
Ngày Nước thế giới năm nay 22/3/2021 Liên Hợp quốc đã chính thức chọn chủ đề là “Giá trị của nước”.
Mỗi năm Liên Hợp quốc chọn một chủ đề hưởng ứng Ngày Nước thế giới nhằm truyền tải thông điệp về ý nghĩa của nước, giải pháp tập trung giải quyết các vấn đề nóng liên quan đến tài nguyên nước mang tính toàn cầu.
Ngày Nước thế giới năm 2021 có chủ đề là “Giá trị của nước”, nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của tài nguyên nước; giá trị của nước về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội; giải pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước trước các áp lực do gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp và biến đổi khí hậu.
Về tài nguyên nước mặt, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước mặt khá phong phú cả về lượng mưa lẫn nguồn nước mặt trong các hệ thống sông, hồ. Lượng mưa trung bình năm của Việt Nam vào khoảng 1.940-1.960mm (tương đương tổng lượng nước khoảng 640 tỷ m3/năm), thuộc số quốc gia có lượng nước mưa lớn trên thế giới.
Hiện nay Việt Nam cũng là một trong những quốc gia hứng chịu thảm họa thiên tai lớn nhất ở Đông Á, Thái Bình Dương và rủi ro thiên tai đang gia tăng. Việc bảo đảm nguồn nước, cấp nước an toàn đang gặp nhiều thách thức lớn, cụ thể là: Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài; Nguồn nước phân bố không đều theo không gian và thời gian; Tác động của phát triển kinh tế – xã hội đến tài nguyên nước; Biến đổi khí hậu đã và đang tác động rất lớn đến tài nguyên nước của Việt Nam.

Phát biểu tại Diễn đàn Quốc hội vào ngày 15/6/2020, đại biểu Quốc hội, Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) cho rằng: Vấn đề an ninh nguồn nước là một trong những nội dung quan trọng nhất trong an ninh môi trường. An ninh nguồn nước liên quan đến phát triển bền vững và ổn định chính trị, đến chủ quyền quốc gia, quyền quyết định đến an ninh lương thực. Theo bà Xuân, các quốc gia trên thế giới luôn coi trọng việc bảo vệ nguồn nước sạch, nước ngầm, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu không kém an ninh quốc gia và đều có những phương án ứng phó khẩn cấp khi nguồn nước gặp sự cố.
Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường hiện nay, vấn đề an ninh nguồn nước đang ngày càng trở nên cấp bách, gay gắt, mang tính chiến lược và mang tính toàn cầu hơn lúc nào hết. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng, các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nguồn nước. Đặc biệt biến đổi khí hậu đang làm cho các thách thức về nguồn nước trở nên phức tạp và rất khó lường.
Hiện nay, do tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển có xu hướng dâng cao, triều cường và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng. Cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa rừng ngày càng bị tàn phá, thu hẹp, sự gia tăng của dân số và nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất, đời sống ngày càng tăng nhanh, trong khi việc sử dụng, quản lý nguồn nước và xử lý ô nhiễm chưa được coi trọng.
Có thể thấy rằng, tài nguyên nước ở nước ta là hữu hạn và đang đối mặt rất nhiều thách thức lớn và có nguy cơ đe dọa đến an ninh nguồn nước mà hệ quả của nó là đe dọa đến đời sống dân sinh, ổn định kinh tế – xã hội. Điều quan trọng nhất hiện nay là làm sao để thay đổi nhận thức của cộng đồng và nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân, cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân trong bảo vệ, chia sẻ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nước. Để đạt được điều này thì công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn có vai trò rất quan trọng. Đây chính là giải pháp hữu hiệu và nhanh nhất để thông tin đến cộng đồng dân cư nhằm nhằm nâng cao nhận thức của toàn dân, toàn xã hội về giá trị và vai trò của tài nguyên nước. Từ đó, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cộng đồng dân cư để sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước, chống suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước; đặc biệt là tăng cường khả năng chủ động, thích ứng của người dân trong điều kiện hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trước những diễn biến khó lường của thiên tai như hiện nay.
Để hưởng ứng Ngày Nước thế giới, hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới trên phạm vi toàn quốc qua đó tạo được phong trào hưởng ứng sôi nổi tại các địa phương trên cả nước.
Năm 2021, Bên cạnh công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 thì việc tổ chức các sự kiện hưởng ứng Ngày nước thế giới sẽ được thực hiện theo hướng đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên mạng xã hội đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, có sức lan tỏa cao. Trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 1046/BTNMT-TĐKTTT ngày 08 tháng 3 năm 2021 hướng dẫn và đề nghị các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các hoạt động hưởng ứng…

Ngày Nước Thế giới là ngày quốc tế tôn vinh tài nguyên nước, đặc biệt là tài nguyên nước ngọt. Ngày Nước thế giới đầu tiên được khởi xướng tại Hội nghị Liên Hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) năm 1992 tại Rio, Brazil. Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã lấy 22/3/1993 là ngày Nước thế giới đầu tiên. Và từ đó, ngày Nước thế giới được kỷ niệm hàng năm trên toàn cầu.
Theo Trung tâm truyền thông Bộ Tài nguyên và Môi trường)
- Nuôi chó dữ: Không cấm cũng chẳng quản, cộng đồng bất an đến bao giờ?
- Trung bình doanh nghiệp mất 32,2 giờ để thực hiện 1 thủ tục về đất đai
- Từ ngày 3- 6/6 sẽ diễn ra Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa năm 2023
- Khẩn trương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
- Chủ tịch nước biểu dương các 'gương mặt vàng' của Thể thao Việt Nam tại SEA Games 32
- Lãnh đạo tỉnh Bình Phước thăm và làm việc tại New Zealand
- Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
-
Kiểm tra chiến dịch bổ sung vitamin A cho hàng nghìn trẻ tại Hà NộiNgày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch đợt 1 bổ sung vitamin A cho hơn 392.000 trẻ tại Hà Nội. Dự kiến, cả nước có hơn 6 triệu trẻ sẽ được bổ sung vitamin A đợt này.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sáchBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội làm rõ các vấn đề liên quan đến lập dự toán ngân sách, đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, đến số tồn dư ngân sách, quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh phí cho chương trình tiêm chủng…
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻVừa mới đầu Hè, nhiều nơi đã liên tục xảy ra đuối nước trẻ em. Từ năm 2022 đến nay, tại tỉnh Quảng Trị, 25 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong tổng số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích thì tỷ lệ trẻ em bị tai nạn đuối nước chiếm hơn 50%. Tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều mô hình, giải pháp giúp giảm nguy cơ đuối nước.
-
Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp cả bản điện tửTừ 1/6, kết quả của các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp.
-
Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía BắcThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
-
Sầu riêng Việt Nam "đắt hàng" tại thị trường Trung QuốcQuả sầu riêng tươi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 83% tổng trị giá xuất khẩu trái cây.
-
Huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sáchViệc huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án 407 được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
-
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: "Quyết tâm công phá tâm lý sợ trách nhiệm"Cho rằng tình trạng cán bộ công chức né tránh, sợ trách nhiệm là biểu hiện của suy thoái về chính trị cần nghiêm khắc phê phán, triệt tiêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh phải quyết tâm công phá tâm lý này.
-
Những vấn đề đặt ra về hoàn thiện pháp luật, chính sách đối với hợp tác xã trong giai đoạn mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Thực tiễn gần 10 năm thực hiện các quy định của luật HTX và các văn bản chính sách đối với HTX đã nảy sinh các vấn đề cần được nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện nhằm thúc đẩy HTX phát triển vừa đúng bản chất mà Liên minh HTX quốc tế đã đưa ra, vừa thích ứng được với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay và những năm tới.
-
Hải quan: Xây dựng phương án đấu tranh phòng chống ma túy tại các địa bàn 'nóng'Lực lượng Hải quan tập trung phối hợp xây dựng phương án đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy tại địa bàn “nóng” hiện nay là tuyến hàng không, chuyển phát nhanh và một số địa bàn, cửa khẩu trọng điểm.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"