Giải pháp để "xăng giảm, giá hàng hoá cũng giảm theo"
Mức giá xăng, dầu sau 4 lần giảm liên tiếp hiện đã tương đương với mức giá thời điểm tháng 1/2022. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hiện tại, giá của nhiều mặt hàng thiết yếu trong nước vẫn tiếp tục neo ở mức cao, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, đặc biệt là trong giai đoạn cả nước đang nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch 2 năm vừa qua.
Để cùng tìm giải pháp lành mạnh hoá thị trường trong nước, góp phần bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trong thời gian tới, ngày 4/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Toạ đàm: "Xăng dầu giảm giá, hàng hoá không giảm – Thực trạng và giải pháp" với sự tham dự của các vị khách mời: Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT); bà Đinh Thị Nương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính); chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực; chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.
Thị trường có độ trễ
Lý giải về thực trạng "xăng dầu giảm giá, hàng hoá không giảm", bà Đinh Thị Nương cho biết: Sở dĩ có tình trạng này là do một số nhóm hàng hoá, dịch vụ chịu tác động trực tiếp của giá xăng dầu, khi xăng dầu điều chỉnh giá giảm thì các nhóm hàng cần thời gian, độ trễ nhất định để đơn vị sản xuất kinh doanh rà soát lại các yếu tố chi phí hình thành giá, từ đó mới xác định giá bán giảm theo giá xăng dầu.
Về tình trạng "tăng nhanh, giảm chậm" trong hoạt động vận tải, ông Trần Bảo Ngọc thông tin: Chi phí xăng dầu chiếm khoảng độ 30-40% trong tổng chi phí các yếu tố cấu thành nên giá dịch vụ vận tải. Do đó, khi giá xăng, dầu biến động tăng mạnh như thời gian trước hoặc giảm sâu như thời điểm 1 tháng gần đây thì các đơn vị kinh doanh đều phải tính toán lại.
"Ví dụ như với xe taxi, khi giá nguyên liệu biến động, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện kê khai giá với Sở GTVT địa phương. Sau đó, phải điều chỉnh đồng hồ tính tiền, phải in lại tờ niêm yết giá… Tất cả những công đoạn đó sẽ cần một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, còn có yếu tố tâm lý khách hàng và đối thủ cạnh tranh", ông Ngọc nói.
Bên cạnh đó, Vụ trưởng Vụ vận tải cho biết, theo Luật Giá, hiện chúng ta đang quản lý giá dịch vụ vận tải trên quy luật của thị trường. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, quyền quyết định giá và cạnh tranh giá của các đơn vị kinh doanh vận tải.
Các đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện đầy đủ những quy định trong công tác quản lý giá, ví dụ như phải thực hiện kê khai giá. Hoặc đối với những lĩnh vực mà Nhà nước có quy định khung giá thì không được tăng giá quá khung. Và kê khai giá rồi thì phải thực hiện niêm yết giá đầy đủ và niêm yết giá đầy đủ rồi thì phải bán theo đúng giá kê khai đã niêm yết.
Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp vận tải bị phát hiện có vi phạm trong việc kê khai, niêm yết giá, ông Trần Bảo Ngọc khẳng định: Chúng ta có đầy đủ công cụ, Nghị định quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá. Đối với xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, lái xe thậm chí phải trả lại tiền cho hành khách nếu thu quá cao hoặc với các vi phạm nghiêm trọng hơn thì đơn vị chức năng sẽ thu hồi phù hiệu kinh doanh vận tải của doanh nghiệp đó.
Mặc dù đồng tình với cách lý giải của 2 cơ quan chức năng về chu trình và độ trễ của giá cả thị trường nhưng chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng "đồng ý là có độ trễ nhưng không thể trễ tới hàng tháng, thậm chí là mấy tháng được".
"Rất quan trọng là ý kiến phản ánh của người dân. Người dân có quyền phản ánh nếu thấy giá xăng dầu giảm mà giá vận tải, giá một số mặt hàng mua bán, đi lại vẫn như cũ. Khi đó, họ có quyền phản ánh với các cơ quan chức năng. Tôi mong các cơ quan chức năng có các biện pháp xử lý kịp thời. Không thì người dân sẽ cảm thấy nản lòng, bởi kiến nghị nhiều mà không được xử lý", TS. Cấn Văn Lực bày tỏ.
Chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội
Trước thực trạng nhiều nhóm hàng hoá, dịch vụ tiếp tục neo ở mức giá cao trong khi xăng, dầu đã giảm đến 4 lần liên tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31/7/2022 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết: Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh công tác tổng hợp, phân tích dự báo thị trường và cập nhật kịch bản điều hành giá chi tiết và kịp thời cho những tháng còn lại trong năm để tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ các biện pháp điều hành giá và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4% Chính phủ đề ra.
Phối hợp chặt chẽ chính sách tài chính, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát; Nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ một số đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu như: ngư dân đánh bắt thủy hải sản, giao thông vận tải, người nghèo, người có thu nhập thấp.
Riêng đối với giá sách giáo khoa, Bộ Tài chính đang phối hợp chặt chẽ với Bộ GD&ĐT tiếp tục kê khai và rà soát giá. Trường hợp các khoản chi phí như: chi phí phát hành, một số chi phí quản lý doanh nghiệp… có tăng Bộ Tài chính sẽ yêu cầu các doanh nghiệp tiết giảm chi phí, hạ giá thành sách giáo khoa và từ đó giảm giá sách giáo khoa để chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, đảm bảo về an sinh xã hội.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông và công khai minh bạch về giá để cho người tiêu dùng hiểu, theo dõi, giám sát và hạn chế những thông tin gây thất thiệt, hoang mang cho người tiêu dùng và gây bất ổn cho thị trường.
Về phía Bộ GTVT, ông Trần Bảo Ngọc cũng cho biết, Bộ GTVT đã rà soát tất cả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý giá để phối hợp với Bộ Tài chính ban hành những văn bản điều hành phù hợp. Bên cạnh đó, Bộ GTVT tiếp tục rà soát các điều kiện kinh doanh, đặc biệt các điều kiện kinh doanh vận tải, điều kiện nào không còn cần thiết, phù hợp thì cắt giảm để tiết giảm chi phí cho các đơn vị kinh doanh vận tải và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Tiết kiệm chi phí, cải cách thủ tục
Đồng tình với các giải pháp mà Bộ Tài chính và Bộ GTVT đang thực hiện trong công tác quản lý giá, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhìn nhận: Việc tăng giá hay giảm giá trong cơ chế thị trường là tất nhiên và trong bối cảnh hiện nay chúng ta có thể sẽ gặp rất nhiều việc như thế này.
Do đó, bên cạnh những giải pháp kiểm tra, kiểm soát hay các chế tài xử phạt, ông Vũ Vinh Phú cho rằng cần cải tiến các thủ tục kê khai giá, dán tem nhanh hơn để vừa đáp ứng nhu cầu chung cho xã hội và cũng để thuận tiện cho doanh nghiệp kinh doanh.
"Tất cả các hoạt động phải đồng bộ, như trong chuỗi cung ứng hàng hoá, trong đó có cả xăng dầu. Chúng ta phải tiết kiệm chi phí, luôn luôn đổi mới sáng tạo nhằm thực hiện mục tiêu chung của Chính phủ là kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
Và cuối cùng, tôi cho rằng, sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành cũng như sự tuyên truyền của các cơ quan báo chí, làm thế nào dần dần chúng ta xây dựng nếp tự giác hơn trong vấn đề lên-xuống giá. Chúng ta cần lưu ý hơn những vấn đề trên, coi như một trận đánh để rút kinh nghiệm cho những lần sau", ông Phú nói.
Chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng: Các Bộ, ngành cần đưa ra cả 2 nhóm giải pháp bao gồm trước mắt và lâu dài nhằm bảo đảm tính bền vững chính sách. Trên hết, cần phải có giải pháp đồng bộ, đặc biệt là không nên phản ứng thái quá câu chuyện về giá cả.
Đối với công tác kiểm tra, giám sát, ông Lực đồng tình về việc thời gian tới cần thiết phải tăng cường kiểm tra, giám sát để lành mạnh hoá thị trường. Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng cho rằng "không thể làm triệt để nếu ý thức của người dân và doanh nghiệp chưa thực sự vào cuộc".
"Người dân hoàn toàn có quyền phản ánh về việc giá cả gia tăng. Tuy nhiên, bối cảnh này, Nhà nước, doanh nghiệp, người dân thực hành tiết kiệm. Chúng ta tiết kiệm tốt cũng là một biện pháp phòng chống lạm phát tốt.
Mặt khác, chúng ta cần tăng cường thêm ý thức cả doanh nghiệp và người dân trong câu chuyện giá cả. Về lâu dài, ngoài truyền thông để người dân biết và hiểu, còn phải tạo văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Hy vọng thời gian tới, giá cả xăng dầu thế giới, lương thực thực phẩm đi theo chiều hướng dịu hơn và chúng ta cũng không nên lo lắng thái quá với lạm phát mà không dám làm gì", chuyên gia Cấn Văn Lực chia sẻ.
Theo Chinhphu.vn
-
Ứng phó bão Yinxing: Tập trung hỗ trợ người dân đang mệt mỏi sau 3 đợt thiên tai -
Bão số 7 diễn biến phức tạp, nguy cơ ảnh hưởng đến ven biển miền Trung -
Bão Yinxing đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 -
Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
- Bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
- Chính thức công bố Bộ Pháp điển Việt Nam
- Quảng Bình: Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt gần 1.000 hộ dân
- Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La
- Thủ tướng: Sớm đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển
- Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phó
- Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
-
Hội Nông dân các địa phương chủ động, tích cực, sáng tạo hưởng ứng ngày Pháp luật Việt NamHưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (9/11/2024), Hội Nông dân các cấp đã chủ động, tích cực hưởng ứng, xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động cụ thể nhằm phát huy tính tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật của cán bộ, hội viên nông dân.
-
Ứng phó bão Yinxing: Tập trung hỗ trợ người dân đang mệt mỏi sau 3 đợt thiên taiDự báo bão Yinxing sẽ đổ bộ vào Trung Trung Bộ trong khi khu vực này 10 ngày qua liên tiếp chịu ảnh hưởng ba từ đợt thiên tai, hậu quả nặng nề chưa kịp khắc phục.
-
“Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt NamTrong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn cấp cao Việt Nam đến Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Saudi Arabia và Qatar từ ngày 27/10 - 01/11/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có nhiều hoạt động ký kết với các đối tác để phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm, dịch vụ Halal Việt Nam.
-
Bão số 7 diễn biến phức tạp, nguy cơ ảnh hưởng đến ven biển miền TrungĐêm 8/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông sẽ có mưa bão; khu vực giữa và Nam Biển Đông, vùng biển Trường Sa; vùng biển từ Bình Định-Cà Mau, từ Cà Mau-Kiên Giang... có mưa rào, dông rải rác.
-
Hội Nông dân huyện Trực Ninh ra mắt 03 Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”Ngày 07/11/2024, tại xã Trực Thắng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, Hội Nông dân tỉnh Nam Định phối hợp với Trung tâm Môi trường Nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân huyện Trực Ninh phối hợp Hội Nông dân xã Trực Thắng tổ chức Lễ ra mắt 03 mô hình Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường” tại thôn Phúc Thắng, Quyết Thắng và thôn Vạn Thắng.
-
Nâng tầm đặc sản “vải trứng” Hưng Yên(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhắc đến quả vải người ta thường nói tới vải Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang hay vải Thanh Hà tỉnh Hải Dương; nhưng ở Hưng Yên cũng có một giống vải rất đặc biệt, đã có tuổi đời hàng trăm năm, quả vải với vỏ mỏng, cùi dày, bóc không ướt tay nhưng lại ngọt thanh, có vị thơm độc đáo mà không nơi đâu có được, thường được mọi người gọi với cái tên là “vải trứng”.
-
Petrovietnam quyết tâm giữ vững vị trí dẫn đầu về hiệu quả và lợi nhuận trong các doanh nghiệp nhà nướcĐể góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, thời gian tới Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cần tập trung nâng cao năng lực chuyên môn và hiệu quả trong công tác quản trị, điều hành.
-
Tập đoàn TH: Định hướng tiếp cận thị trường Trung Quốc một cách bài bảnTại Hội chợ nhập khẩu quốc tế (CIIE) Thượng Hải, Tập đoàn TH - doanh nghiệp được biết đến với thương hiệu TH true MILK mang tới dòng sản phẩm bất ngờ.
-
Bão Yinxing đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7Sáng sớm nay (8/11), bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.
-
Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấnVừa qua, Bộ Y tế ban hành danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện. Vậy gói dịch vụ y tế đó gồm những gì? Và có đáp ứng được kỳ vọng phòng, chữa bệnh của người dân? Liên quan đến nội dung này, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mai (giảng viên Học viện Tư pháp) đã có những trao đổi cụ thể:
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
5 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế