Hội Nông dân Nghệ An đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ
Tham dự hội nghị có bà Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Quang Tùng – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An cùng nhiều đại biểu đại diện các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh.
Nhiều hoạt động nổi bật được đánh giá cao năm 2022
Năm 2022 được đánh giá là một năm thắng lợi toàn diện trong mọi hoạt động Hội và phong trào nông dân. Nổi bật trong chuỗi hoạt động của Hội được ghi nhận và đánh giá cao là phong trào nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; các hoạt động nông dân sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn, nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới.
Năm 2022, tỉnh Nghệ An có 257.676 hộ hội viên nông dân đăng ký trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, đạt 108,6% chỉ tiêu giao. Hội đã xét công nhận 142.336 hộ đạt tiêu chí sản xuất kinh doanh giỏi cấp cơ sở, 20.754 hộ đạt tiêu chí SXKD giỏi cấp huyện. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh phối hợp xét và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho 10 hội viên nông dân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào nông dân năm 2022
Hội Nông dân tỉnh cũng đã khảo sát lựa chọn, thẩm định, công bố 211 mô hình kinh tế mới tiêu biểu trên địa bàn cả tỉnh để giới thiệu cho các cấp Hội và hội viên nông dân toàn tỉnh tìm hiểu, tham quan học tập mô hình và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Song song với phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, các cơ sở Hội trong toàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch giúp 552 hộ thoát nghèo. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong việc hỗ trợ sinh kế cho hộ hội viên nông dân nghèo thoát nghèo bền vững được các cấp hội tổ chức thực hiện như: Mô hình hỗ trợ giống gà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của Hội Nông dân thành phố Vinh; mô hình hỗ trợ con giống (lợn, gà), vật tư, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho hộ hội viên nông dân nghèo của Hội Nông dân huyện Đô Lương; Đề án “Ngân hàng bò” của các huyện Quỳnh Lưu, Kỳ Sơn, Nghi Lộc; phong trào “góp gạch xây nhà cho hộ nghèo" của các huyện Đô Lương, Quỳ Châu…
Chính phong trào sản xuất kinh doanh giỏi là “đòn bẩy” tạo nên chiều sâu trên lộ trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh đạt đến đích. Rõ nhất là phong trào xây dựng vườn mẫu, vườn đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới, cải tạo vườn tạp được các cấp Hội Nông dân Nghệ An tập trung chỉ đạo và nông dân tích cực hưởng ứng, thực hiện có hiệu quả. Kết quả tính đến 30/11/2022, toàn tỉnh có 7 đơn vị cấp huyện, 299 đơn vị cấp xã, 184 thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới.
Mặc dù năm 2022, dịch bệnh trên người, cây trồng, vật nuôi đã tác động mạnh đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân, đặc biệt, giá cả vật tư nông nghiệp và các mặt hàng tiêu dùng, nhiên liệu tăng cao, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp khó khăn.Tỉnh Nghệ An cũng là địa phương chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, nhưng bằng sự nỗ lực, đoàn kết của cả hệ thống chính trị và đồng bào cả nước, người dân toàn tỉnh nổ lực vượt khó, sớm khắc phục mọi hậu quả, ổn định cuộc sống và tiếp tục phát huy những thành quả đạt được.
Nâng cao năng lực giám sát và xây dựng Hội vững mạnh
Nhằm tăng cường vai trò, nhiệm vụ của các cấp Hội, thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân về giám sát quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp, tuyên truyền, phổ biến những sản phẩm vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu…
Cụ thể, Hội đã chủ trì tổ chức được được 38 cuộc, phối hợp tổ chức 497 cuộc giám sát chuyên đề theo Quyết định 217 của Bộ Chính trị về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo khảo sát, nắm bắt tình hình thực tế, tổ chức hội nghị phản biện Dự thảo nghị quyết HĐND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai để thực hiện công trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An” với 172 dự án. Hội Nông dân các cấp đã hoàn thành 2.865 cuộc kiểm tra theo định kỳ và chuyên đề.
Công tác kết nạp hội viên cũng được các cấp Hội tỉnh Nghệ An chú trọng và đã kết nạp được 10.843 hội viên (đạt 106% chỉ năm tiêu kế hoạch cả năm); giới thiệu 459 quần chúng ưu tú là cán bộ, hội viên nông dân để cho Đảng xem xét, kết nạp, trong đó có 209 hội viên nông dân được kết nạp vào Đảng; thành lập mới 19 chi hội nông dân nghề nghiệp và 274 tổ hội nông dân nghề nghiệp.
Đồng thời, các cấp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã mở 48 lớp tập huấn nghiệp vụ cho 5.446 lượt học viên là chi hội trưởng, cán bộ hội cơ sở, cán bộ chuyên trách các cấp. Hiện tại, 88,8% Chủ tịch Hội Nông dân cấp xã có trình độ chuyên môn đại học; 95% có trình độ trung cấp lý luận chính trị.
Phát biểu tại hội nghị, bà Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đánh giá: “Năm 2022, bên cạnh thuận lợi thì còn rất nhiều khó khăn, nhưng các cấp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy địa phương, bám sát sự chỉ đạo của Hội cấp trên để xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và triển khai thực hiện hiệu quả, với kết quả 13/13 chỉ tiêu đều hoàn thành và 12 chỉ tiêu vượt mức. Trung ương Hội đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Hội trong tỉnh. Công tác tuyên truyền có rất nhiều đổi mới, hiệu quả thiết thực phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; công tác xây dựng tổ chức Hội đã triển khai, tổ chức thực hiện đảm bảo, bài bản. Công tác đại hội chi hội, đại hội nông dân cơ sở các địa phương đã chuẩn bị đúng tiến độ …”
Cũng tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã nhấn mạnh nhiệm vụ năm 2023 đối với các cấp Hội: “Nghị quyết 19, Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII của Đảng tiếp tục khẳng định nông dân là trung tâm, chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Vì vậy các cấp Hội cần tiếp tục tập trung xây dựng Hội Nông dân thực sự vững mạnh, xứng đáng là tổ chức đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân”.
Cũng trong dịp này, Lãnh đạo Trung ương Hội đã trao kỷ niệm chương Vì giai cấp Nông dân Việt Nam cho 3 cá nhân. Nhiều tập thể, cá nhân được Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tặng bằng khen ghi nhận thành tích và đóng góp cho công tác Hội và phong trào nông dân trong tỉnh.
- Đảng bộ cơ quan Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tổng kết công tác Đảng năm 2024
- Ký kết phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang
- Các cấp Hội tập trung, quyết tâm thực hiện hiệu quả 5 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025
- Hội Nông dân Việt Nam phát động thi đua năm 2025, triển khai thực hiện 6 nội dung quan trọng
- Bầu bổ sung 6 ủy viên ban chấp hành, 3 ủy viên ban thường vụ Trung ương Hội NDVN
- Phát huy dân chủ, trí tuệ quyết định các vấn đề quan trọng của tổ chức Hội và phong trào nông dân
- Khai mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VIII nhiệm kỳ 2023-2028
-
Thanh Hóa: Hội mang "Xuân ấm" đến với hội viên nông dânHội Nông dân các cấp của tỉnh Thanh Hóa (HND) đã đến thăm hỏi và trao tặng 12.014 suất quà Tết Ất Tỵ năm 2025, tổng trị giá gần 5 tỷ đồng cho những hội viên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn.
-
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIIITrung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
-
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH TW Đảng khóa XIIIChiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
-
Sóc Trăng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu sốLà tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số với chiếm hơn 35% dân số, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chỉ đạo các ngành các cấp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
-
3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng caoNgày 22/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.
-
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá.
-
Công điện bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025Ngày 22/1/2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre) hối hả vào XuânCứ mỗi độ Xuân về, Tết đến, người dân ở làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) lại nhộn nhịp hẳn lên. Nhiều hộ dân nơi đây đã “giữ lửa” cho nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa và góp phần làm đẹp cho mùa Xuân.
-
Việt Nam mất vị trí dẫn đầu xuất khẩu gạo vào SingaporeSau 2 quý đầu năm giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, Việt Nam đã để mất thị phần cho Ấn Độ và Thái Lan.
-
Phát huy vai trò của đảng viên cao niên trong xây dựng nông thôn mớiTỉnh Tiền Giang có 11/11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 2/8 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (huyện Gò Công Đông, huyện Chợ Gạo) năm 2024.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
3 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
4 Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội -
5 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa