Năm học đặc biệt, mở đầu chặng đường mới của ngành Giáo dục
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, ngành Giáo dục sẽ phải thực hiện mục tiêu kép: Vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo kế hoạch năm học. Nhiều giải pháp đã được đặt ra.
Hôm nay, 5/9, gần 23 triệu học sinh trên cả nước nô nức đến trường dự lễ khai giảng. Năm học mới 2020-2021 chính thức bắt đầu.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số học sinh năm học này tăng hơn 900.000 em so với năm học 2019-2020.
Năm học 2020-2021 là một năm học đặc biệt với ngành Giáo dục và đào tạo, năm học đầu tiên triển khai đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong các nhà trường triển khai khắp cả nước, bắt đầu với lớp 1. Đây cũng là năm học mà ngành Giáo dục sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức khi thực hiện nhiệm vụ mới trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Mở trang sách mới
Từ năm học này, những cuốn sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình cũ, còn được gọi là chương trình năm 2000, sẽ không còn được xuất bản.
Trên mặt bàn, những bàn tay học sinh lớp 1 nhỏ xinh sẽ được mở những trang sách mới tinh, với chương trình hoàn toàn mới, lần đầu tiên được giảng dạy ở các nhà trường, đó là sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây là chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo mất 5 năm “thai nghén,” thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Theo đó, giáo dục phổ thông sẽ không quá nhiều các kiến thức hàn lâm, không nặng lý thuyết, không truyền thụ kiến thức một chiều mà được chắt lọc các kiến thức cơ bản, thiết thực, với mục tiêu giáo dục là hình thành năng lực, phẩm chất cho người học. Lần đầu tiên, ngành Giáo dục đặt ra mục tiêu cụ thể cần đạt được cho “sản phẩm” của mình với 5 phẩm chất, 10 năng lực cùng các biểu hiện mức độ cụ thể của từng phẩm chất, năng lực sau mỗi năm học. Cụ thể, học sinh sẽ được hình thành 5 phẩm chất gồm yêu nước, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ, nhân ái; 10 năng lực gồm năng lực thể chất, thẩm mỹ, tin học, công nghệ, khoa học, toán học, ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
Đây cũng là lần đầu tiên học sinh, phụ huynh, giáo viên có đến 5 bộ sách giáo khoa để lựa chọn thay vì chỉ có một bộ duy nhất như trước đây. Lần đầu tiên các giáo viên được tự đánh giá, lựa chọn các sách phù hợp với khả năng, đặc thù dạy và học của bản thân, địa phương và học sinh mình.
Để chuẩn bị tốt cho “viên gạch” đầu tiên, ngay trước thềm năm học mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi các Sở trực thuộc, UBND các tỉnh, thành trên cả nước đề nghị ưu tiên chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất cho lớp 1. Theo đó, Bộ trưởng đề nghị các nhà trường, địa phương ưu tiên bố trí nhân lực, tập huấn kỹ cho giáo viên lớp 1, ưu tiên các điều kiện về cơ sở vật chất như phòng học, trang thiết bị giáo dục… cho lớp 1. Các nhà trường, nhất là các trường ở khu vực đô thị, cố gắng hết sức để giảm sỹ số nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc triển khai chương trình mới.
Chỉ đạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các sở rà soát, bổ sung, đảm bảo đủ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, lựa chọn và bố trí đủ giáo viên có kinh nghiệm triển khai chương trình, sách giáo khoa để dạy lớp 1.
“Năm học 2020-2021, nhiệm vụ của giáo dục tiểu học là phải thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1,” ông Nhạ nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2019-2020 và triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 đối với giáo dục tiểu học tổ chức ngày 25/8.
Song song với việc triển khai chương trình mới ở lớp 1, năm học này, ngành Giáo dục sẽ phải tiếp tục chuẩn bị các công tác để thực hiện chương trình giáo mới ở lớp 2 vào năm sau, như bồi dưỡng giáo viên, thẩm định sách giáo khoa, chuẩn bị cơ sở vật chất…
Mục tiêu kép
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc triển khai các hoạt động giáo dục trong năm học 2020-2021 cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, ngành Giáo dục sẽ phải thực hiện mục tiêu kép: Vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo kế hoạch năm học. Nhiều giải pháp đã được đặt ra.
Trong Chỉ thị về nhiệm vụ năm học mới vừa được ban hành ngày 1/9, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo phải lưu ý các giải pháp bảo đảm chất lượng giáo dục trong bối cảnh dịch COVID-19 có thể còn diễn biến phức tạp. Riêng đối với những địa phương phải thực hiện giãn cách, cách ly xã hội để phòng, chống dịch COVID -19, sẽ tổ chức việc dạy và học trực tuyến qua Internet và trên truyền hình với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học.”
Để giáo dục trực tuyến có thể triển khai bài bản hơn, hiệu quả hơn, trở thành một phần của giáo dục thường xuyên trong nhà trường chứ không chỉ là một giải pháp tình thế như trong học kỳ hai của năm học 2019-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang gấp rút hoàn thiện thông tư quy định về dạy trực tuyến. Theo ông Tô Hồng Nam, Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông tư khi được ban hành sẽ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này. Hiện dự thảo thông tư đã được Bộ công bố để lấy ý kiến góp ý của công luận trước khi ban hành chính thức.
Hôm nay, 5/9, Ngày khai giảng năm học mới, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Nhưng các trường học ở vùng dịch đã phải thực hiện lễ khai giảng trực tuyến thay vì trực tiếp. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử có lễ khai giảng đặc biệt như vậy. Học sinh mặc trang phục chỉnh tề và ngồi… trước màn hình máy tính, chào cờ, hát quốc ca, nghe hiệu trưởng đọc thư của Chủ tịch nước…
Lễ khai giảng đặc biệt cho một năm học đặc biệt bắt đầu…/.
(Theo TTXVN)
-
Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác -
10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024 -
MobiFone đem tiếng Anh trực tuyến dành cho học sinh tiểu học -
Tập đoàn Mavin tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập
- Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng 11 tỷ USD trong năm 2025
- Bộ GD&ĐT ban hành quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025
- Giáng sinh ấm áp, an lành đến với các xứ đạo ở Hà Nội
- Thủ tướng: Xử lý nghiêm vi phạm phòng cháy, chữa cháy trong dịp Tết 2025
- Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 10
- Tín dụng chính sách – Động lực cho đồng bào các dân tộc Kỳ Sơn phát triển
- 4 chính sách hỗ trợ chuẩn hóa nông sản Việt
-
Giải pháp cấp nước sạch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Kiên GiangĐể sớm hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kiên Giang và đưa việc thực hiện tiêu chí này đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang đã kiến nghị một số giải pháp, trong đó có xã hội hoá các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớnNgày 26/12/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, Nhà văn hóa lớn.
-
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTheo Anh hùng Lao động Thái Hương, Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp (ATE) cần tiếp tục phát huy vai trò liên kết, quy tụ các thành viên đủ “tâm” và “tầm”, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng quốc tế, năng suất, giá trị gia tăng cao, cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến nay các hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024) và trao bằng chứng nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm đã được hoàn tất.
-
10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024Năm 2024 là một năm nhiều khó khăn, thách thức với Sơn La như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường… Đặc biệt, cơn bão số 2, số 3 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh Sơn La ổn định và đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên 10 kết quả nổi bật.
-
Xuất khẩu điều, cà phê cùng đạt mốc hơn tỷ đô trong năm 2024Trong năm 2024, cà phê, hạt điều là những mặt hàng nông sản tăng trưởng tích cực về xuất khẩu thu về 4-5 tỷ USD.
-
Liên Chung: Tập trung phát triển kinh tế nông thôn tạo chuyển biến tích cựcTrong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024, xã Liên Chung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã có những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế nông thôn, tạo chuyển biến tích cực đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
-
“Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng của VinamilkQuy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Ngoài “chứng nhận”, đâu là điều doanh nghiệp cần để khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường này?
-
MobiFone đem tiếng Anh trực tuyến dành cho học sinh tiểu họcCuối năm 2024, MobiFone chính thức ra mắt sân chơi tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học lớp 3, 4, 5 mang tên English Beat – Primary.
-
Thêm gần 100 sản phẩm của tỉnh Phú Thọ được công nhận OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PT NN) Phú Thọ cho biết: Năm 2024, tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao do UBND cấp huyện quyết định công nhận và 5 sản phẩm hạng 4 sao do UBND tỉnh quyết định công nhận.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội