa góp phần thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới của xã, huyện nhưng với tình hình hiện tại thì điều đó lại càng xa vời.
Nhìn dân bản mình đang tất bật dọn lũ, cố nhặt nhạnh những tài sản chìm lẫn dưới bùn rửa sạch để mong sao còn có thể sử dụng, trưởng bản Lô Văn Du không khỏi ngậm ngùi: “Vấn đề trước mắt bây giờ là bản Đửa rất khó khăn sau lũ quét ngang qua nhưng điều may mắn lớn nhất là không có thương vong về người. Hậu bão lũ sinh hoạt thường nhật bị đảo lộn tứ tung, không còn bình yên, trầm lặng như ngày thường. Ngay lúc này bà con đang thiếu thốn đủ bề, từ vật chất đến tinh thần. Hơn lúc nào hết, bà con rất cần sự sẻ chia, giúp sức của cộng đồng mới mong vực nổi để vượt qua giai đoạn này”.
Cách nhà văn hóa cộng đồng không xa là căn nhà chị Ngân Thị Hong tích cóp suốt thời gian làm ăn tận trong miền Nam để về xây mới căn nhà chừng 40m2 nhưng vừa mới vào ở được một tuần thì xảy ra cơ sự này. Nhìn những đồ vật có giá trị nhất của gia đình như quạt, tủ lạnh… ngâm trong bùn, trong nước nay không còn sử dựng được nữa, tiếc nuối bao nhiêu mồ hôi nước mắt đổ ra mới có tiền để sắm sửa, chị nói: "Của cải trôi đi mất hết rồi không biết khi nào mới có thể mua lại nhưng còn người thì còn có cơ hội để làm ra. Sống qua được thời khắc kinh hoàng đó cũng nhờ có trưởng bản ngày thường cứ hướng dẫn chúng tôi lũ tràn về cứ bỏ của chạy lấy người trước đã. Lúc lũ ào về chồng tôi bế con nhỏ chạy, còn tôi vơ được cái điện thoại rồi lôi chiếc xe máy ra nhưng không kịp đành phải thả lại mà chạy…"
“Đồng chí trưởng bản Lô Văn Du là đảng viên trẻ gương mẫu, có nhiều đóng góp trong mọi phong trào của địa phương. Đặc biệt trong trận lũ quét này, đồng chí đã làm tốt phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “3 sẵn sàng” (phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả) trong phòng chống thiên tai bão lũ. Đồng chí đã rất tích cực, nỗ lực hết mình, không màng đến hiểm nguy để hỗ trợ người dân đến nơi tránh trú an toàn”.
Ông Vi Đình Phúc – Chủ tịch UBND xã Lượng Minh.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồng -
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc" -
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025 -
Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
- Sơn La: Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng
- Doanh nghiệp Việt cần bắt tay cùng làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Nghệ An: Khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi
- Làng rau Trà Quế là đại diện của Việt Nam có mặt trong Làng Du lịch tốt nhất" 2024
- Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm
- Tạo tín chỉ carbon nhưng vẫn đảm bảo năng suất lúa
- Bão số 7 tiếp tục giảm cấp và sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào đêm 11/11
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Đào tạo, bồi dưỡng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ, khoa học; tiếp cận vốn… Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hưng Yên đã và đang trở thành “bà đỡ” cho kinh tế tập thể ở Hưng Yên ngày một phát triển.
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa DominicaTừ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-MalaysiaTrong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viênBộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
-
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bảnVới đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng thị trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dượcHội chợ dược liệu, y dược cổ truyền sẽ góp phần giúp hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh