Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Dự án nhà Phong Phú-Daewon-Thủ Đức: Những “sự cố” trong kế hoạch?

08:26 17/10/2018 GMT+7

Công ty Cổ phần (CTCP) phát triển nhà Phong Phú-Daewon -Thủ Đức sinh ra ngày 8/8/2008, trong khi đó công ty mẹ là Tổng CTCP Phong Phú -thành viên chiếm số cổ phần lớn nhất, lại sinh ra sau đó khá lâu (ngày 20/2/2009). Đâu là nguyên nhân của “sự cố” này?

Lịch sử hình thành

Theo thông tin giới thiệu của Tổng CTCP Phong Phú, đầu năm 2006, được sự chấp thuận của lãnh đạo Tập đoàn dệt may Việt Nam và Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), Phong Phú đã mạnh dạn xây dựng đề án chuyển đổi cơ cấu tổ chức thành Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Ngày 11/1/2007, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ra Quyết định số 06/2007/QĐ-BCN thành lập Tổng Công ty Phong Phú.

Từ năm 2007 – 2008, Tổng Công ty đã cổ phần hóa và chuyển đổi xong các hệ thống sản xuất. Tiếp theo lộ trình, với mục tiêu tự chủ hơn về nguồn vốn quản lý, tìm kiếm cơ hội để đa dạng hóa sản xuất, kinh doanh, Phong Phú đã triển khai cổ phần hóa Tổng Công ty mẹ và tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông lần đầu vào ngày 15/01/2009. Đáng chú ý, trong thời gian cổ phần hóa từ năm 2007 – 2008 lúc đó là Tổng Công ty Phong Phú đã vội vàng chuyển quyền đầu tư dự án “Xây dựng Tổ hợp văn phòng thương mại-Nhà ở cao tầng” sang CTCP phát triển nhà Phong Phú-Daewon-Thủ Đức với cái tên mới là “Dự án nhà Phong Phú-Daewon-Thủ Đức”.

Phối cảnh dự án

Theo thông tin từ Giấy chứng nhận đầu tư, thì CTCP phát triển nhà Phong Phú-Daewon-Thủ Đức được góp vốn từ 4 công ty và được cấp giấy đăng ký kinh doanh vào ngày 8/8/2008. Tuy nhiên, thành viên góp vốn chiếm số cổ phần lớn nhất là Tổng CTCP Phong Phú lại được sinh ra vào ngày 20/2/2009. Vậy khi góp vốn, Phong Phú được góp vốn với cái tên Tổng Công ty Phong Phú hay Tổng CTCP Phong Phú ?

Việc Tổng Công ty Phong Phú góp vốn với 3 công ty khác hình thành nên CTCP phát triển nhà Phong Phú-Daewon-Thủ Đức khi đang tiến hành cổ phần hóa sẽ không có gì đáng bàn nếu như phần vốn góp được đưa vào kế hoạch cổ phần hóa, bao gồm cả phần góp bằng tiền mặt lẫn phần góp bằng quyền phát triển dự án này.

Cũng có thể, trong khi cổ phần hóa, các cổ đông chính của Tổng Công ty Phong Phú đã đẩy quyền thực hiện dự án này sang một công ty con. Sau một thời gian dài không thực hiện được dự án mới tiến hành thu hút đầu tư, và CTCP phát triển nhà Phong phú-Daewon-Thủ Đức chính thức ra đời? (Về nội dung này PV làm rõ ở bài sau).

Những sự cố có tính toán?

Nói về những sự cố của dự án, đầu tiên cần nói về sự  “thăng trầm” của dự án, cụ thể về sự thay đổi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Trong vòng 7 năm, dự án này đã điều chỉnh 3 lần tính từ khi chủ đầu tư được cấp chứng nhận lần đầu từ năm 2008 – 2015.

Cụ thể, ngày 08/08/2008, UBND TP.Hà Nội cấp Giấy Chứng nhận đầu tư dự án số 011032000099. Chưa đầy 1 năm sau, ngày 05/06/2009, giấy chứng nhận này được điều chỉnh lần đầu. Theo quy định, nếu dự án không thực hiện trong vòng 5 năm sẽ bị thu hồi. Có lẽ, bởi lý do này, ngày 24/03/2015, dự án lại tiếp tục được UBND TP.Hà Nội điều chỉnh lần thứ 2 hay vì một lý do nào khác mà chỉ Chủ đầu tư mới biết?

Điều đáng chú ý, việc cấp, điều chỉnh chủ trương dự án này là Giấy Chứng nhận đầu tư dự án số 011032000099 ngày 8/8/2008 được cấp là để thay thế cho Giấy Chứng nhận đầu tư số 01121000094 do UBND TP Hà Nội cấp cho Tổng Công ty Phong Phú ngày 15/10/2007.
Khoan hãy nói về việc vì sao lại điều chỉnh dự án, nhưng trung bình khoảng hơn 1 năm, dự án lại “được” điều chỉnh một lần (bao gồm cả việc cấp giấy chứng nhận đầu tư thay thế của Tổng Công ty Phong phú), thì quả là “thăng trầm” cho dự án.

Nguyên nhân của những “sự cố” có thể do sự “vội vàng” các cơ quan quản lý, Cụ thể:Tổng Công ty cổ phần Phong Phú có mã số doanh nghiệp là 0301446006 do Sở Kế  hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 20/02/2009. Số vốn góp là 125.197.780.000 đồng (một trăm hai mươi năm tỷ, một trăm chín bảy triệu, bảy trăm tám mươi nghìn đồng), tương ứng 12.519.778 cổ phần, chiếm 45,98% vốn điều lệ. Trong đó 93.9111.950.000 đồng bằng quyền phát triển dự án tại 378 phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, theo giấy chứng nhận đầu tư số 01121000094 . Số tiền còn lại là 31.285.830.000đồng  được góp bằng tiền mặt.

CTCP phát triển nhà Thủ Đức góp 50.073.670.000 đồng, tương ứng 5.007.367 cổ phần, chiếm 18,39% vốn điều lệ bằng tiền mặt.

CTCP phát triển hạ tầng và công nghiệp sản xuất kinh doanh dệt may Việt Nam góp 31.285.830.000 đồng, chiếm 11,49% vốn điều lệ bằng tiền mặt.

Daewon Co.,Ltđ góp 65.730.200.000 đồng, tương ứng 6.573.020 cổ phần, chiếm 24,14% vốn điều lệ bằng tiền mặt.

Theo thông tin từ Tổng cục thuế, CTCP phát triển nhà Phong Phú-Daewon-Thủ Đức có mã doanh nghiệp là 010359873, và ngày chính thức hoạt động là ngày 8/8/2008. Tuy nhiên, ngày 8/8/2008 cũng là ngày UBND TP.Hà Nội cấp Giấy Chứng nhận đầu tư số 0110032000099 thay thế cho Giấy Chứng nhận đầu tư số 01121000094 của Tổng Công ty Phong Phú ngày 15/10/2007. Có lẽ, đầu cầu TP.HCM ký còn “ướt mực” thì đầu cầu Hà Nội đã vội vàng ký quyết định thay thế Giấy Chứng nhận đầu tư.

Đáng chú ý, đây là giấy chứng nhận thay thế chứ không phải là giấy điều chỉnh cho dự án này. Và trong thời gian này Tổng công ty Phong Phú đang tiến hành cổ phần hóa? Và dự án này chỉ có thời hạn là 50 năm, tính từ ngày 15/10/2007.

Thanh Lương