Gia Lai: “Phép vua” thua kẻ “kiên trì khiếu kiện”?
Mua được mảnh đất có nguồn gốc rõ ràng của ông Khut, làng Klok, xã H’Neng, huyện Mang Yang cũ, nay là huyện Đak Đoa nhưng khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ, ông Nguyễn Văn Truyền (cư trú tại 25 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa) lại bị một người khác tên là Võ Văn Tam (thôn 3, thị trấn Đak Đoa) dựa vào đơn xin cấp đất canh tác không đúng thực tế và đã bị chính quyền cấp xã hủy bỏ từ năm 1995 để… “nhảy vào” tranh chấp đất đai!
Mặt dù phòng Tài Nguyên & Môi trường, UBND huyện Đak Đoa đã cử cán bộ thẩm tra, xác minh cụ thể vụ việc; ông Lê Viết Phẩm, Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa cũng ra Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 02/05/2018 khẳng định quyền lợi chính đáng của người chủ mảnh đất hợp pháp này là ông Nguyễn Văn Truyền.
Thay vì thừa nhận sai sót của mình, ông Võ Văn Tam liên tục gửi đơn khiếu nại đến khắp nơi khiến sự việc càng kéo dài, gây bức xúc cho nhân dân lẫn chính quyền địa phương.
Dựa vào giấy tờ đã bị hủy bỏ để “nhảy vào” tranh chấp đất đai?
Ngày 01/05/2000 ông Nguyễn Văn Truyền có nhận chuyển nhượng của bà Hoàng Thị Lan (cư trú tại khóm 8, thị trấn Mang Yang, nay là thị trấn Đak Đoa), huyện Đak Đoa một lô đất tại thôn 4, xã H’Neng (cũ) nay là thị trấn Đak Đoa. Lô đất với diện tích 1,78ha có nguồn gốc ban đầu của ông Khut (Sinh năm 1911 hiện đã mất), sống tại làng Klok và bán qua nhiều người và cuối cùng được ông Truyền mua của bà Hoàng Thị Lan với số tiền 30 triệu đồng. Các cuộc chuyển nhượng trên đều được chính quyền UBND xã H’Neng (cũ) xác nhận cụ thể.
Tuy nhiên, đầu năm 2015, khi ông Nguyễn Văn Truyền làm thủ tục đăng ký cấp GCNQSDĐ thì bỗng dưng xuất hiện ông Võ Văn Tam, gửi đơn tranh chấp và cho rằng đây là mảnh đất vợ chồng ông bỏ công ra khai hoang, đồng thời xin cấp đất canh tác từ ngày 08/04/1994 (khoảng 2 tháng sau khi ông Tam đến đây đăng ký tạm trú). Đơn xin cấp đất canh tác này được ông Phạm Tự, nguyên Chủ tịch UBND xã H’Neng ký xác nhận.
Tuy nhiên theo tìm hiểu của PV Làng Mới, trên thực tế từ năm 1988, phòng Địa Chính huyện Mang Yang cũ có giao đất cho Công ty cao su Mang Yang để trồng cao su nhưng chỉ giao bên phía Đông và Tây mảnh đất này vì đây là đất canh tác của gia đình ông Khut, làng Klok. Điều này minh chứng thông tin mà ông Võ Văn Tam viết trong đơn khiếu nại gửi các cơ quan chức năng là hoàn toàn không đúng với thực tế vụ việc.
Mảnh đất mà ông Truyền mua hợp pháp nhưng ông Võ Văn Tam dựa vào đơn xin cấp đất không còn giá trị pháp lý để khiếu kiện suốt nhiều năm qua.
Bên cạnh đó, theo thông tin từ phòng Tài Nguyên & Môi trường huyện Đak Đoa: Năm 1995, ông Phan Chiến ở thôn 4, xã H’Neng có đơn xin đất trồng cây công nghiệp trên thửa đất đã ký xác nhận trước đó cho ông Võ Văn Tam. Vì vậy, khi ông Chiến đưa ra được giấy sang nhượng của chủ đất là ông Khut ở làng Klok, thị trấn Đăk Đoa nên ông Phạm Tự đã chỉ đạo ông Lê Hồng Khế, cán bộ Địa Chính xã đi kiểm tra, xác định đúng như thế nên ông Phạm Tự cùng các ban ngành xã H’Neng đã ra Quyết định thu hồi lại giấy xin cấp đất canh tác của ông Võ Văn Tam năm 1994.
Như vậy, có thể khẳng định ông Võ Văn Tam đã sử dụng giấy xin cấp đất canh tác không còn hiệu lực pháp lý để tranh chấp với người chủ đất hợp pháp là ông Nguyễn Văn Truyền.
Dùng thông tin giả để gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của công dân?
Trước vụ việc tranh chấp đất đai giữa ông Nguyễn Văn Truyền và ông Võ Văn Tam kéo dài suốt nhiều năm qua bất chấp dù từ ngày 15/10/2015, cơ quan CSĐT Công an huyện Đak Đoa đã ra thông báo kết quả điều tra khẳng định: “Về phần ông Võ Văn Tam căn cứ vào lời khai của và các tài liệu thu thập được cho thấy việc ông Tam khai mua đất của ông Khut là không có căn cứ, không đúng sự thật được thể hiện ông Tam khai có cùng ông Dương xuống nhà ông Khut mua đất, sau đó lại khai không có ông Dương đi cùng, về ông YƠP (con của ông Khut – PV) khai nhận không có việc ông Tam đến mua đất.”.
Khi việc ông Võ Văn Tam sử dụng văn bản không còn giá trị pháp lý để tranh chấp đất đai diễn ra suốt thời gian dài, sau thời gian chỉ đạo phòng Tài Nguyên & Môi Trường, các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh cụ thể sự việc, ngày 02/05/2018, ông Lê Viết Phẩm, Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa đã ra Quyết định số 1111/QĐ-UBND kết luận: “Qua kiểm tra, xác minh và kết quả điều tra của Công an huyện thì lô đất đang tranh chấp có nguồn gốc là của ông Khut, do đó việc ông Võ Văn Tam làm đơn xin đất trồng cây cà phê trên diện tích đất ông Khut đang sử dụng là không đúng.
Ông Phạm Tự – nguyên Chủ tịch UBND xã H’Neng đã xác nhận việc UBND xã và các ban, ngành của xã xác nhận cho ông Võ Văn Tam đơn xin cấp đất canh tác thời điểm đó là không đúng.
Hồ sơ giấy tờ do ông Nguyễn Văn Truyền cung cấp phù hợp với kết quả kiểm tra, xác minh; Việc chuyển nhượng qua các chủ sử dụng đến ông Nguyễn Văn Truyền là chủ cuối cùng là có cơ sở, nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với điều kiện thời gian diễn ra các giao dịch và lời khai của các nhân chứng.”.
Quyết định 1111/QĐ-UBND huyện Đak Đoa.
Mặc dù Quyết định của Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa và kết quả xác minh rất cụ thể của phòng Tài Nguyên & Môi trường, cơ quan CSĐT Công an huyện Đăk Đoa… nhưng ông Võ Văn Tam vẫn không chấp thuận và liên tục gửi đơn khiếu nại khắp nơi, gây ách tắc trong việc cấp GCNQSDĐ cho công dân là ông Nguyễn Văn Truyền.
Trao đổi với PV Làng Mới, ông Nguyễn Thành Thoại – Trưởng phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Đak Đoa cho biết: “Chúng tôi xác định quan điểm là thẩm tra, xác minh cụ thể sự việc và giải quyết đúng quyền lợi chính đáng cho công dân, người chủ thật sự của lô đất này đến hiện nay là ông Nguyễn Văn Truyền. Sau khi Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa ra Quyết định 1111/QĐ-UBND giải quyết dứt điểm bức xúc chính đáng của công dân nhưng ông Võ Văn Tam không chấp hành, gửi đơn khiếu nại đến khắp nơi. Quan điểm của phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Đak Đoa là trả lại quyền lợi chính đáng cho công dân Nguyễn Văn Truyền.”.
Được biết, hiện nay ông Võ Văn Tam vẫn gửi đơn khiếu nại đến khắp nơi bất chấp kết quả điều tra, xác minh của phòng TN&MT, cơ quan CSĐT cũng như Quyết định của UBND huyện Đak Đoa khiến quyền lợi chính đáng của người chủ đất thật sự là ông Nguyễn Văn Truyền vẫn chưa được cấp GCNQSDĐ.
Làng Mới sẽ tiếp tục thông tin.
Thanh Lâm
-
Số vụ tai nạn giao thông giảm sau 7 ngày nghỉ Tết -
Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025 -
Miền Bắc đón mưa phùn những ngày nghỉ cuối cùng của Tết Nguyên đán Ất Tỵ -
Thời tiết Tết Ất Tỵ: Bắc Bộ tiếp tục rét, Tây Nguyên và Nam Bộ trời nắng
- Khí thế mới, tư duy mới cho một Việt Nam thịnh vượng
- Thời tiết Bắc Bộ tiếp tục chìm trong giá rét trong ngày cuối năm
- Ngày thứ 3 nghỉ Tết Ất Tỵ: Giảm hơn 30 vụ tai nạn giao thông so với cùng kỳ
- Bộ đội Biên phòng chắp cánh ước mơ cho học sinh nghèo
- Thông xe nút giao IC 13 nối thành phố Yên Bái với cao tốc Nội Bài-Lào Cai
- Tàu đường sắt đô thị Hà Nội sẽ chạy xuyên giao thừa Tết Ất Tỵ 2025
- Thủ tướng chỉ đạo chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết
-
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định tiếp Trưởng đại diện UNFPA tại Việt NamChiều ngày 5/2, tại trụ sở Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định- Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có buổi làm việc, tiếp đón ông Matt Jackson – Trưởng đại diện Quỹ Dân số liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Hưng YênTrong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới; thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua HùngNhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Mỗi cây xanh được trồng là một món quà vô giá cho thế hệ mai sauTrong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức.
-
Lễ hội Phường Phú Đô đặc sắc, ấn tượngVào ngày mùng 07 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 (tức 05/02), nhân dân phường Phú Đô (Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã long trọng tổ chức hội truyền thống địa phương để tưởng nhớ công đức của Đức Thành hoàng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết, lòng tự hào dân tộc cho người dân địa phương.
-
Những lợi ích tuyệt với từ hạt điềuVới nhiều cách chế biến khác nhau, hạt điều đã trở thành món ăn vặt được ưa chuộng ở Việt Nam. Hạt điều có hương vị thơm ngon, béo ngậy, đặc biệt chứa nhiều dinh dưỡng, đem lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của người sử dụng hợp lý.
-
Du lịch Lạng Sơn khởi sắc ngay từ đầu năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 93.000 lượt khách tới tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2024). Trong đó, khách nội địa ước đạt 87.800 lượt, còn lại là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 115 tỷ đồng.
-
Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dânBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ một tổ hợp tác ban đầu với vài chục thành viên, đến nay Hợp tác xã (HTX) sầu riêng Tân Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã phát triển với hơn 300 thành viên và diện tích vùng trồng trên 320ha sầu riêng Ri6 đã đưa cuộc sống của xã viên trở nên sung túc trên mảnh đất quê hương.
-
Nông dân miền Tây thu tiền tỷ từ trồng na TháiVới diện tích gần 10 ha trồng na Thái, một nông dân ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mỗi năm thu 7 - 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, nhân công thì mỗi năm lãi hơn 4 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng trái na Thái được người tiêu dùng ưa chuộng vì trái to, mẫu mã đẹp.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 -
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo -
4 Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USD -
5 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024