Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN lần thứ 6 khoá VII: Tập trung thảo luận, cho ý kiến vào 8 nội dung quan trọng
“Sáng nay 11/1, tại Hà Nội, đã khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) lần thứ 6 khoá VII. Đồng chí Thào Xuân Sùng – Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN và các đồng Thường trực chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí Uỷ viên BCH T.Ư Hội, đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị của Hội và đại diện lãnh đạo Hội ND các tỉnh, thành phố.
Tại Hội nghị BCH T.Ư Hội NDVN lần này, các đại biểu thảo luận, cho ý kiến vào 8 nội dung quan trọng gồm: Dự thảo báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2020; xây dựng phương hướng, nhiệm vụ năm 2021; Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2011 – 2020”; Sơ kết 1 năm thực hiện ba Nghị quyết 04, 05, 06 ngày 8/5/2019 của BCH T.Ư Hội NDVN khoá VII, nhiệm kỳ 2018 – 2023 về xây dựng tổ chức Hội NDVN trong sạch vững mạnh; Chương trình kiểm tra, giám sát năm 2021; Kế hoạch giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền năm 2021; Thông qua Nghị quyết của BCH T.Ư Hội về “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ, đào tạo nghề và tạo việc làm cho nông dân giai đoạn 2020 – 2025”; Nghị quyết của T.Ư Hội về “Hội NDVN thực hiện tốt vai trò trong xây dựng xã hội nông thôn văn minh, hiện đại… Hội nghị diễn ra trong 2 ngày (11/1- 12/1/2021).
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, đồng chí Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Hội NDVN đề nghị các đại biểu phát huy trí tuệ, đóng góp ý kiến vào các nội dung quan trọng của Hội nghị nhằm thúc đẩy công tác Hội và phong trào nông dân năm 2021 và các năm tiếp theo.
Theo đồng chí Thào Xuân Sùng, năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhất là đại dịch Covid-19, bão lũ sạt ở đất nghiêm trọng xảy ra tại khu vực miền Trung đã tác động, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nông dân, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là Đảng đoàn, BCH T.Ư Hội đã không ngừng tăng cường và đổi mới phương thức hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn theo phương châm “Thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân” và “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” để tổ chức thực hiện hiệu quả các Nghị quyết số: 04, 05, 06. Hội ND các cấp đã lãnh đạo cán bộ, hội viên nông dân thực hiện tốt nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân năm 2020; các chỉ tiêu thi đua đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.
Sản xuất nông nghiệp vẫn tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và phát triển bền vững; đời sống của hội viên, nông dân được đảm bảo. Đặc biệt, nông nghiệp, nông thôn là bệ đỡ cứu cánh của nền kinh tế nước nhà, là nền tảng cho ổn định đời sống xã hội thời kỳ khó khăn.
Với sự nỗ lực cố gắng đó, Hội ND và đồng bào nông dân cả nước đã đóng góp cho kinh tế trong nước tăng trưởng 2,91% tổng kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thuỷ sản đạt 41,2 tỷ USD.
Theo đồng chí Thào Xuân Sùng, các chính sách đất đai và vai trò của kinh tế nông hộ đã đem lại nhiều thành công nhưng đến nay động lực đó đang dần mất đi khi nền nông nghiệp nhỏ lẻ đang đứng trước thách thức, cạnh tranh khốc liệt với xuất phát điểm không đồng đều bởi các nước có tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học, tài nguyên. Nông dân thiếu năng lực liên kết sản xuất nông lâm thuỷ sản với thị trường. Hiện mới chỉ có gần 10% doanh nghiệp đầu tư vào nông lâm thuỷ sản, quy mô đầu tư nhỏ lẻ, số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm khoảng 90% thật khó có khả năng chi phối chuỗi giá trị ngành hàng.
Bên cạnh đó, phần lớn hộ gia đình nông dân còn thu nhập thấp, lúng túng trong chuyển đổi và thích ứng với thị trường cạnh tranh; nguồn lực hạn chế, sản xuất nông lâm thuỷ sản bấp bênh, năng suất, chất lượng giá trị còn thấp.
Từ những khó khăn, thách thức nêu trên, về phương hướng nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân trong thời gian tới, đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh: Hội NDVN phải thực hiện một cách quyết liệt vai trò trung tâm và nòng cốt nhằm tạo ra sự chuyển đổi lớn về nhiều mặt, trong đó điểm mấu chốt là tư duy về nông nghiệp. Theo đó, mỗi cán bộ, hội viên nông dân cần nhìn nhận ngành nông nghiệp không chỉ đơn thuần là ngành sản xuất vật chất mà là ngành kinh doanh nông nghiệp và coi nhu cầu thị trường là mệnh lệnh cho sản xuất nông lâm thuỷ sản.
“Từ đó, Hội ND cùng đồng bào nông dân phải thoát ra khỏi tư duy trong địa giới hành chính xã, huyện, tỉnh và xây dựng chiến lược quốc gia, vùng miền, chế biến để nâng cao giá trị hàng hoá. Các cấp Hội cần đổi mới tư duy, chuyển từ sản xuất sang kinh doanh nông lâm thuỷ sản để thực hiện có hiệu quả mối quan hệ liên kết “6 nhà” mà doanh nghiệp là “bà đỡ” và người nông dân vừa là nhà sản xuất vừa là nhà kinh doanh nông nghiệp”, đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh.
Tổ chức Hội vững mạnh, chất lượng hội viên được nâng cao
Theo báo cáo kết quả công tác Hội và phong trào nông dân năm 2020: Công tác xây dựng tổ chức Hội được chú trọng, củng cố; thành phần, đối tượng kết nạp hội viên được mở rộng; chất lượng hội viên, chất lượng sinh hoạt của các chi, tổ Hội được nâng lên theo hướng thiết thực, hiệu quả gắn với sản xuất kinh doanh theo mô hình chi Hội ND nghề nghiệp, tổ Hội ND nghề nghiệp, tổ vay vốn, các loại hình câu lạc bộ theo sở thích trên địa bàn nông thôn.
Các phong trào thi đua, các nhiệm vụ của Hội được triển khai sâu rộng; phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tiếp tục được đẩy mạnh, đã xuất hiện thêm những gương nông dân giỏi, các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, mô hình sản xuất thích ứng với hạn, mặn, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, các cấp Hội đã tích cực tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo nghề, hỗ trợ cho nông dân, tăng cường phối hợp với doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân theo hình thức trả chậm không tính lãi, góp phần hỗ trợ hội viên, nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của hội viên, nông dân.
Năm 2021, Hội NDVN đặt ra 14 chỉ tiêu cụ thể như: Có trên 20.000 cán bộ chi Hội, tổ Hội được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phương pháp công tác Hội; Trên 5.000 cán bộ chuyên trách được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội và cập nhật kiến thức mới‘ Có từ 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có từ 50% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; Tăng trưởng Quỹ HTND bình quân trên 10%/năm; Có trên 3.000 Hội Nông dân cấp xã chủ trì, tư vấn, hỗ trợ xây dựng được ít nhất từ 01 tổ hợp tác và trên 300 hợp tác xã trở lên để liên kết, hợp tác phát triển sản xuất có hiệu quả theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao thu nhập của nông dân và kết nối thị trường thành công; Có trên 1.500 cơ sở Hội xây dựng được mô hình bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu…
Nguồn vốn tăng trưởng mạnh
Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Đề án số 966 “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND giai đoạn 2011-2020”, ông Nguyễn Xuân Thắng – Trưởng ban Điều hành Quỹ HTND T.Ư Hội NDVN trình bày tại hội nghị nêu rõ: Qua 10 năm thực hiện Đề án, hoạt động Quỹ HTND đã đạt được những kết quả vượt bậc cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả và hoạt động. Nguồn vốn Quỹ HTND các cấp trong toàn hệ thống đến nay đạt 3.742,269 tỷ đồng tăng hơn 3.194 tỷ đồng so với 31/12/2010, tốc độ tăng trưởng đạt mức 21%/năm (vượt xa chỉ tiêu so với đề án đề ra từ 10 -15%/năm).
Hội NDVN với mạng lưới cán bộ Hội rộng khắp từ T.Ư đến cơ sở xã, phường và đến tận các chi, tổ Hội trên cả nước, đã và đang đưa nguồn vốn Quỹ HTND đến với nông dân một cách hiệu quả.
Từ nguồn vốn Quỹ HTND đã hình thành được hàng nghìn mô hình kinh tế liên kết, hợp tác, chi Hội nông dân nghề nghiệp, tổ Hội nông dân nghề nghiệp, tổ hợp tác, HTX… Trong 10 năm qua, tổng doanh số cho vay nguồn vốn Quỹ HTND toàn hệ thống Hội đạt trên 11.141 tỷ đồng với hơn 662.000 lượt hộ vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập.
Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Hội đến từ nhiều địa phương đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, phát triển Quỹ HTND. Bà Mạc Thanh Tâm – Phó chủ tịch Hội ND tỉnh Cao Bằng chia sẻ kinh nghiệm: “Cao Bằng là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, cân đối ngân sách còn khó khăn vì vậy để tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND, Hội ND tỉnh tập trung vào tuyên truyền, vận động từ cán bộ công nhân viên chức, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Mức vận động đối với cán bộ công chức, viên chức mỗi người ít nhất 1 ngày lương; mỗi nhà hảo tâm ủng hộ từ 100 nghìn đồng, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn ủng hộ từ 1 triệu đồng trở lên.
Theo bà Tâm để vận động tăng trưởng Quỹ HTND hiệu quả, Hội ND tỉnh Cao Bằng đã làm rõ hiệu quả sử dụng vốn Quỹ HTND thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Việc này mang lại 2 lợi ích là người ủng hộ thấy tiền ủng hộ của họ đến đúng địa chỉ; nông dân thấy tin tưởng Hội và càng gắn bó với Hội… Cũng nhờ nguồn vận động xã hội hóa nên năm 2020, tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh Cao Bằng đạt trên 47,9 tỷ đồng.
Với tổng nguồn Quỹ HTND đạt trên 146,5 tỷ đồng, Hội ND tỉnh Bình Dương thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Ông Đỗ Ngọc Huy – Chủ tịch Hội ND tỉnh Bình Dương cho biết: Hội ND với vai trò là cầu nối đã định hướng cho nông dân nâng cao nhận thức, lựa chọn các mô hình khởi nghiệp theo hướng bền vững, dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế, đạt năng suất, chất lượng và an toàn. Trong đó, Quỹ HTND được xem là nòng cốt trong hoạt động hỗ trợ vốn, giúp nông dân giải bớt cơn khát vốn ở nông thôn.
Hội ND tỉnh Đồng Tháp xác định vai trò Quỹ HTND trong việc góp phần xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp theo quyết định số 04 –NQ/HNDVN của BCH TƯ Hội. Theo Chủ tịch Hội ND tỉnh Đồng Tháp cho hay, trên cơ sở phát huy hiệu quả đầu tư từ nguốn vốn quỹ hỗ trợ nông dân để đẩy mạnh chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp nhằm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Hội ở cơ sở và nâng cao năng lực cho hội viên, nông dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Phương thức cho vay từng bước đổi mới, chuyển dần từ cho vay theo nhóm hộ hội viên nông dân sinh hoạt theo địa bàn dân cư sang đầu tư cho vay theo nhóm hộ hội viên nông dân sinh hoạt trong hội các quán, chi, tổ hội nghề nghiệp, làm tiền đề xây dựng các mô hình liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã; quy mô đầu tư vốn cho mỗi dự án cũng được nâng lên…
Tại Hội nghị, đồng chí Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Hội NDVN thay mặt Đảng đoàn, Ban chấp hành T.Ư Hội đã tặng quà chia tay các đồng chí Uỷ viên Ban chấp hành T.Ư Hội khóa VII nghỉ chế độ và chuyển công tác.
Quỳnh Chi
“Mỗi cán bộ, hội viên nông dân cần nhìn nhận ngành nông nghiệp không chỉ đơn thuần là ngành sản xuất vật chất mà là ngành kinh doanh nông nghiệp và coi nhu cầu thị trường là mệnh lệnh cho sản xuất nông lâm thuỷ sản.
Từ đó, Hội ND cùng đồng bào nông dân phải thoát ra khỏi tư duy trong địa giới hành chính xã, huyện, tỉnh và xây dựng chiến lược quốc gia, vùng miền, chế biến để nâng cao giá trị hàng hoá. Các cấp Hội cần đổi mới tư duy, chuyển từ sản xuất sang kinh doanh nông lâm thuỷ sản để thực hiện có hiệu quả mối quan hệ liên kết “6 nhà” mà doanh nghiệp là “bà đỡ” và người nông dân vừa là nhà sản xuất vừa là nhà kinh doanh nông nghiệp.”
Đồng chí Thào Xuân Sùng – Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN
-
Nghệ An: Công tác Hội và phong trào nông dân có bước chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ -
Hội Nông dân Việt Nam tập trung triển khai 4 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 -
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 -
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống cộng đồng nông thôn
- Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội
- Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức hội nghị báo cáo viên mở rộng cấp tỉnh
- Phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng giảm phát thải khí nhà kính
- Mang hơi ấm nghĩa tình đến với đồng bào vùng cao Kỳ Sơn
- Thanh Hóa: Thực hiện thắng lợi 3 nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết số 34
- Phiên chợ giúp nông dân miền núi tiêu thụ nông sản
- 42 tác phẩm đạt Giải Báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ 2
-
Quất cảnh Hội An nhộn nhịp vào mùa TếtNhững ngày này, người trồng quất cảnh ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam khẩn trương chăm sóc, chuẩn bị cung ứng cho thị trường Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm hiện tại, hơn 80% số quất cảnh chơi tết đã được thương lái đến tận vườn đặt mua.
-
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đạt chuẩn nông thôn mới nâng caoPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1695/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 về việc công nhận huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
-
Huế công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025Ngày 1/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức Lễ Công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025.
-
Ngày đầu áp dụng mức xử phạt vi phạm mới, nhiều tài xế hối hận vì vi phạmNgày 1/1/2025, ngày đầu áp dụng Nghị định 168, cảnh sát giao thông lập biên bản một số trường hợp vi phạm với mức xử phạt mới. Nhiều người vi phạm ân hận, xót xa khi nộp phạt.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTạp chí Nông thôn mới trân trọng giới thiệu bài viết nhân dịp đầu năm mới 2025 có tựa đề "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc" của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:
-
Tổng Bí thư: Tăng cường phòng, chống tham nhũng gắn với sắp xếp tinh gọn bộ máyNăm 2024, Ban Chấp hành TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra TW thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện TW quản lý, trong đó lần đầu tiên kỷ luật 2 nguyên lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.
-
Khởi nghiệp thành công từ sản xuất bánh hỏi rau củVới dự án sản xuất bánh hỏi rau củ mang thương hiệu Vidata, anh Đặng Ngọc Vũ, sinh năm 1991, ở xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định được trao giải Nhất trong cuộc thi “Nông dân khởi nghiệp sáng tạo” lần thứ III - năm 2024 tỉnh Bình Định.
-
Cao Bằng: Phục hồi và tập huấn bài quyền thuật cổ Tày, Nùng cho đồng bào các dân tộc miền phên giậu Tổ quốcTrong 8 ngày, từ 07/12 - 29/12/2024 tại Trường Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã tổ chức thành công Lớp tập huấn triển khai bài quyền thuật của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Hoạt động ý nghĩa này không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam mà còn là nỗ lực nâng cao sức khỏe cho bà con các dân tộc miền phên giậu của Tổ quốc, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc.
-
Dấu ấn của lực lượng vũ trang trong xây dựng nông thôn mới ở vùng rốn lũ Hà Tĩnh(Tapchinongthonmoi.vn) – Thực hiện phong trào Chung sức xây dựng nông thôn mới, các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Hà Tĩnh đã hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Những kết quả đạt đươc không chỉ góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh mà còn giúp củng cố mối đoàn kết quân dân.
-
Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024Sáng ngày 30/12/2024, Hội Nông dân (HND) tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị lần thứ 5 (khóa X) nhằm đánh giá công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có bà Đỗ Thị Kim Thắm - Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An và đại diện các sở, ban, ngành trong tỉnh.
-
1 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao