
Trong đêm khai mạc, đại biểu cùng đông đảo người dân được thưởng thức các tiết mục văn nghệ với những giai điệu, ca từ thấm đẫm tình đất, tình người Đồng Tháp. Qua đó, thể hiện sự khát khao ước vọng của đất và người dân nơi đây và khẳng định cá tra “vượt sóng vượt gió” thành công, để đến lúc loài cá này phải được nhìn nhận đúng giá trị, đúng tầm vóc và mang tính bền vững.
Tại đêm khai mạc, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã vinh danh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho ngành hàng cá tra. Lễ hội Cá tra nhằm cổ vũ, động viên và ghi nhận sự đóng góp của ngành hàng cá tra trong nền kinh tế của tỉnh và khu vực Tây Nam Bộ.
Lễ hội Cá tra diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/12. Điểm nổi bật của lễ hội là các hoạt động trải nghiệm không gian cá tra và loài cá nói chung trong văn hóa Việt Nam và thế giới; thưởng thức biểu diễn ẩm thực, các sản phẩm đặc sắc từ cá tra; tham quan vùng nuôi và nhà máy chế biến cá tra…
Trong khuôn khổ Lễ hội còn có các diễn đàn, hội thảo như: Hội nghị tổng kết ngành cá tra Việt Nam năm 2022, Hội nghị chuỗi nuôi trồng, tiêu thụ, ký kết hợp tác và tọa đàm của ngành Khuyến nông Việt Nam.
Vùng Hồng Ngự trước đây, bao gồm: thành phố Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và Tân Hồng của tỉnh Đồng Tháp nằm ở khu vực thượng nguồn sông Cửu Long. Từ những năm 1960, người dân vùng biên giới Hồng Ngự biết đến con cá tra. Bà con bắt cá tra giống tự nhiên từ sông Cửu Long rồi thuần dưỡng, chở đi bán khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Nhờ ứng dụng tiến bộ của khoa học, người dân Hồng Ngự đã cho sinh sản cá tra giống nhân tạo.
Khởi nguồn từ vùng Hồng Ngự, theo thời gian, dù phải trải qua không ít thăng trầm nhưng nghề nuôi cá tra vẫn phát triển ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhất là Đồng Tháp và An Giang. Đến nay, sản phẩm cá tra của Việt Nam đã có mặt ở hàng trăm quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tại Đồng Tháp, tính đến tháng 11/2022, diện tích lũy kế nuôi cá tra ước đạt 2.450ha với sản lượng thu hoạch 505.000 tấn; xuất khẩu ước đạt 270.077 tấn, kim ngạch ước đạt 847 triệu USD, đứng đầu trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh.

Phát biểu khai mạc Lễ hội Cá tra, ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Dù được nuôi từ khá lâu, nhưng suốt thời gian dài, cá tra chỉ là một loại thực phẩm bán tại các chợ quê. Cuối năm 1990, khi thị trường mở cửa, doanh nghiệp chú ý và giới thiệu với đối tác nước ngoài, từ đó cá tra đã từ ao làng vươn ra thị trường thế giới. Đến nay, Đồng Tháp đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá tra gần 01 tỷ USD/2,4 tỷ USD cả nước. Ðây là cơ hội tốt để các địa phương nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng có thế mạnh tiếp tục đầu tư nuôi trồng, xuất khẩu cá tra và xa hơn là tiếp tục xây dựng chuỗi giá trị cá tra phát triển bền vững.
Đồng Tháp đã chọn cá tra là một trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp từ năm 2014. Sản xuất cá tra ở Đồng Tháp đã phát triển thành chuỗi giá trị sản phẩm, từ khâu giống, nuôi trồng, chế biến, đông lạnh đến vận chuyển và thực hiện hậu cần xuất khẩu. Ngành công nghiệp cá tra đã thúc đẩy phát triển nhiều ngành khác như: thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, ngành dược phẩm, mỹ phẩm… Các sản phẩm cá tra đạt các tiêu chuẩn của nhiều thị trường lớn, khó tính nhất.
Tại buổi Lễ, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT RU7chia sẻ: Với lợi thế tuyệt đối về điều kiện tự nhiên của vùng sông nước ĐBSCL, ngành hàng cá tra nước ta không ngừng phát triển và hiện đã trở thành ngành công nghiệp cả tra nổi tiếng toàn cầu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng trăm ngàn lao động.
Năm 1997 lần đầu tiên cả tra tham gia vào thị trường thế giới, xuất khẩu chi thu về 1,6 triệu USD. Năm 2008, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 1 tỷ USD. 10 năm sau, xuất khẩu cá tra đạt thêm cột mốc mới khi lần đầu tiên vượt mốc 2,26 tỉ USD vào năm 2018. Và năm 2022, mặc dù chịu tác động từ hậu quả của đại dịch Covid-19, nhưng sản lượng cá tra năm nay dự kiến đạt 1,68 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu dự kiến trên 2,4 tỷ USD, là đỉnh cao nhất trong lịch sử của ngành hàng, các sản phẩm từ cá tra đã có mặt trên 134 quốc gia.
Hiện nay, cá tra được xác định là sản phẩm quốc gia và được đưa vào chương trình tải cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vùng, hướng nâng cao chất lượng, giá trị và kim ngạch xuất khẩu, thích ứng với biến đổi khí hậu. Và để ngành hàng cá tra ngày một phát triển hiệu quả, bền vùng, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 và 2030 đạt tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản là 5,67 triệu tấn/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,8-12 tỷ USD/năm…
Với mục tiêu, định hướng phát triển như trên, rất cần các giải pháp đồng bộ, như: Đẩy mạnh liên kết, hình thành chuỗi giá trị ngành hàng có tra giữa người nông dân và doanh nghiệp; quy hoạch vùng sản xuất, cơ sở chế biển cả tra; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường tiêu thụ; dự bảo tình hình cung- cầu và đa dạng hóa sản phẩm theo hướng tuần hoàn để gia tăng giá trị đặc biệt; đồng thời nâng cao hiệu quả, chất lượng và an toàn thực phẩm của các sản phẩm, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu…
Lễ hội Cá tra lần thứ I năm 2022 tại TP. Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, dự kiến thu hút khoảng 50.000 người tham dự, gồm: các đối tác ngành hàng cá tra, du khách trong nước và quốc tế. Lễ hội Cá tra là hoạt động hướng đến duy trì tổ chức hằng năm để xây dựng hình ảnhThủ phủ cá tra Hồng Ngự; quảng bá, tri ân nghề nuôi cá tra là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung; giới thiệu, quảng bá hình ảnh ấn tượng, đặc trưng, tiềm năng và thế mạnh về sản phẩm từ cá tra, đặc sản địa phương.
-
Nguồn cung phân bón đủ nhưng giá vẫn ở mức cao
-
Cận Tết, giá sầu riêng cao nhất từ trước đến nay
-
Khai mạc Đường hoa mai vàng Bình Lợi
-
Gạo và dưa hấu Gò Công (Tiền Giang) được cấp nhãn hiệu tập thể
- Thực phẩm đáp ứng đủ nhu cầu dịp Tết
- Công nghệ mới giảm chi phí giá thành, tiết kiệm khoảng 20- 30% lượng phân bón
- Đồng Tháp: tổ chức Diễn đàn Mekong Starup lần 1
- Bưởi da xanh Việt Nam lần đầu "có mặt" tại Mỹ, người Việt hào hứng mua
- Khai mạc Hội chợ nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du, miền núi phía Bắc 2022
- Chủ tịch nước: Phát triển sâm Lai Châu để người dân thoát nghèo, làm giàu
- Cà Mau sẽ tổ chức Ngày hội Cua Cà Mau - Lần thứ I năm 2022
-
Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tích cực hỗ trợ nông dân sản xuất theo chuỗi giá trịThời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã chủ động phối hợp với các ngành hỗ trợ hội viên mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng các ngành nghề, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển kinh tế tập thể, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị thông qua nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên.
-
Nguồn cung phân bón đủ nhưng giá vẫn ở mức caoVới công suất sản xuất các loại phân bón quan trọng như đạm ure, NPK và phân bón chứa lân của các nhà máy trong nước đều vượt nhu cầu tiêu thụ, nguồn cung phân bón trong nước cho sản xuất nông nghiệp, nhất là vụ Đông Xuân 2022-2023 được đảm bảo. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia giá phân bón vẫn neo ở mức cao cho dù đã hạ nhiệt so với năm ngoái.
-
15 mặt hàng "tỷ đô" xuất khẩu sang khu vực Âu-MỹViệt Nam có 15 mặt hàng xuất khẩu sang khu vực Âu Mỹ, đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Trong năm 2022, một số mặt hàng đã ghi nhận sự tăng trưởng hai con số như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; giày dép; thủy sản; cà phê...
-
Ngày Thế giới phòng chống ung thư 4/2: Khoảng cách nguy hiểm“Thu hẹp khoảng cách chăm sóc” là chủ đề xuyên suốt của chiến dịch kéo dài 3 năm, được khởi động từ năm 2022 nhân Ngày Thế giới phòng chống ung thư 4/2, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc ung thư sẽ tăng 81% tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào năm 2040 do thiếu nguồn lực đầu tư cho việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
-
Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh 2023: Bảo tồn, lan tỏa các giá trị văn hóaSáng 4/2 (ngày 14 tháng Giêng năm Quý Mão), Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2023 tưởng nhớ, tri ân công đức của Đức Thánh Tản Viên Sơn - vị thần đứng đầu Tứ bất tử trong thần điện Việt, đã khai hội tại đền Hạ (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội), dưới chân núi Tổ Ba Vì.
-
Tuyển sinh 2023: Các trường đại học mở một loạt ngành mớiNăm nay, nhiều trường đại học công bố mở thêm các ngành học mới, tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.
-
Một số địa phương hoàn thành lấy nước gieo cấy lúa Đông XuânTheo báo cáo nhanh của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến 16 giờ ngày 4/2, diện tích có nước để gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 427.134 ha, đạt 85,7% (tăng 1,9% so với ngày 3/2).
-
Thủ tướng khảo sát một số dự án hạ tầng, công nghiệp lớn và mô hình nhà thu nhập thấp tại Bình ĐịnhSáng 4/2, trong chuyến công tác tại tỉnh Bình Định, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi khảo sát dự án nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát.
-
Dòng người tấp nập trẩy hội Lim trong làn điệu dân ca Quan họHàng nghìn du khách thập phương tấp nập đã về trẩy hội Lim, hòa mình trong những làn điệu dân ca Quan họ mượt mà, đằm thắm của người xứ Kinh Bắc.
-
Bàn giao công tác của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân PhúcChiều 4/2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể lễ bàn giao công tác giữa nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh