Đại Lộc nỗ lực về đích huyện nông thôn mới năm 2025
Là vùng “rốn lũ” của tỉnh Quảng Nam, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, cùng với nỗ lực trong công tác quy hoạch, việc đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện sinh hoạt và sản xuất, các thiết chế văn hóa, xã hội nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân... đã được huyện triển khai hiệu quả.
Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, đến nay, kết cấu hạ tầng thiết yếu của huyện đã được đầu tư đồng bộ; lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường có chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị được củng cố; quốc phòng, an ninh trật tự xã hội cơ bản được giữ vững. Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, nâng cao chất lượng - hiệu quả sản xuất. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi đúng hướng, một số cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, ông Lê Văn Quang, chia sẻ, việc triển khai đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông theo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình kiên cố hóa đường Đường huyện và giao thông nông thôn, là chủ trương lớn, hợp lòng dân, đã được các cấp, các ngành và các địa phương trong huyện triển khai thực hiện tích cực với quyết tâm cao. Đồng thời, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, phát huy được tính tự chủ, khơi dậy nội lực trong nhân dân với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, bằng việc làm cụ thể: Hiến đất, tháo dỡ, di dời tường rào. Nhữngviệc làm này đã lan tỏa khắp trên địa bàn huyện, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp và đem lại nhiều kết quả đáng phấn khởi.
Các cơ chế, chính sách được ban hành rõ ràng và đầy đủ, tỷ lệ hỗ trợ ngân sách tỉnh cho các công trình tương đối phù hợp. Quy chế quản lý xây dựng được chuẩn hóa, phù hợp với các quy định. Công tác quản lý chất lượng được chú trọng; kế hoạch hàng năm được quản lý chặt chẻ, đảm bảo tiến độ công trình, không phát sinh nợ, công trình hoàn thành được quyết toán kịp thời, thanh toán dứt điểm.
Theo Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện đã chỉ đạo các ban, ngành của huyện, địa phương tăng cường chỉ đạo tập trung tháo gỡ, giải quyết các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư đối với các dự án giao thông trọng điểm của tỉnh trên địa bàn huyện, tạo điều kiện tốt nhất để chủ đầu tư dự án hoàn thành công trình, dự án theo kế hoạch đề ra. Đó là dự án đường nối Quốc lộ 14H đến ĐT 609C (trong đó có cầu Sông Thu), đường nối ĐT 609c đến Quốc lộ 14B (trong đó có cầu Ân Bình), cầu Vân Ly và dường dẫn, cầu Hội Khách; đã và đang hoàn thành. Thời gian tới, sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông liên vùng, kết nối huyện Đại Lộc với các huyện lân cận.
Cùng với hạ tầng giao thông, lưới điện quốc gia cũng đã phủ kín toàn huyện. Trong 10 năm qua, ngành điện đã đẩy mạnh đầu tư lưới điện nông thôn, gồm 136 km đường dây hạ thế, 620km đường dây trung thế và 103 trạm biến áp, với tổng vốn đầu tư trên 162 tỷ đồng, để triển khai 72 hạng mục phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất tập trung của huyện. Lưới điện hoàn đã chỉnh góp phần làm bộ mặt nông thôn thay đổi từng ngày, là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và ngành nghề dịch vụ nông nghiệp, đồng thời cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của các hộ dân nông thôn.
Mạng lưới y tế huyện gồm có Trung tâm Y tế huyện, Phòng khám Đa khoa Khu vực vùng A, 18 trạm y tế của các xã, thị trấn. Trong những năm qua, việc khám và điều trị bệnh cho nhân dân ở các trạm y tế, Phòng khám Đa khoa Khu vực vùng A được đảm bảo, dần nâng cao chất lượng. Trên 95% trẻ em được tiêm vắc xin phòng chống các bệnh nguy hiểm, hạn chế tối đa dịch bệnh xảy ra, công tác dân số, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, bệnh lao... được triển khai hiệu quả. Các cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế, Phòng khám Đa khoa Khu vực vùng A, Trạm y tế các xã, thị trấn, được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Cùng với đó, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cụm ngành nghề nông thôn... không ngừng được đầu tư mở rộng. Mục tiêu đến năm 2025, có từ 8 đến 10 cụm công nghiệp, với tổng diện tích hơn 334 ha được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo đủ điều kiện thu hút đầu tư sản xuất, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp đạt 80%.
Song song với phát triển công nghiệp, công tác liên kết sản xuất giống được các địa phương ký kết với các Công ty, HTX vận động bà con nông dân đăng ký sản xuất các loại giống lúa, giống bắp. Năm 2023-2024 các địa phương liên kết sản xuất lúa giống với diện tích 1.617 ha. Việc liên kết sản xuất giống cây trồng trên địa bàn huyện tiếp tục được quan tâm mở rộng; sản xuất giống đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tạo điều kiện đưa nhiều giống mới, giống tốt vào sản xuất theo quy mô sản xuất hàng hóa có giá trị ngày càng cao.
Bên cạnh những kết quả này, trong hành trình trở thành huyện Nông thôn mới vào năm 2025, Đại Lộc vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế cần giải quyết triệt để.
Theo lãnh đạo huyện Đại Lộc, nguồn lực đầu tư còn chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi đó, việc lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác còn hạn chế, chưa đồng bộ.
Năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa còn thấp, tính cạnh tranh chưa cao; nguồn lực đầu tư cho các dự án liên kết chuỗi trong sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu của các địa phương, mới thực hiện trên giống lúa, các loại cây trồng khác còn hạn chế nên tình trạng "được mùa mất giá" còn phổ biến; thu nhập và đời sống của một bộ phận nhân dân còn thấp, sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu ngày còn khắc nghiệt và bất thường.
Để đến năm 2025, có 17/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 8 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và huyện Đại Lộc đạt chuẩn huyện nông thôn mới, huyện Đại Lộc đang quyết liệt thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền để nâng cao hơn ý thức tự giác, tự chủ của người dân, nhân rộng các điển hình, kinh nghiệm hay về xây dựng NTM. Tổ chức tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm, tạo phong trào thi đua rộng khắp giữa các địa phương, thôn xóm, hộ dân. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhất là phương pháp điều hành, hiểu sâu và thực hiện tốt các tiêu chí theo Bộ tiêu chí mới, xã NTM kiểu mẫu, huyện nông thôn mới, cơ chế, chính sách mới.
Tiếp tục nâng cấp, chỉnh trang các thôn, xác định rõ và tập trung cao cơ cấu lại sản xuất vườn hộ theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giá trị gia tăng sản phẩm từ vườn. Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn hộ ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất; cải tạo đất nâng cao hiệu quả sản xuất; xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất VietGAP tạo sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc; xây dựng hàng rào xanh kinh tế; xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản phù hợp với lợi thế từng vùng miền; hình thành các tổ nhóm liên kết sản xuất; kêu gọi các doanh nghiệp vào liên kết sản xuất với các hộ dân theo chuỗi giá trị. Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lộ trình trở thành huyện Nông thôn mới vào năm 2025.
Trong buổi làm việc với lãnh đạo huyện Đại Lộc vào cuối năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Trần Anh Tuấn, nhấn mạnh, bên cạnh việc phát huy những kết quả đạt được, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai lồng ghép các chương trình mục tiêu vào chương trình xây dựng nông thôn mới và bổ sung các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Trung ương, qau đó hỗ trợ Đại Lộc khắc phục những tiêu chí chưa đạt, ưu tiên nguồn lực cho các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu chưa được bố trí đủ vốn, nhằm thực hiện có hiệu quả các tiêu chí còn lại để đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam gợi ý, trong năm 2025, cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực gắn với hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, nâng cao giá trị gia tăng, tập trung sản xuất liên kết chuỗi với các sản phẩm chủ lực, xây dựng sản phẩm OCOP mới và mở rộng nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất các sản phẩm OCOP. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, gắn với việc chỉnh trang, xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực sự làm chủ trong xây dựng nông thôn mới.
Với sự vào cuộc quyết liệt, đầy tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân, Đại Lộc - quê hương cách mạng kiên cường trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, đang tự tin vượt qua những khó khăn, thử thách, quyết liệt thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đưa vùng quê “rốn lũ” thay đổi một cách toàn diện, vững vàng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cùng tỉnh Quảng Nam và cả nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Tết mới với những điều đặc biệt ở Làng Nủ -
Xây dựng nông thôn mới nâng cao đời sống cho người dân -
Tháo gỡ điểm nghẽn giúp nông thôn mới về đích đúng hẹn -
3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao
- Phát huy vai trò của đảng viên cao niên trong xây dựng nông thôn mới
- Bắc Giang công nhận thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu năm 2024
- Bạc Liêu sẽ xóa nhà tạm, dột nát cho 1.760 hộ nghèo
- Nghệ An: Những đổi thay từ thành quả xây dựng nông thôn mới
- Cần Thơ vượt chỉ tiêu xã nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao
- Bạc Liêu triển khai tích cực công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
- Huyện Văn Yên (Yên Bái) và huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đạt chuẩn nông thôn mới
-
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của ĐảngTrong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
-
Nông dân Thái Nguyên vững tin bước vào kỷ nguyên mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Xuân Ất Tỵ đã về trên quê hương cách mạng Thái Nguyên, mùa Xuân mới đang mở ra với bao niềm tin và khát vọng... Nông dân Thái Nguyên sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, sau 1 năm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân (ND) Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028) và Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên lần thứ IX (nhiệm kỳ 2023-2028).
-
Một số nhiệm vụ và giải pháp xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên. Ngày 19/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) đối với một số nhóm sản phẩm, hàng hóa trong nước”; trong đó có nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, thuốc chữa bệnh.
-
Nuôi bò sữa, chi hội trưởng nông dân thu tiền tỷ(Tapchinongthonmoi.vn) - Chị Tạ Thị Năm - Chi hội trưởng nông dân thôn Mồ Đồi, xã Vân Hoà, huyện Ba Vì (Hà Nội) là người đầu tiên ở xã Vân Hòa khởi xướng mô hình nuôi bò sữa. Hiện tại, chị đang chăn nuôi đàn bò sữa lớn nhất xã với tổng số 62 con cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Chị cũng là nữ nông dân duy nhất của Thủ đô được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.
-
Đại Lộc nỗ lực về đích huyện nông thôn mới năm 2025Huyện Đại Lộc (Quảng Nam) gồm 17 xã và 1 thị trấn. Huyện đã và đang thực hiện quyết liệt các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của mình, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2025, trong đó có 8 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và thị trấn Ái Nghĩa đạt 6/9 tiêu chí chuẩn đô thị văn minh.
-
Chăm chút từng hạt cà phê đặc sảnCà phê đặc sản được trồng ở những nơi có khí hậu rất đặc biệt, sau đó từng hạt cà phê chín được lựa chọn kỹ càng để hái, rửa, phơi, chọn lọc, rồi đến các công đoạn ủ lên men… Đó là cả sự kỳ công khi làm cà phê đặc sản.
-
Độc đáo phiên chợ Âm dương ở Bắc NinhTối 1/2/2025 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), tại khu phố Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh diễn ra lễ khai hội làng Xuân Ổ - phiên chợ Âm dương.
-
Đình làng Mai Động rộn ràng tiếng trống vật mùa XuânĐã thành truyền thống từ hàng ngàn năm nay, Lễ hội vật truyền thống làng Mai Động được tổ chức từ ngày mùng 4 đến mùng 7 tháng Giêng. Được xem là đất tổ của vật, nên mỗi dịp diễn ra, Lễ hội vật làng Mai Động luôn thu hút nhiều đô vật đến từ nhiều lò vật nổi tiếng của Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc về tranh tài. Không chỉ tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam, Hội vật làng Mai Động còn là một ngày hội lớn của nhân dân cửa ngõ phía Nam Thủ đô Hà Nội.
-
Thái Bình: Đông đảo nhân dân nô nức trẩy hội chùa Keo mùa Xuân 2025Lễ hội chùa Keo mùa Xuân năm 2025 diễn ra từ ngày 1-5/2 (tức mùng 4 đến mùng 8 tháng Giêng); đây là năm thứ 2 lễ hội được tổ chức trong 5 ngày thay vì 1 ngày mùng 4 tháng Giêng như mọi năm trước đây.
-
Hành trang để đưa cách mạng Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mớiMùa Xuân Ất Tỵ năm 2025 đánh dấu mùa Xuân thứ 95 trên hành trình xây dựng và phát triển của Đảng, cũng là giai đoạn bản lề để đất nước bước vào một kỷ nguyên mới-kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
3 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa -
4 2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây -
5 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo