Đoàn công tác Bộ NN&PTNT kiểm tra tình hình sạt lở tại 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25-26/9/2019, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu Đoàn công tác T.Ư đi kiểm tra tình hình sạt lở đang diễn ra tại bờ biển hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang.
Cà Mau cần ngay 947 tỷ đồng để ứng phó khẩn cấp
Tại Cà Mau, Bộ trưởng đã có chuyến khảo sát 2 bờ Đông – Tây của tỉnh này. Ở tuyến bờ biển Đông, 3 huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển do chưa được xây dựng tuyến đê, nên nhiều năm qua biến đổi khí hậu kết hợp triều cường, nước biển dâng, đã kéo hàng ngàn hecta rừng phòng hộ xuống biển. Ở các cửa sông lớn đổ ra biển, do biến đổi khí hậu – nước biển dâng, triều cường lên cao tạo thành dòng chảy mạnh làm xoáy lở đất.
Ở nhiều nơi giao nhau ở các tuyến sông, đã xảy ra tình trạng sụp, sạt lở đất nghiêm trọng làm hư hại, phá hủy nhiều nhà cửa người dân, công trình công cộng. Mới đây, Cà Mau đã ban bố tình hình khẩn cấp sạt lở bờ biển Đông và bờ sông tại 8 vị trí xung yếu, cấp bách với trên 25km cửa biển, bờ biển và hơn 1,2km bờ sông. Đồng thời, có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hỗ trợ kinh phí để xử lý cấp bách với số tiền trên 947 tỷ đồng.
Ông Lê Văn Sử – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đây là những vị trí có tốc độ sạt lở rất nghiêm trọng, bình quân mỗi tháng khoét sâu vào bên trong khoảng 80-100m/tháng. Do đó, số tiền 947 tỷ đang là nhu cầu khẩn cấp nhằm ngăn chặn sạt lở, bảo vệ đất, bảo vệ tài sản nhân dân, công trình công cộng, nhất là tại cửa biển Vàm Xoáy, Rạch Gốc, Kênh Năm, Hố Gùi…
Đối với bờ biển Tây, dù một số đoạn đê vừa được nâng cấp và xây dựng kiên cố, nhưng nhiều đoạn đã sạt lở nghiêm trọng, tỉnh cũng đã phải ban bố tình huống khẩn cấp, sử dụng lực lượng quân đội kè hộ đê mới cơ bản ổn định. Tuy nhiên, nguy cơ vỡ đê biển Tây vẫn đang hiện hữu. Tại những nơi chưa có hệ thống đê mới, đai rừng phòng hộ đang bị phá hủy nghiêm trọng, sóng biển đã tiến sát vào vùng sản xuất của người dân. Vì vậy, UBND tỉnh cũng vừa trình T.Ư xin hỗ trợ vốn 73,9 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các dự án, công trình cấp bách, trọng điểm đang bị sạt lỡ, đê sắp vỡ.
Đánh giá thực trạng, Bộ trưởng cho rằng, bờ biển Cà Mau bị ảnh hưởng nặng nề nhất so với 28 tỉnh, thành ven biển cả nước trước tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Hoan nghênh Cà Mau đã chủ động trong thực hiện các giải pháp công trình ứng phó thiên tai vùng ven biển.
Tuy nhiên, tiến độ giải ngân các nguồn vốn cho đầu tư, hỗ trợ Cà Mau cũng như các tỉnh ĐBSCL còn chậm, chưa đạt yêu cầu. Vì vậy, Bộ và tỉnh cần chủ động trong áp dụng các vấn đề liên quan đến cơ chế, thủ tục theo hướng khẩn cấp, vì sạt lở đang đến hồi nguy cấp, không thể chờ. Chậm ngày nào thì chúng ta tiếp tục mất rừng, mất đất, mà việc khôi phục lại cần có thời gian và tốn kém về nguồn lực. Cần thiết phải chủ động di dời, tái định cư cho người dân mới mong giải quyết căn bản, bởi nguy cơ sạt lở luôn tiềm ẩn, gây thiệt hại lớn đến tài sản, kể cả tính mạng người dân. T.Ư tiếp tục xem xét, ưu tiên sử dụng các nguồn để hỗ trợ đầu tư kè bảo vệ các tuyến dân cư đông đúc, nguy cơ sạt lở cao.
Kiên Giang cần gấp 333 tỷ đồng để đối phó sạt lở
Tại Kiên Giang, đoàn công tác đi khảo sát tuyến đê biển bị sạt lở tại Hòn Quéo, xã Thổ Sơn huyện Hòn Đất; Mũi Rãnh, huyện An Biên. Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh hiện có 80/200km bờ biển đang bị sạt lở nặng, trong đó có nhiều đoạn sạt lở rất nghiêm trọng.
Nặng nhất ở 3 vị trí, với tổng chiều dài 15,7km UBND tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp, phải cần gấp 333 tỷ đồng để xử lý khẩn cấp là: Khu vực Mũi Rãnh (huyện An Biên) 5km, Xẻo Nhàu 7km, và Kim Quy đến Tiểu Dừa (huyện An Minh) 7km. Đây là nguồn vốn từ khoản 10.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ và vốn dự phòng đầu tư công trung hạn 2016-2020.
Tại các khu vực khẩn cấp, UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp an toàn cho đời sống, sản xuất của người dân trong khu vực sạt lở; cắm biển báo, khoanh vùng sạt lở bờ biển và đê biển đe dọa trực tiếp đến tính mạng người dân và sản xuất nông nghiệp; khẩn trương khảo sát, tham mưu đề xuất phương án, giải pháp xử lý tình trạng sạt lở, vận động người dân di dời đến nơi an toàn.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang còn có các vị trí sạt lở rất nghiệm trọng đặc biệt nguy hiểm khác với tổng chiều dài 62,6km cần đến 659 tỷ đồng để xây dựng công trình ngăn chặn sạt lở. Đó là khu vực Thứ Nhất – Xẻo Quao (An Biên), với chiều dài 15km; khu vực Chủ Vàng – Mười Thân (An Minh), chiều dài 4km; và một số đoạn thuộc huyện Kiên Lương như: Khu vực chùa Vạn Hòa vòng qua Mũi Dừa (chiều dài 3km), Bãi Nam (0,2km), Xoa Ảo – Mũi Ông Cọp (0,4km), Hòn Trẹm (0,8km), Bãi Cát Xì (0,2km).
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, ở khu vực huyện Hòn Đất có 25km đê biển bị sạt lở ở mức nguy hiểm, cần phải làm kè bảo vệ, với tổng số vốn kiến nghị đầu tư là 625 tỷ đồng. Cùng ngày, đoàn cũng đã đến kiểm tra vị trí xây dựng cống điều tiết nước, ngăn mặn Cái Lớn, Cái Bé thuộc xã An Bình, huyện Châu Thành.
Hoàng Quân
-
Sắp xếp bộ máy: Trong thời hạn 5 năm, giảm số lượng cấp phó theo quy định chung -
Đẩy mạnh Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 -
Tin vui nông sản Việt: Chanh leo Việt Nam sẽ lần đầu tới thị trường Mỹ trong năm 2025 -
Trách nhiệm của truyền thông với nguy cơ an toàn thực phẩm
- Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học”
- Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi
- Đưa 3 công trình thủy lợi vào danh mục liên quan đến an ninh quốc gia
- Xuất khẩu thủy sản lập kỷ lục tự tin cán mốc 10 tỷ USD
- Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt”: Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống xưa
- Nghiên cứu đề xuất giảm 4 cơ quan Đảng thuộc Trung ương, 5 bộ và 2 cơ quan thuộc Chính phủ, 4 uỷ ban của Quốc hội
- Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
-
Sắp xếp bộ máy: Trong thời hạn 5 năm, giảm số lượng cấp phó theo quy định chungTheo Bộ Nội vụ, bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng cấp phó theo quy định chung trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án sắp xếp bộ máy).
-
Tinh gọn bộ máy: Sự hy sinh phải đi kèm với công bằng, hợp lýTheo ý kiến chuyên gia, nếu sự hi sinh quyền lợi cá nhân là điều cần thiết để cải cách bộ máy hành chính, thì điều quan trọng là phải có chính sách hỗ trợ hợp lý. Cán bộ, công chức, viên chức không chỉ hy sinh vì lợi ích của tập thể mà phải cảm nhận được sự công bằng và sự chăm lo từ phía Nhà nước.
-
Thị trường chứng khoán có cú đảo chiều ngoạn mụcTuần trước, VN-Idex đã có tuần giao dịch đầy biến động với điểm nhấn là phiên tăng mạnh ngày 5/12/2024. Đây là phiên tăng điểm bứt phá đầu tiên với thanh khoản đột biến sau hơn 10 phiên giao dịch từ nỗ lực hồi phục và tạo đáy đầu tiên. Sắc xanh lan tỏa và dòng tiền tham gia mạnh mẽ ở nhiều nhóm ngành. Khối ngoại đảo chiều mua ròng, đồng pha với diễn biến tích cực của chỉ số trong ngắn hạn.
-
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt NamTheo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam đạt 67.802 tấn, tăng 41,1% và chiếm 28,8% tổng lượng xuất khẩu.
-
Đẩy mạnh Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng ban hành, theo đó các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được phân giao đến từng bộ, ngành, địa phương.
-
Những lưu ý về xử lý khi người lao động vi phạm kỷ luật lao độngĐể giúp người lao động có kiến thức hiểu biết về một số luật trong lao động khi làm việc tại các Công ty. Chuyên gia lĩnh vực lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội sẽ giải đáp một số câu hỏi của các bạn đọc gửi về Tạp chí Nông thôn mới như sau:
-
Tin vui nông sản Việt: Chanh leo Việt Nam sẽ lần đầu tới thị trường Mỹ trong năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã hoàn tất quá trình đàm phán kỹ thuật, chuyển sang thực hiện các thủ tục pháp lý cho phép nhập khẩu chanh leo Việt Nam vào thị trường Mỹ, dự kiến sản phẩm sẽ "bay" sang Mỹ ngay trong năm 2025.
-
Mô hình "Vườn mẫu về phát triển cây ăn trái" tại xã Quảng NgãiĐể khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cũng như tạo điều kiện giúp bà con học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, ngành Nông nghiệp huyện Cát Tiên (nay là huyện Đạ Huoai), tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng mô hình vườn mẫu trên địa bàn toàn huyện.
-
Bón phân Văn Điển – giải pháp âm thầm vun đắp giá trị cho cây “vàng đen tỷ đô” ở Tây NguyênTheo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, chăm bón cây hồ tiêu ở Tây Nguyên bằng các sản phẩm phân bón Văn Điển trong giai đoạn ra hoa và đậu quả sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh, nâng cao năng suất chất lượng hồ tiêu – cây được mệnh danh là “vàng đen”, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho nhà nông Tây Nguyên.
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội