

Tham dự Đại hội có trên 300 đại biểu đại diện cho các tổ chức nông dân đến từ 52 nước trên thế giới, đại diện các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, nhà khoa học… Đại hội tập trung thảo luận, đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; về vai trò của các tổ chức nông dân, các hợp tác xã, phụ nữ, thanh niên nông thôn và công nghệ, đổi mới, sáng tạo; kết nạp thành viên mới; Bầu Ban lãnh đạo nhiệm kỳ 2022 – 2024; sửa đổi, bổ sung Điều lệ; phê chuẩn quyết toán ngân sách năm 2021, thông qua dự toán ngân sách năm 2022 và 2023; thống nhất địa điểm tổ chức Đại hội năm 2023.
.jpg)
Đại hội khẳng định mặc dù đại dịch Covid-19, các xung đột, các cú sốc về kinh tế, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống lương thực toàn cầu, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng dẫn đến mất an ninh lương thực, nghèo đói và suy dinh dưỡng, làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng, nhưng nông dân trên toàn thế giới vẫn bền bỉ, sáng tạo, nỗ lực vượt bậc tiếp tục sản xuất lương thực, thực phẩm góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu một cách bền vững. Đại hội khẳng định, nông dân, tổ chức nông dân, các hợp tác xã, trong đó có phụ nữ, thanh niên nông thôn đóng vai trò xương sống của kinh tế nông thôn; khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo là động lực cho sự chuyển đổi của hệ thống lương thực toàn cầu, là công cụ để nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất một cách bền vững; phụ nữ và thanh niên nông thôn cần phải có cơ hội tiếp cận đầy đủ và công bằng các nguồn lực và cơ hội phát triển để phát huy hết tiềm năng và xứng đáng với vai trò của mình trong hệ thống lương thực toàn cầu.
Tại Đại hội, Hội Nông dân Việt Nam đã chính thức được công nhận là thành viên của WFO cùng với các tổ chức nông dân đến từ Nam Phi, Ốt-x-trây-li-a, Uganda. Ngoài ra, tổ chức nông dân đến từ Italy và Georgia được công nhận là thành viên liên kết. Như vậy, đến nay, WFO có 76 thành viên đến từ 52 quốc gia trên toàn thế giới. Đại hội khẳng định trong thời gian tới tăng cường đổi mới nội dung và phương thức hoạt động tạo sự hấp dẫn, kết nạp thêm thành viên để tiếp tục khẳng định là Tổ chức Nông dân lớn nhất thế giới.

Đại hội đã bầu Ban Lãnh đạo mới gồm Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và 06 thành viên Hội đồng điều hành là đại diện của các tổ chức thành viên ở 06 khu vực. Ông Arnold Puech d’Alissac, Hội Nông dân Pháp (FNSEA), đại diện khu vực châu Âu, Phó Chủ tịch WFO được bầu làm Chủ tịch WFO; bà Katrina Sarah Milne, Hội Nông dân Niu-di-lân (FedFarm), thành viên Hội đồng điều hành WFO, đại diện khu vực châu Đại Dương được bầu làm Phó Chủ tịch WFO nhiệm kỳ 2022 – 2024. Đại hội thông qua Điều lệ sửa đổi, bổ sung; phê chuẩn quyết toán ngân sách năm 2021, dự toán ngân sách năm 2022 và 2023. Đại hội thông qua các chính sách về nâng cao năng lực và trao quyền cho phụ nữ nông thôn; chương trình hành động về thanh niên nông thôn; chính sách về nâng cao vai trò của hợp tác xã đối sự phát triển bền vững của nông nghiệp và hệ thống lương thực; chính sách về đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vì phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả. Đại hội thống nhất lựa chọn Nam Phi là địa điểm tổ chức Đại hội năm 2023.
Trong thời gian Đại hội, ông Nguyễn Xuân Định đã đến thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Định thông tin về kết quả tham dự Đại hội Hội Nông dân Thế giới (WFO), tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các hoạt động trọng tâm của Hội Nông dân Việt Nam.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Hungary, bà Nguyễn Thị Bích Thảo chúc mừng Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO). Đại sứ thông báo về tình hình kinh tế - xã hội, nhất là phát triển nông nghiệp của các nước châu Âu nói chung, của Hungary nói riêng, mối quan tâm của các doanh nghiệp châu Âu đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông sản hàng hóa của Việt Nam. Đại sứ khẳng định sẵn sàng chia sẻ, cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam, nông sản hàng hóa Việt Nam với bạn bè và đối tác châu Âu để góp phần thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản cho nông dân Việt Nam.
-
Cán bộ, hội viên nông dân Quảng Bình hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023
-
Hội Nông dân Nghệ An đổi mới công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện thiết thực
-
Hội Nông dân Việt Nam tập trung hoàn thành xuất sắc mục tiêu kép năm 2023
-
Thư Chúc Tết Quý Mão 2023 của đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
- Chú trọng xây dựng tổ chức Hội vững mạnh từ cơ sở
- Đoàn kết thống nhất, sáng tạo, tổ chức nhiều hoạt động nổi bật
- Hội ND Bà Rịa - Vũng Tàu: Xây dựng thành công 12 mô hình mới về du lịch kết hợp nông nghiệp công nghệ cao
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam: Trao quà Tết cho nông dân nghèo tại tỉnh Sơn La
- Điện Biên: Tổ chức đại hội điểm Hội Nông dân cấp xã nhiệm kỳ 2023 – 2028
- Hội thảo về phát huy vai trò của Hội trong xây dựng cộng đồng nông thôn mới
- Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức cơ quan T.Ư Hội NDVN: Đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vì sự phát triển của tổ chức Hội
-
Cán bộ, hội viên nông dân Quảng Bình hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Trong ngày đầu ra quân đã trồng được hơn 200 cây xanh nhằm hướng đến những tuyến đường xanh, sạch, đẹp và nâng cao ý thức giữ gìn môi trường trong sạch cho hội viên nông dân.
-
Nô nức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng của dân tộc Tày tại Tuyên QuangNgày 29/1, trong không khí vui xuân, chào đón năm mới Quý Mão 2023, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng, đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội năm nay đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự.
-
Kiểm soát chặt, bình ổn giá dịch vụ vui chơi, ăn uống dịp lễ hội sau TếtTheo Bộ Tài chính, sau Tết bắt đầu là thời điểm của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng. Do đó, cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
-
Hội Nông dân Nghệ An đổi mới công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện thiết thực(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2022, công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Nghệ An đạt kết quả rất thành công trên nhiều phương diện. Từ đó tạo nên sự chuyển biến quan trọng góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của tỉnh nói riêng và kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
-
Xuất khẩu nông sản: Nhiều mặt hàng tăng trưởng cao trong tháng đầu nămq1Năm 2022, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế khi tăng trưởng trên các mặt sản xuất, xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô trong nước và an ninh lương thực toàn cầu. Với nền tảng như vậy, bước sang năm 2023, nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục ghi nhận tín hiệu vui trong tháng đầu tiên của năm mới.
-
Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào?Theo dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết 31/12/2024.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Nghệ AnVới lòng biết ơn vô hạn, kính trọng sâu sắc và tự hào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nguyện mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Người
-
Bức tranh ngân sách Nhà nước năm 2023Theo dự báo ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, tổng thu NSNN ước tính 1.620.744 tỷ đồng, tổng chi NSNN ước tính 2.076.244 tỷ đồng; dự toán mức bội chi NSNN: 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42%GDP.
-
Tái hiện nghi lễ vua Lê Đại Hành cày Tịch điền tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023Sáng 28/1 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Quý Mão), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2023 - Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-
Đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệmCông tác tổ chức, chăm lo Tết cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được các ngành, các cấp quan tâm và chuẩn bị chu đáo, bảo đảm không có hộ gia đình nào thiếu đói trong dịp Tết. Trên mọi miền tổ quốc, bà con các dân tộc đón Tết đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Sau Tết, các lễ hội đã bắt đầu mở màn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh