
Đã gần 3 tháng khi những cơn lũ mang đất đá lấp vùi những xóm làng ở Quảng Trị. Nhưng chính quyền và người dân nơi đây đang từng ngày nỗ lực tái thiết lại cuộc sống. Những cung đường bị chia cắt được khẩn trương tu sửa, những chiếc cầu bị lũ cuốn trôi đã được thay thế bằng cầu tạm để người và phương tiện lưu thông… bà con vùng lũ đang ổn định cuộc sống, chờ đón một cái Tết yên vui.

Nối những nhịp cầu
Từ đường Hồ Chí Minh, đi thêm chừng 30km nữa trên những cung đường cheo leo, hiểm trở mới có thể đến được xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh). Trong đợt lũ vừa qua Vĩnh Ô là nơi bị thiệt hại nặng nề nhất trong 3 xã miền núi phía Tây của huyện. Dù đã gần 3 tháng sau trận lũ nhưng cảnh tượng hoang tàn tại xã Vĩnh Ô vẫn còn hiện hữu. Những bờ kè nứt toác, dưới áp lực của dòng lũ lớn có chỗ thậm chí còn vỡ rộng ra. Không những thế, hầu hết các bờ sông trong xã đều bị sạt lở nghiêm trọng, làm thay đổi dòng chảy của nước. Trên bờ, rác và củi bị nước lũ cuốn nằm ngổn ngang, biển báo tên cầu bị quật đổ nghiêng ngả; các mố cầu dân sinh, đường ống dẫn nước về ruộng bị lũ tràn về cuốn trôi…
Ông Trần Văn Tặng – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô cho biết: “Không chỉ cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng mà đời sống, sản xuất của người dân sau lũ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do gần một nửa diện tích đất trồng lúa bị bùn đất bồi lấp nặng, chưa thể trồng trọt lại được. Nếu như trước đây toàn xã có khoảng 45ha diện tích đất trồng lúa thì đến nay chỉ còn chừng 25ha canh tác được”.
Toàn xã Vĩnh Ô hiện có 367 hộ với 1.383 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Vân Kiều chiếm khoảng 96%. Đời sống người dân vốn gặp nhiều khó khăn do địa hình bị chia cắt bởi núi đồi, sông suối nay lại càng vất vả hơn sau lũ lớn. Để nối lại tuyến giao thông bị chia cắt, UBND huyện phối hợp với các sở, ngành của tỉnh lắp cầu tạm kết nối giao thông lên xã Vĩnh Ô. Đến nay, cầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Một số đoạn đường, cầu dân sinh đã được sửa chữa xong, số đoạn còn lại đang được các lực lượng chức năng gấp rút tu sửa. UBND huyện Vĩnh Linh cũng đã chỉ đạo nâng cấp 2 đập thủy lợi và đào 9 giếng nước sạch tại thôn Cây Tăm, thôn Thúc, xã Vĩnh Ô nhằm cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân; tập trung sửa chữa nhà cửa cho người dân và các công trình trường học, trạm y tế, nhà văn hóa…
Phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Linh đã hỗ trợ giống cây trồng, giống rau, gà giống, cấp 29 con trâu, bò giống cùng 39.000 bầu giống tràm cho 11 bản thuộc 3 xã Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà. Đồng thời tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh nhằm từng bước phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Phá thế độc đạo
Còn nhớ đợt mưa lũ tháng 10.2020, toàn khu vực trung tâm xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa) bị ngập nước hoàn toàn, có nơi ngập sâu 2m. Trụ sở UBND xã và các cơ sở như trường học, trạm Y tế, nhiều nhà dân đều bị ngập nước gây hư hại. Nhiều tài sản, gia súc, gia cầm bị cuốn trôi. Hầu hết diện tích sản xuất hoa màu bị vùi lấp. Xã hoàn toàn bị cô lập do tuyến giao thông duy nhất vào được địa bàn là đường Hồ Chí Minh nhánh Tây bị sạt lở nghiêm trọng. Công tác khắc phục hậu quả mưa lũ càng khó khăn gấp bội.
Để tháo gỡ khó khăn cho địa phương, Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ tỉnh Quảng Trị 100 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 để hoàn thiện 23km đường của dự án đường nối nhánh Đông với nhánh Tây đường Hồ Chí Minh. Việc hoàn thiện 23km đường của dự án đường nối nhánh Đông với nhánh Tây đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh chức năng phá thế độc đạo, tạo sự linh hoạt kết nối, thông tuyến khi xảy ra thiên tai, tuyến đường này khi hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội khu vực vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của tỉnh.
Chính quyền và người dân các xã Hướng Việt, Hướng Lập, Hướng Sơn, Hướng Phùng kỳ vọng việc hoàn thành tuyến đường sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh tại khu vực biên giới trọng yếu của tỉnh, đồng thời sẽ thúc đẩy ngành du lịch huyện Hướng Hóa phát triển hơn nữa trong tương lai gần.

Bảo vệ sinh kế
Sau những ngày lũ càn quét, tài sản quý nhất của gia đình anh Nguyễn Thọ Quốc ở thôn Bích Trung Nam (xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong) là 4 con bò. Là nông dân, ruộng đồng còn bị vùi lấp nên gia đình chỉ trông chờ vào những con bò này là nguồn thu chính. Những ngày cuối năm, thời tiết càng khắc nghiệt, mưa rét kéo dài, anh Quốc đã chủ động che chắn chuồng trại, không đưa bò ra ngoài chăn dắt để tránh mưa rét, ảnh hưởng đến sức khỏe đàn bò.
Anh Quốc chia sẻ: “Những ngày trời mưa rét, tôi không đưa bò ra chăn dắt bên ngoài mà chỉ nhốt bò trong chuồng. Bên cạnh đó, tôi cũng quan tâm dọn chuồng trại sạch sẻ, chuẩn bị thức ăn như rơm rạ, chuối băm nhỏ để cho bò ăn, đảm bảo sức khỏe để đàn bò phát triển tốt. Đợt lũ vừa qua, chuồng bò, thức ăn cho bò bị ngập nước. Sau khi lũ rút, gia đình tôi đã tiến hành rải vôi khử trùng, vệ sinh chuồng trại rất kỹ để hạn chế nguồn lây dịch bệnh cho đàn bò”.
Cũng như nhiều gia đình chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Triệu Phong, để bảo vệ sinh kế sau mưa lũ, hiện nay việc cấp thiết nhất là hạn chế dịch bệnh bảo vệ đàn gia súc. Là người có hơn 10 năm kinh nghiệm nuôi bò, ông Đoàn Công Trình, ở xóm Cồn, xã Triệu Long luôn chú trọng áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ đàn bò. Để đàn bò khỏe mạnh trong mùa động, ông luôn chú trọng sửa sang che chắn chuồng trại kín đáo, chuẩn bị đầy đủ nguồn thức ăn dự trữ cho đàn bò mỗi khi mùa mưa rét đến. Nhờ sự tích cực chủ động trong công tác phòng, chống rét và dịch bệnh nên đàn bò của gia đình ông luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.
Ông Trình cho biết: “Về mùa đông, tôi che chắn xung quanh chuồng thật kỹ. Nếu rét kéo dài thì phải đốt lửa sưởi ấm cho bò. Tôi còn xây thêm nhà tránh lụt cho bò, nên trong đợt lụt vừa qua, đàn bò của gia đình tôi luôn được an toàn”.
Hiện nay, toàn huyện Triệu Phong có tổng đàn gia súc trên 12.700 con, trong đó, đàn bò trên 10.000 con. Để đảm bảo cho đàn gia súc phát triển tốt, ngay từ đầu vụ đông, huyện Triệu Phong đã tập trung chỉ đạo các địa phương, các ngành hướng dẫn người dân tăng cường các biện pháp phòng, chống rét cho trâu bò, nhất là việc che chắn chuồng trại kín gió, chuẩn bị nguồn thức ăn bằng việc mở rộng diện tích trồng cỏ, tận dụng các phụ phẩm trồng trọt như thân cây lạc, rơm rạ, cây chuối để tích trữ làm thức ăn trong mùa Đông, không chăn thả trâu bò trong những ngày rét đậm, rét hại, tránh không để tình trạng trâu bò chết do đói, rét.
“Sau mưa lũ Trạm tiến hành rải vôi khử trùng chuồng trại tiêm phòng vắc- xin cho đàn gia súc nhằm hạn chế phát sinh các loại dịch bệnh sau mưa lũ. Còn hiện nay đã triển khai đến UBND các xã phương án chủ động phòng chống rét cho trâu bò. Bảo vệ đàn vật nuôi tạo nguồn sinh kế để người dân vượt qua khó khăn sau mưa lũ.”
Lê Thanh Sơn, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y Triệu Phong.
Trúc Phương – Đan Tâm
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụi
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻ
-
Huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sách
-
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử
- [Infographics] Việt Nam xuất siêu 9,8 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm
- Nuôi chó dữ: Không cấm cũng chẳng quản, cộng đồng bất an đến bao giờ?
- Trung bình doanh nghiệp mất 32,2 giờ để thực hiện 1 thủ tục về đất đai
- Từ ngày 3- 6/6 sẽ diễn ra Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa năm 2023
- Khẩn trương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
- Chủ tịch nước biểu dương các 'gương mặt vàng' của Thể thao Việt Nam tại SEA Games 32
- Lãnh đạo tỉnh Bình Phước thăm và làm việc tại New Zealand
-
Nghề dệt thổ cẩm - lưu giữ giá trị văn hóa đặc trưng của người Pà Thẻn(Tapchinongthonmoi.vn) - Pà Thẻn là tộc người có lịch sử cư trú khá lâu đời ở vùng đất biên cương Hà Giang, hiện nay đồng bào còn giữ được nhiều phong tục, tập quán độc đáo như lễ nhảy lửa, cưới hỏi, lễ tết. Đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm tạo ra những bộ trang phục với nhiều hoa văn, họa tiết cầu kỳ mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Pà Thẻn.
-
Phiên họp Chính phủ tháng 5: Các địa phương thông báo hàng loạt chỉ số, tín hiệu tích cựcTại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đã thông báo nhiều tín hiệu, số liệu tích cực trên các lĩnh vực, cho thấy tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 tiến triển tích cực với nhiều lĩnh vực cải thiện hơn so với tháng 4 và tính chung 5 tháng, tình hình có nhiều điểm sáng.
-
Học Bác để trở thành cán bộ gương mẫu, vì dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Chị Phạm Thị Nhị - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Xuân (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được tỉnh ủy Thanh Hóa lựa chọn để biểu dương vì có thành tích trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức trong tháng 5/2023 tại Thanh Hóa và sẽ tham gia triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” năm 2023 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.
-
Sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện để chăm lo sức khoẻ cho nhân dân tốt hơnNgày 1/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe Bộ Y tế báo cáo dự thảo Đề án tổng thể sắp xếp lại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (Đề án), với sự tham dự của lãnh đạo một số bộ ngành, địa phương.
-
Phát hiện gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng giả dán mác quốc tếGần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi là hàng giả được "ra lò" tại một căn nhà cấp 4 ẩm thấp nằm sâu trong thôn Cao Sơn (xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội), vừa bị lực lượng quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an huyện Chương Mỹ phát hiện.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đảnSáng 2/6, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023.
-
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaNgày 1/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụiThông tin từ lãnh đạo xã Thanh Hóa cho biết đã có nhiều đoàn thể cũng như bà con lối xóm đến động viên gia đình khi ngôi nhà làm bằng gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
-
Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam ÁKinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao vùng vải thiều Thanh HàNgày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"