Đưa chăn nuôi nông hộ ra khỏi nội đô Hà Nội: Cần có hỗ trợ “thấu tình, đạt lý”
Trước thực trạng chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ khó kiểm soát dịch bệnh, Hà Nội đang tiến hành rà soát và tìm hướng nhằm sớm đưa các cơ sở chăn nuôi, chăn nuôi nông hộ ra khỏi nội thành. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, để làm được điều này cần phải có chính sách, quy định, mức hỗ trợ phù hợp cụ thể và cần phải có thời gian mới làm được.
Hạn chế dần chăn nuôi nhỏ lẻ
Dù liên tục bị dịch bệnh tấn công nhưng đầu tháng 6/2020, ông Phạm Thành Hưng ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) vẫn liều vay vốn mua 10 con lợn giống để tái đàn tiếp tục chăn nuôi. Vì theo ông Hưng, hai vợ chồng ông đều đã già yếu, không đủ điều kiện làm việc trong các khu công nghiệp nên chỉ còn cách ở nhà làm ruộng, chăn nuôi lợn. “Dù biết nuôi lợn ở khu dân cư không đảm bảo vệ sinh nhưng vì mưu sinh chúng tôi không còn cách gì khác”, ông Hưng bộc bạch.
Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, hiện quy mô chăn nuôi lợn của Hà Nội còn nhỏ lẻ, nên khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh. Hơn nữa, Luật Chăn nuôi đã được ban hành nhưng mới có hiệu lực nên việc kiểm soát hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bước đầu gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, do bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa có vắc xin, không có thuốc đặc trị dẫn tới khó kiểm soát, nguy cơ tái phát dịch bệnh trở lại rất cao.
Theo ông Đăng, trong thời gian vừa qua, ngành Nông nghiệp thành phố đã và đang tiến hành rà soát từng đối tượng vật nuôi để đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu phát triển từng vùng cũng như quy mô và sản phẩm chủ lực đáp ứng nhu cầu thị trường; giảm chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư.
“Về lâu dài, Hà Nội sẽ ban hành chính sách đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư và cấm chăn nuôi trong khu vực nội thành theo Luật Chăn nuôi. Ưu đãi các doanh nghiệp về thủ tục thuê đất, giải phóng mặt bằng mở rộng quy mô chăn nuôi; xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ để có nhiều sản phẩm thịt chế biến sâu; hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong xử lý môi trường bằng vi sinh, đệm lót sinh học”, ông Đăng khẳng định.
Theo tờ trình về việc xây dựng nghị quyết quy trình khu vực không được phép chăn nuôi và các chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội, tính đến tháng 5/2020, toàn thành phố có khoảng 207.587 cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm với hàng trăm con trâu, bò; hàng triệu con lợn; hàng chục triệu con gia cầm; hàng nghìn con dê.
Trong đó các phường thuộc các quận nội thành, 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây, các thị trấn thuộc 5 huyện ven đô (Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì) đề xuất không được phép chăn nuôi nhưng trên địa bàn vẫn còn 203.804 con gia súc, gia cầm/3.354 nông hộ, trang trại.
Nhiều vướng mắc
Đối với các phường thuộc các quận nội thành, 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây, các thị trấn thuộc 5 huyện ven đô, các khu đô thị được các cấp có thẩm quyền phê duyệt với số lượng chăn nuôi rất ít, hiệu quả kinh tế không cao, môi trường chăn nuôi ngày càng có nguy cơ ô nhiễm, khả năng dịch bệnh cao, có nhiều mối nguy cơ về mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này đã ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tác động không tốt đến sự phát triển đô thị.
Do đó, chăn nuôi trong đô thị kém hiệu quả, kém bền vững, gây ảnh hưởng đến môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. 3.354 nông hộ, trang trại chăn nuôi với khoảng 2.606 lao động; trong đó 1.033 nông hộ/2.06 lao động, 54 trang trại/540 lao động cần phải dừng hoạt động hoặc di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định.
Trao đổi về vấn đề này, nhiều chuyên gia, cán bộ làm chính sách cho rằng, vì thói quen và tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, nhất là ở những địa bàn rộng, dân thưa, từ làng lên phố… đã có từ rất lâu đời nên khi thực hiện chính sách di dời các cơ quan liên quan phải có chính sách hỗ trợ phù hợp.
Đặc biệt, hiện nay giá thịt lợn và gia cầm tăng cao, người chăn nuôi vừa qua đợt dịch tả lợn châu Phi đang cần tái đàn thì việc quyết định này cần được xem xét một cách cẩn trọng để phù hợp với thực tế cuộc sống. Chính vì thế mà chính sách cần phải hỗ trợ cởi mở, thấu tình đạt lý, chia sẻ với thiệt thòi của các hộ chăn nuôi.
Ông Vũ Thành Vĩnh, thành viên Hội đồng tư vấn Dân chủ – Pháp luật Hà Nội cho rằng, quy định này khá nhạy cảm, liên quan đến quyền lợi, việc làm, đời sống của một bộ phận người dân. Vì hầu hết người chăn nuôi tuổi đã cao, văn hóa thấp, nhiều năm làm nghề chăn nuôi nền việc chuyển đổi ngành nghề rất khó khăn.
“Hơn nữa, mức hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng/người khi di dời là quá thấp, không phù hợp với thực tế hiện nay. Nhiều gia đình, nguồn sống hằng ngày cũng như việc nuôi dạy, học hành của con cháu đang trông vào thu nhập từ chăn nuôi nay nếu dừng thì họ sẽ không biết làm gì…
Do đó, chính quyền cần quan tâm đến mong muốn chính đáng của người nông dân, và cần có chính sách cởi mở hơn, thực tế hơn để bà con ổn định cuộc sống”, ông Vĩnh kiến nghị.
Đồng quan điểm với ông Vĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, một Thủ đô văn minh, một Thủ đô hiện đại thì cần phải quy hoạch lại sao cho hợp lý và khoa học. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách cần phải xem xét cụ thể tâm tư, nguyện vọng của người nông dân vì họ chính là đối tượng bị tác động.
“Trước khi thực hiện chính sách này cần báo cáo tác động thiệt hại về kinh tế đối với người nông dân, người tiêu dùng cũng như báo cáo tác động sản xuất chung của Thành phố cả về kinh tế, cảnh quan môi trường và các tác động khác… ông Dĩnh góp ý.
Còn theo KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, các cơ quan liên quan cần làm rõ khái niệm chăn nuôi, chăn nuôi nhỏ lẻ và chăn nuôi tập trung.
“Trong dự thảo đề cập đến chăn nuôi gia súc, gia cầm bao gồm: Trâu bò, lợn gà, vịt, ngan, chim cút nhưng thực tế theo tiêu đề nghị quyết thì chăn nuôi không chỉ giới hạn hẹp như vậy.
Trong khi, khu vực nuôi động vật làm cảnh được xác định là đối tượng không áp dụng nghị quyết nhưng thực tế hiện nay khái niệm động vật nuôi làm cảnh không chỉ là gia súc, gia cầm như liệt kê mà còn đa dạng hơn và được nuôi để kinh doanh, giải trí, thư giãn trong một số khu nghỉ dưỡng…”, ông Nghiêm khẳng định.
“Hiện nay, với tổng đàn 1,2 triệu con lợn, để thực hiện mục tiêu tăng đàn lợn lên 1,8 triệu con là nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng Thành phố không thực hiện bằng mọi giá mà Hà Nội đã tập trung áp dụng các giải pháp tăng đàn có kiểm soát và có điều kiện cụ thể để hoàn thành mục tiêu này vào cuối năm 2020”.
Ông Nguyễn Huy Đăng – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội
Bài, ảnh: Trí Minh
- Người làm “cầu nối” nông dân và doanh nghiệp
- Tập huấn cho cán bộ, hội viên nông dân về sử dụng năng lượng tái tạo
- Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân
- Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ Hội cơ sở
- “Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội”
- “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ”
- “Cán bộ Hội phải hiểu biết sâu rộng, đa dạng và linh hoạt”
-
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ươngNgày 30/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao các quyết định.
-
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Sáng ngày 30/12 Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
-
Đổi thay ở vùng nông thôn mới Bạc LiêuQua 15 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông mới, đến nay tỉnh Bạc Liêu có 49/49 xã nông thôn mới, 22 xã nông thôn mới nâng cao, 8 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
-
Dự kiến cần 130.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách sau sắp xếp bộ máyBộ Nội vụ cho biết, dự kiến cần 130.000 tỷ đồng để thực hiện các chính sách, chế độ nêu trên do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Sôi nổi Ngày hội văn hóa dân tộc Mông ở vùng biên giới Điện BiênNgày 29/12, tại bản Na Ư, xã biên giới Na Ư, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), UBND huyện tổ chức khai mạc Ngày hội Giao lưu văn hóa dân tộc Mông lần thứ 5, năm 2024.
-
Vì sao nông dân Đắk Nông khó tiếp cận vốn ngân hàng?Chiều 27/12, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông thực hiện Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024, với sự tham dự của 200 nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu biểu đại diện cho hơn 63.000 nông dân trong tỉnh.
-
Chủ tịch Quốc hội: Thừa Thiên Huế phải đi tắt, đón đầu để phát triển kinh tế - xã hộiTrong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế phải đi tắt, đón đầu nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội.
-
Điện thăm hỏi vụ tai nạn máy bay tại Hàn QuốcĐược tin vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air xảy ra ngày 29/12/2024 khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương, cùng ngày Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện thăm hỏi tới Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện thăm hỏi tới Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ AnSáng 29/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ và tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.
-
Đối ngoại 2024 tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mìnhPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh các hoạt động đối ngoại trong năm qua được triển khai chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
1 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao