Khát vọng, đam mê sáng tạo vì môi trường xanh – sạch – đẹp
Tham dự vòng Chung kết có ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, Trưởng ban tổ chức; ông Phùng Chí Sỹ - Phó Chủ tịch Hội Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Dự án; PGS.TS Lê Thị Trinh – Phó Hiệu trưởng Trường HUNRE; thành viên Ban giám khảo; đại diện lãnh đạo của các đơn vị có liên quan và đặc biệt là sự có mặt của 10 nhóm/thí sinh tham gia dự thi, các học sinh, sinh viên của các trường.
Phát biểu khai mạc, ông Phạm Văn Sơn cho biết: Cuộc thi là một trong những hoạt động thuộc Dự án “Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất áp dụng các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của đốt ngoài trời và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam” do Hội Bảo vệ Thiên Nhiên và Môi trường Việt Nam thực hiện thông qua Liên minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm với sự tài trợ của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông nghiệp Vương Quốc Anh.
Việc tổ chức cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành: Giảm đốt rơm, rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” là một trong những hoạt động cụ thể của Dự án, nhằm khơi dậy và ươm mầm những ý tưởng sáng tạo trong việc bảo vệ môi trường dành cho học sinh các trường THPT và sinh viên các trường Đại học. Cuộc thi đặc biệt chú trọng đến việc giảm thiểu tình trạng đốt rơm, rạ và khuyến khích sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách. Đây là 2 vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đặc biệt là tại các vùng nông thôn. Các em học sinh/sinh viên – những người trẻ, sáng tạo và đầy nhiệt huyết – chính là những tác nhân thay đổi tích cực để hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, xanh và sạch.
Theo ông Phạm Văn Sơn, qua các vòng thi, Ban Tổ chức đã nhận được rất nhiều ý tưởng sáng tạo, đầy tiềm năng. Những giải pháp mà các bạn học sinh, sinh viên mang đến không chỉ thể hiện sự thông minh, khéo léo mà còn cho thấy ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng và môi trường.
“Tôi tin rằng những ý tưởng này không chỉ dừng lại ở cuộc thi mà sẽ tiếp tục được phát triển và áp dụng vào thực tế, mang lại những thay đổi tích cực cho xã hội. Việc tổ chức vòng chung kết để tôn vinh những cá nhân và đội nhóm xuất sắc, những ý tưởng đột phá. Nhưng trên hết, tôi muốn nhấn mạnh rằng tất cả các em, dù có đạt giải thưởng hay không, đều là những người chiến thắng. Bởi lẽ, các em đã dám nghĩ, dám làm và dám cống hiến cho một tương lai xanh hơn, an toàn hơn vì cộng đồng” – ông Phạm Văn Sơn khẳng định.
Ông Phạm Văn Sơn cũng bày tỏ mong muốn các bạn học sinh, sinh viên tham gia nhiệt tình, điều đó không chỉ mang lại sự thành công cho cuộc thi mà còn là nguồn động lực to lớn để Ban Tổ chức chức tiếp tục triển khai và nhân rộng các hoạt động ý nghĩa này trong tương lai. “Tôi hy vọng rằng từ cuộc thi này, các em sẽ có thêm động lực để tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo và không ngừng cống hiến cho sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước.” – ông Phạm Văn Sơn chia sẻ.
Phát biểu tại hội thi, ông Phùng Chí Sỹ cho rằng, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trong thời gian qua đã thực hiện nhiều dự án về bảo vệ tài nguyên môi trường, trong đó có nhiều hoạt động tập huấn nhằm nâng cao năng lực, nhận thức, lan tỏa các hành vi bảo vệ môi trường. Hội tập trung vào các đối tương cụ thể là nhà quản lý các cấp, nông dân và học sinh, sinh viên. Cuộc thi trên là một trong những hoạt động để nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường.
Theo PGS.TS Lê Thị Trinh, việc các bạn học sinh, sinh viên tham gia cuộc thi là một trong những hoạt động trải nghiệm đầy thú vị, ý nghĩa, góp phần phát huy những ý tưởng, sáng tạo của các em. Khi được tham gia, học sinh, sinh viên sẽ có thêm kiến thức, ý thức về bảo vệ tài nguyên môi trường, hướng đến cuộc sống xanh và có thế khởi nghiệp từ những ý tưởng sáng tạo, sát với thực tiễn cuộc sống.
Theo Ban Tổ chức, 10 nhóm, thí sinh tham dự với các đề tài, ý tưởng sáng tạo như: “Giải pháp giải quyết lượng rơm, rạ dư thừa giúp tăng năng suất muối, cải thiện cuộc sống, bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế truyền thống bền vững ở địa phương” – Nhóm Trường học xanh (Đại học Sư phạm Huế, THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp và THPT Quang Trung – Quảng Bình); “Giấy rơm dấu ấn tự nhiên cho tương lai” – Nhóm Chuyến đi của rơm ( Đại học Khoa học Huế); “Làm lương khô từ rơm” – nhóm D1 (Đại học Hòa Bình); “Sản xuất gỗ nhân tạo từ rơm” – Nhóm Straw Wood (Đại học Trà Vinh); “Sử dụng chế phẩm sinh học từ lá xoan ta để kiểm soát sâu tơ hại bắp cải và rệp xám hại cải xanh” – Nhóm Lyole (THPT Xuân Giang, Sóc Sơn, Hà Nội); “Từ rơm thành giấy” – Nhóm Sắc lúa (THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Liên cấp Sentia, Trường Sedbergh Vietnam); “Viên nén rơm rạ - từ rác thải nông nghiệp thành sản phẩm hiệu quả với môi trường” – Nhóm DTH (Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội); “Chế phẩm trừ sâu thảo mộc – Giải pháp nông nghiệp tương lai” – Đào Thị Thu Hương (Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội); “Dự án máy cắt trộn rơm rạ” – Nguyễn Thị Thùy Linh (Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội); “Từ rơm vàng đến lụa xanh” – Mai Nguyễn Phương Nhi (Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. HCM).
Tại cuộc thi, các nhóm/thí sinh đã trình bày ý tưởng, có tác dụng, lợi ích cụ thể như thế nào đối với cuộc sống và đặc biệt có tính ứng dụng cao trong thực thế....
Kết quả, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho Nhóm Straw Wood; giải Nhì cho Nhóm Chuyến đi của rơm; Giải Ba thuộc về Nhóm D1, Nhóm Lyole, Đào Thị Thu Hương. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao giải Lan tỏa mạng xã hội cho Nhóm Trường học xanh.
Phát biết kết thúc cuộc thi, ông Phạm Văn Sơn hy vọng sẽ giúp các em học sinh, sinh viên nâng cao nhận thức cho bản thân về bảo vệ môi trường, cùng nhau lan tỏa đến các bạn học, đến cộng đồng nhiều hơn nữa góp phần xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.
“Qua cuộc thi này, tôi hy vọng các em luôn giữ vững niềm đam mê, khát vọng và tinh thần sáng tạo để cùng nhau xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp cho tất cả mọi người” – ông Phạm Văn Sơn bày tỏ.
-
Độc đáo: "Cặp kỳ lân châu Á" làm từ 5.000 dây bẫy thú rừng -
Quảng Trị: Nạn xả rác thải khiến sông Hiếu ngày càng ô nhiễm -
Xây dựng hình ảnh Côn Đảo xanh, thân thiện, văn minh -
Người dân vùng Lìa cùng nhau gìn giữ “Báu vật trời cho”
- Hữu Lũng tích cực hưởng ứng Tết trồng cây Giáp Thìn 2024
- “Một triệu bữa cơm có thịt” - ấm áp những tấm lòng sẻ chia với trẻ em vùng cao
- Hoa thủy tiên – Thú chơi tao nhã, độc đáo
- Ngày hội đến trường và vui Tết Trung Thu cho trẻ em miền núi Nghệ An
- Nẻo về nguồn cội – Tấm lòng tri ân với quê hương
- Đồng Tháp xây dựng vùng nông sản an toàn, bền vững, gìn giữ môi trường
- Huế phấn đấu mục tiêu trở thành Thành phố Xe đạp
-
Hội Nông dân xã Hương Sơn: Chủ động “tìm nguồn” để phát triển sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Bằng nhiều giải pháp cụ thể và đặc biệt là chủ động “tìm nguồn” để hỗ trợ xây dựng các sản phẩm OCOP, vì vậy mà 3 năm trở lại đây, năm nào Hội Nông dân xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cũng hỗ trợ cho các chủ thể trên địa bàn để xây dựng thành công sản phẩm đạt OCOP.
-
An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quảHiện nay, ngành Nông nghiệp tỉnh An Giang đã sử dụng 265 drone phục vụ sạ lúa, bón phân; ứng dụng nền tảng số, phần mềm ghi nhật ký, truy xuất nguồn gốc; ứng dụng với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và chuỗi khối (Blockchain) đã giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, mở ra cơ hội kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.
-
Bộ Y tế phản bác thông tin sử dụng thực phẩm bổ sung I-ốt gây cường giápTrước thông tin dùng thực phẩm bổ sung I-ốt làm gia tăng bệnh về tuyến giáp do thừa vi chất này, Bộ Y tế cho biết, đây là thông tin thiếu cơ sở khoa học gây hoang mang dư luận.
-
Khát vọng, đam mê sáng tạo vì môi trường xanh – sạch – đẹpNgày 5/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường (HUNRE) tổ chức Chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành: Giảm đốt rơm, rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật”. Tham dự vòng chung kết có 10 nhóm/thí sinh là các em học sinh, sinh viên đến từ một số trường đại học, cao đẳng, THPT.
-
Bài 4: Chuyển đổi xanh hướng đến tương lai bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) – Trước sự gia tăng hàng loạt các thách thức về biến đổi khí hậu và sự cần thiết của nền kinh tế bền vững, Hà Tĩnh đã hành động chuyển đổi xanh để hoà hợp với thiên nhiên nhằm tìm kiếm tương lai thịnh vượng, an toàn. Trong thực hiện xây dựng nông thôn mới đặt mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu.
-
Chính thức công bố Bộ Pháp điển Việt NamChiều ngày 5/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu pháp luật được xây dựng trong 10 năm.
-
Quảng Bình: Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt gần 1.000 hộ dân(Tapchinongthonmoi.vn)- Đến chiều ngày 5/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to gây ngập lụt, chia cắt giao thông và các thôn, bản.
-
Tổng Bí thư: Khẩn trương xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quảTạp chí Nông thôn mới xin giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm với chủ đề: Tinh- Gọn-Mạnh- Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả.
-
Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”Thông qua các hoạt động, đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, phát triển nông nghiệp hữu cơ như các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng tới toàn diện, bền vững và hiện đại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng, quảng bá và phát triển nhãn hiệu sở hữu cộng đồng đối với sản phẩm đặc trưng thế mạnh của địa phương.
-
Nông dân Tam Sơn trao tặng con giống và trồng tre mét chống xói mònVừa qua, Hội Nông dân xã Tam Sơn (Anh Sơn – Nghệ An) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy – Hà Nội) trao sinh kế cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế