Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

"Công việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã làm được rất nhiều nhưng chưa đạt yêu cầu"

13:56 21/04/2022 GMT+7
Ông Phùng Hữu Phú nhấn mạnh: “Công việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã làm được rất nhiều, rất đáng phấn khởi nhưng chưa đạt yêu cầu. Nếu dừng lại, nguyên lý là không thể giữ nguyên trạng mà sẽ trở lại như cũ, tụt xuống, trở về không, vì thế phải tiếp tục làm”.

Tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập quán triệt nội dung Kết luận, Quy định của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII với lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức diễn ra sáng 21/4 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, GS.TS Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng khoa học cơ quan Đảng đã có những phân tích, làm rõ những nội dung cốt lõi về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

GS.TS Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng khoa học cơ quan Đảng trao đổi tại hội nghị.

Vì sao Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII tiếp tục bàn công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng

Lý giải việc vì sao Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII tiếp tục nhấn mạnh vấn đề xây dựng chỉnh đốn Đảng khi trước đó cả 2 Hội nghị Trung ương 4 khóa XI và XII đã bàn về công tác này, ông Phùng Hữu Phú cho biết, tuyệt đại đa số đảng viên đều ủng hộ Đảng phải làm công tác xây dựng chỉnh đốn một cách quyết liệt để bảo vệ sự trong sáng của mình, nhưng không phải không có người còn băn khoăn. Không chỉ các thế lực thù địch tìm cách xuyên tác mà trong nội bộ Đảng cũng có những băn khoăn.

“Đã từng có đảng viên 80 tuổi gặp tôi đề nghị phải tư vấn cho Bộ Chính trị nên dành thời gian cho phát triển kinh tế-xã hội, chứ không nên dành nhiều thời gian cho xử lý nội bộ, kỷ luật hết người này đến người khác. Khi tiếp xúc với lãnh đạo địa phương, bộ ngành, cũng có người tâm sự Đảng làm mạnh chống suy thoái là đúng nhưng cũng nên có điểm dừng, không lẽ cứ đốt lò mãi”, ông Phú chia sẻ.

Chia sẻ câu chuyện trên, ông Phùng Hữu Phú cho biết, sau khi cân nhắc toàn diện, sau Đại hội, Trung ương vẫn quyết định đưa vào chương trình Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII để tiếp tục hoàn thiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống diễn biến tự chuyển hóa, thoái hóa, biến chất.

Căn cứ để đi tới quyết định này, theo ông Phùng Hữu Phú, trước hết là xuất phát từ tình hình xây dựng, chỉnh đốn Đảng và thực trạng cuộc đấu tranh chống suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Sau 10 năm thực hiện NQTW4 khóa XI, sau 5 năm thực hiện NQTW 4 khóa XII, công tác này đã có chuyển biến tích cực. Nhiều vụ án tham nhũng, nhiều biểu hiện thoái hóa biến chất bị phanh phui. Sự kiên quyết của Đảng tạo niềm tin trong nhân dân, mặc dù đã có thời điểm niềm tin đối với Đảng, chế độ, với cán bộ bị rạn nứt, thậm chí có lúc nghiêm trọng. Sự quyết tâm chính trị của Đảng đã lấy lại, củng cố và dần nâng lên niềm tin của nhân dân. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần vào thành công chung của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, môi trường kinh doanh lành mạnh hơn, quản trị xã hội, niềm tin của đối tác nước ngoài với Việt Nam được nâng lên.

Ông Phùng Hữu Phú cho hay, nhìn nhận một cách nghiêm túc, Trung ương vẫn thấy công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng dù làm tích cực, có chuyển biến nhưng so với yêu cầu vẫn chưa được, suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa… chưa bị đẩy lùi, thậm chí có bộ phận, có mặt lại diễn biến phức tạp hơn. Bên cạnh những thành quả đang bộc lộ những hạn chế: cán bộ đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, thiếu gương mẫu…

Những hạn chế đó theo ông Phùng Hữu Phú là do năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, phê bình tự phê bình, kiểm tra giám sát của nhiều tổ chức đảng còn hạn chế, chuyển động chưa đều, có nơi nóng, nơi lạnh. Đó là lý do vì sao nhiều vụ tham nhũng tiêu cực không phải do tổ chức đảng phát hiện mà do dư luận, báo chí phanh phui.

Cơ chế kiểm soát quyền lực, chế tài xử lý chưa được hoàn thiện, hiệu quả hiệu lực chưa cao. Tổng Bí thư nói phải "nhốt" quyền lực vào "lồng" cơ chế, để cán bộ không dám và không thể. "Lồng" cơ chế đó đã được đan rồi, trong 10 năm qua, nhiều quy định của Đảng đã được ban hành, nhưng vẫn chưa đủ chặt, đủ dày, vẫn còn kẽ hở. trong khi việc lợi dụng ngày càng tinh vi hơn. Sự vào cuộc thật sự mạnh mẽ trên cơ sở một hệ thống pháp lý để phát huy vai trò phản biện, giám sát của nhân dân, MTTQ, các tổ chức chính trị, xã hội chưa mạnh mẽ…

Kết luận lại, ông Phùng Hữu Phú nhấn mạnh: “Công việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã làm được rất nhiều, rất đáng phấn khởi nhưng chưa đạt yêu cầu. Nếu dừng lại, nguyên lý là không thể giữ nguyên trạng mà sẽ trở lại như cũ, tụt xuống, trở về không, vì thế phải tiếp tục làm”.

Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập quán triệt nội dung Kết luận, Quy định của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII

3 điểm mới, 2 điểm nhấn của Kết luận 21

Nói về những điểm mới và những điểm nhấn trong Kết luận 21 so với 2 Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 khóa XI và XII, ông Phùng Hữu Phú cho biết, Hội nghị Trung ương 4 khóa XI và khóa XII đều ra Nghị quyết rất quan trọng, tuy nhiên, không cần thiết phải ban hành Nghị quyết mới mà ban hành Kết luận, nhằm bổ sung những nhận thức, giải pháp mới để tiếp tục làm tốt hơn công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng. “Kết luận 21 thực chất là kế thừa, phát triển Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII”, ông Phú nhấn mạnh.

Theo ông Phùng Hữu Phú, ngay trong tên của Kết luận số 21 đã thể hiện những điểm mới. Về cơ bản, Kết luận 21 vẫn giữ tên của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, nhưng bổ sung một số cụm từ, thể hiện nhận thức mới, quyết tâm mới như: "tăng cường" được chuyển thành "đẩy mạnh"; trước chỉ đẩy mạnh xây dựng đảng nhưng nay bổ sung thêm "hệ thống chính trị", thể hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng không chỉ là câu chuyện trong Đảng mà trong toàn hệ thống, phạm vi lớn hơn rất nhiều. Trước là “ngăn chặn đẩy lùi” nhưng Kết luận 21 bổ sung thêm cụm từ “kiên quyết” với ý nghĩa phải xử lý nghiêm, nâng tầm công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên thêm một bước. “Điểm mới ở đây chính là cách tiếp cận vấn đề”, ông Phú nêu rõ.

Điểm mới nữa theo ông Phùng Hữu Phú là việc đấu tranh chống suy thoái, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa gắn với chống tham nhũng tiêu cực. “Như thế là đi vào gốc của vấn đề. Tiêu cực chính là nguồn gốc của suy thoái, biến chất. Tư tưởng công thần, địa vị sẽ dẫn đến lũng đoạn quyền lực; ham địa vị phải tìm cách nắm và thao túng quyền lực, sa vào suy thoái; thích xa hoa, tiêu sài... sớm muộn cũng sẽ lạm dụng công quỹ, biến của công thành của tư; sớm muộn cũng suy thoái. Tiêu cực là môi trường nuôi dưỡng suy thoái”, ông Phú phân tích.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Kết luận 21 đã thể hiện mức độ kiên quyết hơn, khi chỉ ra rằng còn thiếu các chế tài đủ mạnh để xử lý, răn đe; nhiều người sợ nhưng chưa đến mức sợ không dám làm. Vì thế Trung ương mới xác định không chỉ dừng ở ngăn chặn, đẩy lùi mà xử lý nghiêm minh, thậm chí ở mức cao nhất với hành vi vi phạm, nhất là vi phạm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Theo ông Phùng Hữu Phú, trong giải pháp về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, Kết luận 21 đã nhấn rất mạnh đến việc phải kiểm soát được quyền lực, rà soát không để sơ hở, yếu kém trong các khâu tổ chức cán bộ. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu bằng cách thí điểm giao người đứng đầu một số quyền quan trọng như: giới thiệu cán bộ vào nguồn quy hoạch để bầu; người đứng đầu giới thiệu quy hoạch nguồn để bầu cấp phó… sau này có vấn đề kiểm điểm thì không chạy được. Giao cho người đứng đầu có quyền bổ nhiệm cán bộ trong diện quy hoạch và có quyền miễn nhiệm cấp trưởng cấp dưới trực thuộc.

Theo VOV