Đối phó với mùa nắng nóng ở Hà Tĩnh: "Mách nước" giúp người chăn nuôi giảm áp lực
Sự cố điện gây thiệt hại lớn
Mỗi lần nghe thông báo mất điện, chị Đinh Thị Lĩnh, chủ trang trại hơn 5.000 con gà lấy trứng ở thị xã Hồng Lĩnh lại thở dài lo lắng. Theo chị Lĩnh, năm nào cũng vậy, vào mùa nắng nóng thì tình trạng cắt điện luân phiên đều xảy ra nhiều hơn. Chỉ cần mất điện 30 phút, toàn bộ đàn gà có thể bị thiệt hại, chất lượng trứng giảm sút, mọi công sức coi như “đổ sông, đổ biển”.
Không có điện, hệ thống làm mát cho đàn vật nuôi không thể hoạt động, cũng không cấp được nước uống. Nghiêm trọng hơn, mất điện, quạt thông gió không hoạt động, nếu không phát hiện, can thiệp kịp thời, vật nuôi sẽ chết ngạt nhanh chóng.
Sự cố nêu trên đã xảy ra ở trang trại chăn nuôi gà khép kín quy mô lớn của gia đình anh Phan Văn Xuân, trú tại thôn 3, xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vào năm 2023 là một lời cảnh tỉnh đối với người chăn nuôi. Được biết, mặc dù trang trại có nguồn điện đảm bảo, hệ thống điện sau công tơ được thiết kế theo tiêu chuẩn chuồng nuôi hiện đại. Trang trại còn đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái nhà, có trạm biến áp chuyên dùng và đầu tư hệ thống máy phát để phòng khi bị mất điện.
Tuy nhiên, do sự cố quạt gió không được phát hiện kịp thời nên dẫn đến hậu quả là hơn 10.000 con gà (trọng lượng 2,7 - 3,2 kg/con) bị chết. Cụ thể, hệ thống điện ba pha cung cấp cho quạt làm mát bị mất một pha dẫn đến nhảy aptomat, toàn bộ 9 quạt trong chuồng nuôi ngừng hoạt động.
Anh Phan Văn Xuân chia sẽ: “Đáng tiếc là thời điểm đó, chỉ hệ thống quạt gió gặp sự cố còn hệ thống bóng đèn chiếu sáng vẫn hoạt động bình thường nên công nhân không phát hiện được. Từ khi xảy ra sự cố đến khi công nhân phát hiện kéo dài khoảng một giờ đồng hồ. Toàn bộ số gà bị chết đã đến kỳ xuất chuồng theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp liên kết, thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng”.
Cách sự việc trên chưa đầy một tháng, gia đình anh Nguyễn Huy Phố, trú tại thôn Thanh Mỹ, xã Thượng Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) cũng gặp sự cố tương tự. Hệ thống điện ba pha cung cấp cho quạt gió bị mất một pha khiến hệ thống ngừng hoạt động. Điều đáng tiếc, từ thời điểm xảy ra sự cố đến khi phát hiện khoảng từ 45 phút đến một giờ đồng hồ nên hơn 8.000 con gà bị chết, thiệt hại gần 1 tỷ đồng.
Anh Nguyễn Huy Phố, cho hay: “Trong điều kiện chăn nuôi khép kín, mật độ nuôi lớn, chỉ cần gặp sự cố về điện khoảng 15 phút là đã ảnh hưởng đến đàn vật nuôi. Nếu chúng tôi phát hiện sự cố và khắc phục kịp thời, nhanh chóng cấp điện trở lại thì sẽ không xảy ra thiệt hại nặng như vậy”.
Giảm nhiệt cho chăn nuôi bước vào mùa nắng nóng
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh, địa phương hiện có 261 cơ sở chăn nuôi tập trung, trong đó có 220 cơ sở chăn nuôi lợn, 15 cơ sở chăn nuôi gia cầm, 26 cơ sở chăn nuôi bò và nhiều cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ khác. Vào mùa nắng nóng, tình trang vật nuôi chết hàng loạt ở trang trại chăn nuôi công nghiệp do sự cố mất điện đã nhiểu lần xảy ra, phần lớn do các trang trại chủ quan, thiếu phương án đề phòng nên khi gặp sự cố nên đã không ứng phó kịp thời.
Để giảm nỗi lo cho người chăn nuôi trong mùa nắng nóng, nhất là vấn đề mất điện thường xuyên xảy ra, Trung tâm Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh đã có hướng dẫn, “mách nước” cho người chăn nuôi chủ động ứng phó.
Theo đó, chủ động cải tạo nâng cấp hệ thống chuồng trại. Với các trại chăn nuôi có chuồng nuôi khép kín cần kiểm tra và thực hiện nghiêm việc trực kỹ thuật, đề phòng mất điện hoặc các hệ thống làm mát trong chuồng nuôi bị trục trặc, lỗi kỹ thuật, không đảm bảo vận hành.
Đặc biệt, đối với hệ thống chuồng nuôi kín 100 % sử dụng hệ thống điện thì gần như bắt buộc phải đầu tư sử dụng hệ thống máy phát điện, động cơ phát điện để ứng phó khi hệ thống điện lưới trong khu vực bị cắt điện luân phiên. Bên cạnh đó, lắp đặt các hệ thống báo động tự động để kịp thời giải quyết, khắc phục các sự cố về kỹ thuật xảy ra.
Với chuồng nuôi bò sữa đảm bảo vận hành hệ thống chống nóng tự động trong chuồng nuôi cũng như trên mái, thường xuyên kiểm tra nguồn nước làm mát, hệ thống quạt điện để bò sữa luôn được mát. Nên lắp các hệ thống nước (bồn nước) trên cao để thuận tiện cho việc dùng vòi phun nước trong hệ thống chuồng và sân vườn kể cả khi mất điện vẫn sử dụng tạm thời được.
“Ngoài việc phòng sự cố mất điện, vệ sinh chuồng trại và xử lý môi trường xung quanh chuồng nuôi cần phải đảm bảo hàng ngày; Đảm bảo mật độ nuôi và chế độ vận động, tắm trải cho gia súc, gia cầm; Tăng cường chế độ dinh dưỡng, nước uống cho gia súc, gia cầm; Thực hiện nghiêm quy định về nhập giống tăng đàn, tái đàn và vận chuyển gia súc gia cầm trong thời điểm nắng, nóng, mất điện là một trong những nội dung hết sức quan trọng, người chăn nuôi cần tìm hiểu kỹ hướng dẫn để có phương án đảm bảo”, ông Phan Văn Hùng- Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh.
Được biết, do đã có dự báo trước nên hầu hết các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống nắng nóng cho đàn gia súc, gia cầm. Theo kinh nghiệm chăn nuôi của nhiều hộ dân, đặc tính sinh lý của trâu, bò là chịu nắng và nóng kém, vì vậy, trước tình hình thời tiết nắng nóng như những ngày qua, các hộ chăn nuôi gia súc đã chủ động tăng chế độ dinh dưỡng, nước uống. Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: Vệ sinh tiêu độc chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi; tiêm đầy đủ các loại vắc-xin cho đàn gia súc để tăng cường khả năng miễn dịch... Đồng thời, theo dõi, phát hiện sớm vật nuôi bị bệnh để cách ly, điều trị xử lý kịp thời, tránh lây lan ra diện rộng.
Thời tiết nắng nóng cũng làm vật nuôi như heo, gà, vịt chậm ăn, mất sức và dễ phát sinh nhiều loại bệnh, kéo theo vật nuôi chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, chi phí tăng. Chính vì vậy, những hộ chăn nuôi với quy mô lớn và nông hộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng đã giảm mật độ nuôi, thực hiện dọn vệ sinh chuồng trại và chủ động phương án phòng mất điện khi gặp sự cố, góp phần giảm áp lực cho chăn nuôi trong mùa nắng nóng.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm -
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô -
Hà Giang: Nuôi dê Bách Thảo - sinh kế lâu dài cho nông dân vùng cao
- Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi
- Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường”
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên vươn lên làm giàu
- Hội Nông dân Cà Mau hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vững
- Nghệ An: Tổ chức cho cán bộ và hội viên nông dân tham quan mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
Phân cấp, phân quyền tốt giúp tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máyNhiều câu chuyện vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước, những bất cập trong việc phân cấp, phân quyền cho thấy cần phải đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền, đi liền với đó là kiểm soát quyền lực.
-
Thủ tướng: Xây dựng những công trình thế kỷ, dứt khoát không để thiếu điện với tăng trưởng kinh tế 2 con sốSáng 8/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).
-
Phát huy giá trị di sản 'Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt'Ngày 7/12, tại Phủ Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định), Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kì 2024-2027.
-
Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vữngKết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp nuôi thủy sản.
-
Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dânXác định công tác chuyển đổi số có vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
-
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung raKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
-
Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”Chiều 6/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Họp báo công bố chương trình Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”.
-
Đưa đặc sản lên sàn thương mại điện tử - hướng phát triển bền vững của Gia LaiNhiều đặc sản của Gia Lai như cà phê, hồ tiêu, mật ong đã đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế thông qua thương mại điện tử. Sự kết hợp giữa phương thức thương mại truyền thống và hiện đại đã mở ra hướng đi bền vững cho nông sản Gia Lai.
-
Bài cuối: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luậtThời gian qua, tỉnh Sơn La đã đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật gắn với đời sống bà con các dân tộc thiểu số, qua đó, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội