Hà Nội: Nhiều mô hình hay không để lãng phí, hoang hóa đất ruộng
Những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội vẫn có những diện tích đất nông nghiệp không canh tác từ 1-2 vụ trong năm. Những diện tích này chủ yếu là đất xen kẹt, nằm trong khu vực quy hoạch phát triển các dự án hạ tầng kinh tế-xã hội, hoặc những diện tích gặp khó khăn về nguồn nước.
Đây là tình trạng chung, tại tỉnh, thành phố đang có tốc độ đô thị hoá cao gặp phải. Nhưng với cách làm hay đã giúp Hà Nội giảm dần diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang.
Theo ông Nguyễn Quang Y, Giám đốc Hợp tác xã Thương mại, dịch vụ, tổng hợp Duyên Thái (huyện Thường Tín-Hà Nội), để người dân không bỏ ruộng hoang cần đưa cơ giới hóa vào sản xuất nhiều hơn, có chính sách hỗ trợ, giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị nông sản.
Cụ thể, vụ Xuân năm 2024, lần đầu tiên hợp tác xã triển khai mô hình “mượn ruộng” của dân để sản xuất, với tổng diện tích 30 mẫu.
Với diện tích này, hợp tác xã đã đưa máy móc vào sản xuất theo hình thức cánh đồng mẫu lớn, phân chia thành 2 mô hình: Vàn cao (chiếm 50% diện tích) cấy 2 vụ lúa, sử dụng máy cấy; vàn trũng cấy một vụ lúa bằng hình thức gieo sạ và 1 vụ cá.
Do cơ giới hóa sản xuất nên việc triển khai cấy lúa xuân diễn ra nhanh gọn. Cây lúa cấy máy đều, rảnh thưa và bám vào đất sâu hơn so với cấy tay, nên sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
"Thấy cấy máy hiệu quả, nhiều hộ đã đăng ký với hợp tác xã nhận ruộng làm theo mô hình liên kết. Sau khi thu hoạch vụ Xuân xong, chúng tôi sẽ đánh giá hiệu quả để nhân rộng. Hy vọng, thành công của mô hình này sẽ truyền cảm hứng cho người dân không bỏ ruộng hoang," ông Nguyễn Quang Y chia sẻ.
Ông Tô Văn Dũng, ở xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, cho biết do công việc đồng áng vất vả, chi phí sản xuất cao, thu nhập thấp nên gia đình ông cũng không mấy mặn mà với sản xuất nông nghiệp. Nhưng vụ xuân năm nay, hợp tác xã đưa máy móc vào làm đất, gieo cấy và còn nhận làm tất cả các khâu dịch vụ cho người dân, như chăm sóc, bón phân, bảo vệ thực vật đến thu hoạch, nên gia đình ông đã xin hợp tác xã tham gia 7 sào để sản xuất.
Tại huyện Mê Linh, để giải bài toán bỏ ruộng hoang, huyện Mê Linh đã quy hoạch thành 13 vùng trọng điểm phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, như: vùng trồng hoa có diện tích gần 1.000ha tại các xã Mê Linh, Văn Khê, Đại Thịnh, Tự Lập; vùng rau an toàn 700ha ở các xã Tráng Việt, Văn Khê, Tiền Phong, Tiến Thắng; vùng trồng chuối 300ha tại xã Hoàng Kim, Chu Phan.
Sau khi quy hoạch được phê duyệt, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện về chính sách cho các tổ chức, cá nhân liên kết, tích tụ ruộng đất xây dựng thành các mô hình nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất theo chuỗi khép kín.
Tiêu biểu là mô hình trồng chuối tiêu hồng và chuối tây hồng quy mô 270ha của Hợp tác xã Dịch vụ chuối tổng hợp Hoàng Kim; mô hình trồng sen ướp trà, diện tích 50 ha của Hợp tác xã Làng nghề sen Mê Linh.
Ông Trần Hùng, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai (Hà Nội), cho biết vụ Xuân 2024, huyện Quốc Oai đã chỉ đạo các xã, thị trấn hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân tích tụ, thuê lại diện tích sản xuất lúa khó khăn, kém hiệu quả sang trồng rau màu, dược liệu, thủy sản, cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao.
Trong 3 tháng đầu năm, một số đơn vị đã thuê lại ruộng của dân để sản xuất cánh đồng mẫu lớn, như Hợp tác xã Nông nghiệp xứ Đoài, xã Cộng Hòa thuê lại 10ha diện tích trũng thấp tại xã Cộng Hòa để triển khai mô hình trồng sen kết hợp nuôi trồng thủy sản, tham quan, trải nghiệm; Hợp tác xã Quốc Oai Xanh thuê 5ha đất trồng lúa, rau màu kém hiệu quả chuyển đổi trồng nho, táo, phật thủ tại vùng bãi xã Cộng Hòa; Hợp tác xã An Phát thuê 20ha đất sản xuất nông nghiệp bỏ hoang nhiều năm của các hộ dân xã Yên Sơn chuyển đổi trồng táo, ổi, cây cảnh; Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Nội liên kết sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô 40 ha tại xã Đồng Quang.
Nhờ đó, các vùng, mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần hạn chế tình trạng bỏ ruộng hoang.
Theo Tiến sỹ khoa học Nguyễn Hữu Cường, để không còn tình trạng bỏ ruộng hoang thì chính quyền cơ sở phải có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đến vấn đề này.
Đó là phải nhận diện rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ ruộng hoang, như: thiếu lao động, chi phí sản xuất lớn, hiệu quả thấp để có những hỗ trợ cụ thể.
Chẳng hạn, chính quyền địa phương hỗ trợ các hợp tác xã, gia đình tích tụ ruộng đất, vận động, đàm phán với các hộ không có nhu cầu canh tác nhượng lại, cho mượn ruộng để các tập thể, cá nhân tích tụ, tập trung ruộng sản xuất.
Các địa phương cần hỗ trợ đưa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Ví dụ như: xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây-Hà Nội) có 260ha đất lúa, nhưng trước đây có vụ chỉ cấy được vài chục ha.
Nhưng vụ Xuân năm 2024, diện tích gieo cấy đã tăng lên 190ha. Đó là do các hợp tác xã trên địa bàn thị xã đã liên kết với nhau đưa máy cấy vào sản xuất và liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
Điều này giúp cho người nông dân tích cực hơn khi quay lại sản xuất nông nghiệp nên tình trạng đất ruộng bị bỏ hoang cũng dần giảm đi, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Hữu Cường chia sẻ.
Để hạn chế tình trạng đất ruộng bị bỏ hoang, ông Nguyễn Mạnh Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thường xuyên phối hợp với chính quyền các địa phương để tiến hành rà soát những diện tích không sản xuất nông nghiệp hàng năm.
Bên cạnh đó, Sở cũng đề nghị các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nhất là về Luật Trồng trọt, để bà con nông dân biết, thực hiện.
Đối với những diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang, không canh tác trong 1 năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ đề xuất xử phạt vi phạm hành chính.
Trong trường hợp đất bị bỏ hoang hai năm liên tiếp, Sở có thể xem xét, đề xuất thu hồi để giao cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Điều này nhằm sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, không để lãng phí tư liệu sản xuất của người dân./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Huyện Đức Trọng: Phấn đấu thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt gấp 2,5 - 3 lần -
Cà Mau: GRDP nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước -
Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 -
Đến năm 2030, phấn đấu trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn trái áp dụng IPHM
- Vĩnh Long: Định hướng cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- Vai trò của giai cấp Nông dân trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Luật Đất đai 2024 tạo môi trường đầu tư bất động sản minh bạch và ổn định hơn
- Đắk Lắk: Cần xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống mã vùng trồng nông sản đặc thù
- “Ước mơ” bán tín chỉ carbon dưới biển
- Những yếu tố phát triển thị trường Carbon tại Việt Nam
- Đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất
-
Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024(Tapchinongthonmoi.vn) – Ngày 4/12, tại thành phố Đà Nẵng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị quyết, nghiệp vụ công tác văn phòng và ứng dụng nền tảng số App Nông dân Việt Nam 2024.
-
TIN BUỒN: Cụ Nguyễn Văn Cang từ trầnTrung ương Hội Nông dân Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:
-
Hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững, lâu dàiNhằm giúp cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường và để đảm bảo thống nhất trong toàn hệ thống Hội, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành Hướng dẫn số 148-HD/HNDTW ngày 5/11/2024 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”
-
Tăng trưởng 21%, xuất khẩu gỗ dự kiến thu về 16 tỷ USD(Tapchinongthonmoi.vn) - Với mức tăng trưởng gần 21%, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 13,18 tỷ USD trong 10 tháng, ngành chế biến gỗ xuất khẩu đang kỳ vọng có thể mang về từ 15,5-16 tỷ USD trong năm nay.
-
Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơnSáng 3/12, tại Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành và đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.
-
Mảng thịt có thương hiệu của Masan báo lợi nhuận sau thuế dương trong quý III/2024Trong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XVNgày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
-
Tổng Bí thư: Kiện toàn bộ máy chính trị với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết lần sắp xếp tinh gọn bộ máy này sẽ làm từ trên xuống với phương châm “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng," làm với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”...
-
Masan Consumer đạt biên lợi nhuận 46,8% trong quý IIIQuý 3/2024, kết quả kinh doanh của Masan Consumer tiếp tục duy trì đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hai chữ số. Doanh thu thuần Quý 3 đạt 7.987 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hội Nhà báo Việt Nam trao quyết định bổ nhiệm cán bộNgày 2/12, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trao quyết định bổ nhiệm Nhà báo Nguyễn Văn Thắng giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/12/2024, thời hạn giữ chức vụ 5 năm.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
3 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
4 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn