Thanh Hóa: Người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác thải
Dân chưa đồng thuận
5 ngày trôi qua, hàng chục, có lúc lên đến gần trăm người dân ở 5 thôn gồm: Thôn 1 Bình Hòa; thôn 3 Bình Hòa; thôn 5 Bình Hòa; thôn Bình Sơn và thôn Vinh (xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy) đã tập trung dựng lều, phản đối việc thi công bãi rác tại khu đồi Ba Mường thuộc thôn 5 Bình Hòa (xã Cẩm Bình).
Theo đó, sáng ngày 17/4 vừa qua, các cơ quan chức năng xã Cẩm Bình đã thuê máy xúc vào khu đồi Ba Mường, để khởi công xây dựng bãi rác tại vị trí được xác định từ trước. Tuy nhiên, khi máy xúc vào khu vực trên, đã gặp phải sự phản đối của người dân nơi đây. Họ lo khi bãi tập kết rác hoạt động, sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày; đồng thời vị trí bãi rác nằm ngay cạnh nghĩa địa, sẽ ảnh hưởng về mặt tâm linh đối với các ngôi mộ đang được chôn cất tại đây.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đó, người dân đã có đơn kiến nghị gửi cơ quan chức năng đề nghị không quy hoạch hoặc đầu tư xây dựng bãi tập kết rác ở nơi này, nhưng không được chấp nhận. Thậm chí, tại một số cuộc họp dân, người dân đã trình bày ý kiến không đồng ý việc xây dựng bãi rác tại vị trí này, nhưng không được lãnh đạo, chủ tọa cuộc họp tiếp thu. Tuy nhiên, theo nguyện vọng của người dân thì vẫn mong muốn có bãi rác thải, nhưng không phải tại vị trí này.
Bà Hồ Thị Nụ, người dân thôn 5 Bình Hòa cho biết, trước đó xã cũng đã họp lấy ý kiến người dân, khi đó ông Đỗ Văn Liên – Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình cũng đã khẳng định sẽ đứng về phía dân, khi nào dân đồng thuận mới làm. Và khi người dân đang trông chờ một cuộc họp có cả lãnh đạo xã, huyện, công an để ý kiến, nhưng khi cuộc họp đầy đủ các ban, ngành chưa diễn ra, người dân chưa đồng thuận, thì xã đã vội vàng cho khởi công xây dựng bãi rác ngày 17/4, khiến nhiều người dân ở đây rất bức xúc.
“Là một người dân, chúng tôi rất muốn có được một nơi để tập kết rác cho sạch sẽ. Nếu bãi rác được xây dựng trên địa bàn xã Cẩm Bình, trước tiên người dân Cẩm Bình được hưởng đầu tiên, chúng tôi rất ủng hộ. Nhưng vị trí chọn làm bãi rác phải hợp lý, chứ làm ngay nơi an nghỉ của tổ tiên, tôi thấy không hợp lý. Bất cứ một công trình nào cũng sẽ có tác động, ảnh hưởng ít nhiều đến người dân, nhưng chính quyền cần cân nhắc làm sao đó để mức ảnh hưởng đến người dân thấp nhất. Tôi đồng ý vẫn có thể để bãi rác ở thôn 5 Bình Hòa, nhưng di chuyển ra khu vùng bãi cuối thôn, giáp với thị trấn Phong Sơn, ở đó cách xa khu dân cư và có đường vành đai, thuận tiện cho việc vận chuyển rác, tránh xe rác chạy qua khu dân cư gây ô nhiễm”, bà Hồ Thị Nụ bày tỏ.
Bà Phạm Thị Trường, thôn 5 Bình Hòa, cho biết, vị trí xã khởi công xây dựng bãi tập kết rác nằm ở chân núi Đá Bạc, vị trí cao hơn nhiều so với khu dân cư các thôn 1 Bình Hòa, thôn 3 Bình Hòa, thôn 5 Bình Hòa, thôn Bình Sơn và thôn Vinh, nên không chỉ luồng gió sẽ thổi mùi hôi thối xuống các thôn, mà nguồn nước cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Bà Nguyễn Thị Ngọc, thôn 5 Bình Hòa cho biết, cuối năm 2023 lãnh đạo xã đã về họp lấy ý kiến của người dân, nhưng hầu hết các ý kiến đều không đồng ý: “Nếu lãnh đạo làm đúng, ý Đảng, lòng dân thì chúng tôi đồng ý ngay. Nhưng tôi thấy lãnh đạo xã cho đặt bãi rác ở đồi Ba Mường là quá sát với nhà dân, rồi mùi hôi thối, rồi nhặng bay vào nhà chúng tôi làm sao sống nổi. Bãi rác ở xa, con ruồi bay xa mỏi cánh không đến được, chứ bãi rác gần thế này, chắc chúng tôi ăn cơm cũng phải mắc màn mất”, bà Nguyễn Thị Ngọc lo lắng.
Cùng quan điểm với các hộ dân trên, ông Triệu Văn Tài, thôn Bình Sơn cho biết: Mặc dù chính quyền đã quy hoạch làm bãi tập kết, xử lý rác nhưng ông thấy không hợp lý. Nếu bãi rác được làm xong và đi vào hoạt động, mùi hôi, ruồi nhặng và nguồn nước thải có thể chảy xuống phía dưới, ảnh hưởng tới khu dân cư. “Nhà tôi cách vị trí bãi rác chỉ 200m, nước thải có thể chảy xuống nhà, chứ chưa nói đến mùi hôi thối bốc vào. Ngoài ra, xung quanh đây là hàng trăm ngôi mộ, sẽ ảnh hưởng đến những người đã khuất. Vì vậy, chúng tôi đề nghị chính quyền nên tính toán lại, chọn nơi khác phù hợp hơn để đảm bảo cuộc sống cho dân”, ông Tài mong muốn.
Sẽ tìm nơi phù hợp
Được biết, Dự án này có tên là “Bãi tập kết và xử lý rác thải xã Cẩm Bình”, có vai trò tập kết và trung chuyển rác, không xử lý tại chỗ. Dự án có tổng kinh phí hơn 2,8 tỷ đồng, trong đó, huyện hỗ trợ 2,5 tỷ đồng, xã đối ứng hơn 300 triệu đồng. Theo thiết kế, bãi tập kết rộng 5.000m2, nằm hoàn toàn trên đất của gia đình ông Nguyễn Văn Quý, thôn 5 Bình Hòa. Trước đó, ngày 20/10/2023, gia đình ông Quý đã bàn giao đất, nhận đền bù hơn 116 triệu đồng để thực hiện giải phóng mặt bằng.
Ông Dương Văn Vân – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy) cho biết: "Chúng tôi đã khảo sát rất kỹ nhiều địa điểm, tuy nhiên, khu đồi Ba Mường vẫn là phù hợp nhất vì nằm trong rừng cây, cách khu dân cư trên 220m, mùi hôi vì thế cũng đỡ ảnh hưởng. Về chuyện nước thải, cũng chưa có căn cứ nào khẳng định khu vực làm bãi rác sẽ gây ô nhiễm nguồn nước của dân."
Trao đổi với chúng tôi, liên quan đến việc người dân tụ tập phản đối xã xây dựng bãi tập kết rác tại chân núi đá bạc, khu đồi Ba Mường, ông Đỗ Văn Liên – Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình cho biết, hiện huyện Cẩm Thủy chưa có bãi, nhà máy xử lý rác thải, mà mới chỉ có bãi rác chôn lấp tạm tại khu chân núi giáp tổ dân phố Đại Quang nhưng là để xử lý rác cho thị trấn Phong Sơn, chứ các xã khác người dân hiện vẫn đang tự xử lý chôn lấp.
“Việc người dân không đồng ý, phản đối việc xây dựng bãi tập kết rác thải tại đồi Ba Mường, chúng tôi đã báo cáo huyện và chờ ý kiến chỉ đạo. Hiện chúng tôi đang theo sát tình hình an ninh trật tự ở đây”, ông Liên cho biết.
Ông Triệu Văn Long, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Bình cho biết, để triển khai Dự án bãi tập kết rác thải tại thôn 5 Bình Hòa, khu đồi Ba Mường Hội đã vào cuộc tuyên truyền cho người dân hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước và của địa phương. Hiện nay còn có 5 hội viên chưa đồng thuận, tham gia phản đối; trên cơ sở những chủ trương, nghị quyết của cấp ủy, chính quyền, Hội sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động và tiếp tục nắm tâm tư, nguyện vọng của hội viên nông dân để có ý kiến kịp thời với các cơ quan chức năng ”, ông Long cho biết.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Viết Hoài – Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy cho biết, hiện vụ việc huyện đã nhận được báo cáo của xã Cẩm Bình và huyện cũng đã báo cáo lên tỉnh. “Vị trí xây dựng bãi rác này, huyện đã quy hoạch từ năm 2017 đến nay mới khởi công được. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa đồng thuận, chúng tôi đã báo cáo với lãnh đạo tỉnh; nhưng việc xây dựng bãi rác không hề đơn giản. Muốn xây dựng chỗ khác, lại phải quy hoạch, xin ý kiến của Hội đồng Nhân dân huyện, tỉnh sẽ mất rất nhiều thời gian, có khi phải mất vài năm mới triển khai được”, ông Phạm Viết Hoài cho biết.
Ông Hoài cho biết thêm, hiện Cẩm Thủy đang chuẩn bị Khởi công xây dựng Nhà máy xử lý rác thải tại khu vực giáp danh thị trấn Phong Sơn và xã Cẩm Vân. Khi Nhà máy xử lý rác thải đi vào hoạt động, sẽ xử lý 100% rác thải của người dân trên địa bàn, do đó việc xây dựng các bãi tập kết rác tại các xã là rất cần thiết.
- Sơn La: Tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận lại sản phẩm OCOP
- Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 2): Đổi thay vùng “rốn lũ”
- Tháo gỡ khó khăn đưa "nông thôn mới" về đích đúng hẹn
- An Giang, thêm một công trình dân sinh khánh thành trên xã nông thôn Vĩnh Lợi
- Nông thôn Ninh Bình hướng tới văn minh, hiện đại
- Chung sức đồng lòng đưa Nghi Phong đạt chuẩn nông thôn mớinâng cao
- Xây dựng nông thôn mới trong lòng Di sản Hoa Lư
-
Hội Nông dân tỉnh Bến Tre tổ chức ra mắt “Câu lạc bộ 5 nhà”Sáng ngày 2/11/2024 tại khu du lịch Làng Xanh tỉnh Bến Tre, Hội nông dân tỉnh đã có buổi ra mắt Câu lạc bộ (CLB) 5 nhà gồm Nhà nước – Nhà nông – Nhà báo - Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp và phát động phong trào đóng góp để phát triển “Quỹ hỗ trợ nông dân” trên địa bàn tỉnh.
-
Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc(Tapchinongthonmoi.vn) – Được xem là vùng “rốn lũ” của miền Trung, việc bảo vệ thành quả nông thôn mới (NTM) với Hà Tĩnh cũng chẳng khác hành trình xây dựng đầy gian nan, đích đến càng cao lại nhiều thách thức. Chính vì lẽ đó, người dân nơi đây xem thiên tai như là sự thử thách sinh tồn, để rồi trong gian khó tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên hiện diện càng rõ hơn và được ví như “điểm tựa” để vượt qua.
-
TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợpNgày 1/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP. Cần Thơ tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp vào Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, chủ trì hội nghị.
-
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóaThời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng được nhiều câu lạc bộ (CLB) bảo tồn những làn điệu dân ca các dân tộc, thu hút được sự quan tâm của người dân ở nhiều lứa tuổi.
-
Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hươngTỉnh Sóc Trăng có hơn 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Khmer chiếm trên 30%, người Hoa chiếm trên 5%.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây NinhNgày 01/11, tại tỉnh Tây Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức Lễ trao nhà Đại đoàn kết cho bà Nguyễn Thị Bọt, sinh năm 1953 là hội viên nông dân cư ngụ tại ấp Thuận Tâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệuMột trong những mặt hàng điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản là sầu riêng. Việt Nam và Trung Quốc lại vừa ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, mở ra dư địa xuất khẩu rất lớn cho sản phẩm này.
-
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phóTừ ngày 3 - 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm.
-
Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của HộiSáng ngày 1/11/2024, tại hội trường Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã diễn ra hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới.
-
Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn)- Tại Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, bà Trần Tuyết Minh đã ký công nhận sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu tỉnh Bình Phước năm 2024.
-
1 Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêm -
2 Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng" -
3 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
4 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
5 Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay