Không “hy sinh” công trình phúc lợi để phát triển khu thương mại, nhà ở
Chiều 17/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã dự và phát biểu đề dẫn tại Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2022.
Với chủ đề "Phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh", diễn đàn đã mở các điểm cầu truyền hình trực tuyến tại 872 đô thị trong cả nước và một số điểm cầu quốc tế. 300-400 đại biểu dự trực tiếp và trên 2.000 đại biểu dự trực tuyến. Sự kiện này hướng tới việc trở thành một trong những diễn đàn thường niên có quy mô lớn nhất về phát triển bền vững đô thị tại Việt Nam.
Đồng chủ trì diễn đàn có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.
Kinh tế khu vực đô thị liên tục tăng trưởng ở mức cao
Phát biểu đề dẫn tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, tới nay, Việt Nam đã có 869 đô thị các loại, phân bố tương đối đồng đều trong cả nước.
Tỉ lệ đô thị hóa xác định theo địa bàn có chức năng đô thị đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 40,5% năm 2021. Không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội được đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiện đại; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được cải thiện. Hệ thống cơ chế chính sách về quy hoạch và phát triển đô thị, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản đã được ban hành khá đầy đủ và đồng bộ.
"Quá trình phát triển đô thị đã hòa nhịp cùng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội", Phó Thủ tướng nói.
Kinh tế khu vực đô thị liên tục tăng trưởng ở mức cao, trung bình từ 12-15%, gấp 1,5 đến 2 lần so với bình quân chung, hằng năm đóng góp khoảng 70% GDP cả nước. Một số đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM đã hình thành nhiều khu đô thị văn minh, hiện đại, nhất là những trung tâm về khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo. Đó là những tiền đề quan trọng, là cơ sở, nền tảng để chúng ta triển khai các nhiệm vụ phát triển đô thị trong giai đoạn tới, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Tuy nhiên, đô thị hóa và phát triển đô thị của đất nước ta vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế và nảy sinh nhiều thách thức trong quá trình phát triển.
Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, phát triển đô thị còn nhiều bất cập. Tỉ lệ đô thị còn thấp, phát triển chủ yếu theo chiều rộng. Các mô hình đô thị phát triển bền vững, văn minh, hiện đại còn chưa nhiều. Chất lượng đô thị còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về hạ tầng và năng lực quản lý. Việc chỉnh trang, cải tạo các đô thị trung tâm, đô thị cũ, các khu chung cư xuống cấp còn bất cập về cơ chế, chính sách và lúng túng trong tổ chức thực hiện. Tình trạng chung của các đô thị lớn là tắc nghẽn giao thông, ngập úng khi có mưa lớn. Tỉ lệ đất giao thông, đất cây xanh còn thấp, chưa bảo đảm theo yêu cầu.
Không tùy tiện điều chỉnh quy hoạch cục bộ
Theo Phó Thủ tướng, những định hướng, quan điểm tại Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển đô thị bền vững, nhằm xây dựng các đô thị ở nước ta tiệm cận các tiêu chuẩn của đô thị văn minh, hiện đại trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.
Triển khai có hiệu quả Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, trong đó và trước hết là trách nhiệm của Chính phủ và Đảng bộ, chính quyền các địa phương. Thực tiễn quá trình phát triển đô thị trong những năm vừa qua và thực trạng của hệ thống các đô thị trên toàn quốc hiện nay đặt ra cho chúng ta rất nhiều vấn đề phải giải quyết trong công tác quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch, trong công tác quản lý và quản trị đô thị nói chung.
Với tinh thần đó, Phó Thủ tướng cho rằng, cần tiếp tục đổi mới tư duy trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, công tác phát triển đô thị và quản lý đô thị. Trong quá trình quy hoạch và phát triển đô thị, cần có tầm nhìn dài hạn, tổng thể về không gian và thời gian, trong đó hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao thông, phúc lợi công cộng là những nội dung cần đặc biệt quan tâm và ưu tiên.
Việc chỉnh trang các đô thị trung tâm vừa phải giữ gìn được các công trình văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc có giá trị, nhưng đồng thời phải đặc biệt chú trọng cải tạo hệ thống hạ tầng, bảo đảm từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của đô thị văn minh, hiện đại, như hạ tầng giao thông, hạ tầng số, mật độ cây xanh, nhất là chú trọng phát triển các công trình phúc lợi như công viên, quảng trường; không "hy sinh" các công trình phúc lợi để phát triển các khu thương mại, nhà ở.
Phó Thủ tướng cho rằng, "các khu vực phát triển mới là cơ hội để chúng ta phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh", do vậy từ khâu quy hoạch (quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết) tới quá trình triển khai xây dựng cần phải bảo đảm thực hiện thật nghiêm túc các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức về tỉ lệ đất giao thông, cây xanh, phúc lợi và lưu ý không tùy tiện điều chỉnh quy hoạch cục bộ làm phá vỡ quy hoạch chung.
Giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho người dân đô thị
Phó Thủ tướng nêu rõ, phát triển đô thị gắn với quản lý, phát triển thị trường bất động sản, phải bảo đảm ổn định và bền vững; giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho người dân tại khu vực đô thị, nhất là các đối tượng người nghèo, gia đình chính sách, công nhân, người lao động. Trong quá trình đó cần quan tâm đặc biệt tới việc chỉnh trang các khu đô thị cũ, các khu chung cư đã xuống cấp để bảo đảm an toàn và tính mạng của người dân.
Chú trọng phát triển một số loại hình kinh tế đô thị mới gắn với phát triển du lịch, như kinh tế đêm, công nghiệp văn hóa, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, gắn với lợi thế đặc trưng của từng địa phương.
Cần có các giải pháp căn cơ giải quyết tốt vấn đề ùn tắc giao thông, úng ngập, ô nhiễm môi trường, tích cực thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình phát triển đô thị theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, thực hiện tốt cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, quan tâm ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quy hoạch, quản lý phát triển đô thị, triển khai các dịch vụ trên nền tảng đô thị thông minh, xây dựng các trung tâm giám sát, điều hành đô thị; gắn phát triển dịch vụ đô thị thông minh với hệ thống chính quyền số, xã hội số.
Tại phiên toàn thể chiều 17/6, các đại biểu tập trung đi sâu phân tích và làm rõ định hướng chiến lược đô thị hóa, phát triển đô thị, phát triển kinh tế đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Các báo cáo chính xoay quanh các vấn đề về hoàn thiện thể chế chính sách và hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW; kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực quản trị đô thị; phát triển đô thị xanh, thông minh, bền vững, thích ứng tại Việt Nam; kinh nghiệm xây dựng, phát triển mô hình khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ.
Bên cạnh các phiên hội thảo chuyên đề, trong khuôn khổ diễn đàn sẽ diễn ra triển lãm những công nghệ đột phá, sản phẩm/dịch vụ sáng tạo độc đáo, hữu ích, dẫn đầu xu hướng, là động lực và công cụ chính để góp phần thúc đẩy sự phát triển đô thị tại Việt Nam, với sự tham gia của hơn 20 tập đoàn đầu ngành về cung cấp sản phẩm, giải pháp công nghệ toàn diện.
Song hành với hội thảo và triển lãm là hoạt động kết nối đầu tư công nghệ, kết nối địa phương, nhà đầu tư với đơn vị cung cấp giải pháp, đơn vị tư vấn nhằm thúc đẩy toàn diện sự phát triển đô thị tại Việt Nam.
Theo Chinhphu.vn
-
Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm -
Tạo tín chỉ carbon nhưng vẫn đảm bảo năng suất lúa -
Bão số 7 tiếp tục giảm cấp và sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào đêm 11/11 -
Thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ
- Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, coi đây là 'đột phá của đột phá'
- Ứng phó bão Yinxing: Tập trung hỗ trợ người dân đang mệt mỏi sau 3 đợt thiên tai
- Bão số 7 diễn biến phức tạp, nguy cơ ảnh hưởng đến ven biển miền Trung
- Bão Yinxing đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7
- Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
- Bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
-
Công ty Điện lực Hưng Yên: Chuyển đổi số góp phần phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn(Tapchinongthonmoi.vn) - Cùng với việc áp dụng những tiện ích, phần mềm trong chuyển đổi số do các đơn vị cung cấp, Công ty Điện lực Hưng Yên còn chủ động áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng KHCN do chính các cán bộ, nhân viên công ty tìm tòi, nghiên cứu… Từ đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh và hướng tới nâng cao hơn nữa sự hài lòng cho khách hàng.
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởiTrong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
-
Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sángChủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với tâm thế mới, với khát vọng mãnh liệt phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và với niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng.
-
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công bố quyết định về công tác cán bộChiều ngày 14/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Cường – Uỷ viên Ban Thường vụ, Quyền Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Hội giữ chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
-
Quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYTBộ Y tế đã ban hành Thông tư số 22/2024/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2024 quy định về thanh toán trực tiếp chi phí thuốc, thiết bị y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
-
Xây dựng 3 chương trình công tác, 6 đề án; nhiều văn bản, kế hoạch cụ thể hóa các Nghị quyếtNgày 13/11/2024, bà Bùi Thị Thơm- Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng lãnh đạo một số ban, đơn vị thuộc Trung ương Hội đã có buổi làm việc với Hội Nông dân Thành phố Hà Nội về các hoạt động, công tác của Hội Nông dân thành phố trong 10 tháng vừa qua. Tính đến hết tháng 10/2024, các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2024 của Hội Nông dân Thành phố được thực hiện đảm bảo theo kế hoạch; trong đó có 16/18 chỉ tiêu vượt so với chỉ tiêu được giao.
-
Gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày một vươn xa(Tapchinongthonmoi.vn) – Nhờ việc tích cực tham gia xây dựng các sản phẩm OCOP, những người nông dân và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Sơn ở xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Đạt chứng nhận OCOP đã góp phần thúc đẩy liên kết sản xuất hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất-kinh doanh và tăng thu nhập cho các thành viên.
-
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt sóng gió, hướng tới mốc 10 tỷ USD(Tapchinongthonmoi.vn) – Sau thời gian dài gặp khó khăn, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi tích cực. Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản hoàn toàn có thể cán đích mục tiêu 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2024.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của ĐảngTổng Bí thư đánh giá cao nỗ lực của Tiểu ban đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, đột phá mạnh mẽ, phát huy được trí tuệ tập thể để xây dựng dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội.
-
WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%Với xu hướng tiêu dùng gia tăng từ nay cho tới Tết Nguyên Đán, dự kiến tăng khoảng hơn 20% so với các tháng thường, hệ thống siêu thị WinMart cho biết sẽ tăng cường nguồn cung cho tất cả các nhóm sản phẩm, giúp khách hàng an tâm mua sắm với giá bình ổn.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh