Nghề giáo: Lựa chọn dũng cảm, dấn thân bằng tình yêu thương vô bờ bến
Nhắc lại cảm xúc đặc biệt khi nhớ về những ngày tháng trên ghế nhà trường, nhớ về những giây phút rời bàn tay mẹ được cô ân cần đón vào lớp, Phó Thủ tướng cho rằng "Thay lời tri ân", một chương trình rất ý nghĩa để tôn vinh những đóng góp của các thầy cô trên khắp cả nước.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, và với tình cảm cá nhân, Phó Thủ tướng gửi tới các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu có mặt tại chương trình, và qua sóng truyền hình, đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên ngành giáo dục trên khắp mọi miền đất nước gửi lời chúc tốt đẹp, lòng biết ơn chân thành.
Phó Thủ tướng khẳng định, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài chính là những giá trị nhân văn sâu sắc của mỗi dòng họ, làng quê và của cả dân tộc.
Công lao dạy dỗ của người Thầy vốn chỉ đứng sau ơn đức sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Và như Chủ tịch Hồ Chí Minh - người Thầy vĩ đại của dân tộc trong bức thư gửi cho ngành giáo dục đã nhấn mạnh: "Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang".
Trong thế giới rộng mở ngày nay, định hình của một quốc gia, của một dân tộc là bản sắc, là văn hóa. Và giáo dục là nơi xác lập những giá trị căn cốt cho mỗi người. Sức mạnh của một dân tộc, của một đất nước không chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có, mà từ tri thức được xây đắp bằng trí tuệ mỗi người.
Điều đó chỉ đạt được khi có một nền giáo dục phát triển với những người thầy giỏi, thực sự tâm huyết với nghề, luôn yêu thương, gương mẫu với học trò.
Ấn tượng với chủ đề "Tôi chọn nghề giáo", điểm khởi đầu trong hành trình vinh quang nhưng cũng đầy nhọc nhằn, gian khổ, Phó Thủ tướng cho rằng lựa chọn nghề giáo, không chỉ là sự dũng cảm, dấn thân mà trên hết là tình cảm yêu thương vô bờ bến của thầy cô đối với các em học sinh. Nếu không như vậy có lẽ các thầy, các cô không thể trèo đèo, lội suối, băng rừng đến với các em nhỏ ở thôn bản xa xôi, điểm trường heo hút, hay vượt qua bao tất bật lo toan cuộc sống tất bật hàng ngày nơi đô thị để vững tin trên bục giảng.
Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường đã khiến truyền thống tôn sư, trọng đạo bị mai một ít nhiều. Ở đâu đó đã có những méo mó, làm mất đi sự tôn nghiêm, trong sáng vốn có của tình thầy trò, mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường, giữa phụ huynh - giáo viên.
Vì vậy, nghề giáo, nhà giáo cần nhận được sự tôn trọng đúng mức hơn của cả xã hội. Không chỉ là những lời chúc hoa mỹ, những bó hoa trong ngày 20/11, mà phải là nhận thức chung của cả xã hội dành cho nghề giáo, nhà giáo.
"Điều đó đòi hỏi trách nhiệm của mỗi chúng ta đối với nền giáo dục, với đội ngũ những người làm công tác giáo dục", Phó Thủ tướng nói và cho rằng giáo dục không phải là một dịch vụ, một loại hình hay một sản phẩm kinh doanh.
Là một nghề hết sức đặc biệt bởi đối tượng lao động của người thầy chính là nhân cách, tâm hồn, trí tuệ và thể chất con người, Phó Thủ tướng khẳng định cần tạo môi trường thuận lợi nhất có thể để nhà giáo yên tâm dạy học.
Môi trường sư phạm ở các nhà trường, cơ sở đào tạo phải là môi trường tốt đẹp nhất, nhân văn nhất, nơi chỉ có niềm tin, tình yêu và những bài học làm người.
Đội ngũ nhà giáo phải được đãi ngộ xứng đáng. Điều kiện trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học phải được ưu tiên, quan tâm đầu tư hơn nữa.
Và cần có những ưu tiên đặc biệt với các trường sư phạm, sinh viên sư phạm, những người rồi đây sẽ lan tỏa hình ảnh và tấm gương cao đẹp của người thầy, truyền thụ kiến thức, ươm mầm khát vọng, chắp cánh ước mơ, bồi đắp, hun đúc, trao truyền cho thế hệ trẻ lý tưởng, đạo đức, các giá trị chân - thiện - mỹ, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
"Đảng, Nhà nước đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, các định hướng lớn để phát triển giáo dục, trong đó một trong các nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên", Phó Thủ tướng nói và cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cá nhân ông, Bộ Giáo dục và Đào tạo và cả xã hội luôn trăn trở tìm lời giải bằng các cơ chế, chính sách mang tính căn cơ, bền vững để các thầy, các cô toàn tâm toàn ý cống hiến cho sự nghiệp giáo dục vinh quang.
Tại chương trình, các đại biểu rất xúc động khi Phó Thủ tướng chia sẻ hình ảnh các thế hệ học sinh đến thăm thầy, cô giáo cũ, rưng rưng nhìn mái tóc thầy cô đã bạc, cầm bàn tay da dẻ đã nhăn nheo, lấm tấm vết đồi mồi. Trong ánh mắt thầy cô vẫn ánh lên niềm vui khi được gặp lại, được nghe, được cảm nhận sự trưởng thành của những học trò năm xưa.
"Đó có lẽ là sự tri ân, vinh danh ý nghĩa nhất đối với các thầy, các cô. Với truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, chúng ta hãy dành tình cảm, sự biết ơn, lời chúc, nụ cười, những đóa hoa tươi thắm nhất đến tất cả thầy cô giáo trên mọi miền của Tổ quốc", Phó Thủ tướng nói.
Theo Chinhphu.vn
-
Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La -
Thủ tướng: Sớm đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển -
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phó -
Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
- Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024
- Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế
- Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị
- Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm
- Tập trung mở rộng quỹ nhà ở xã hội
- Đường sắt Bắc-Nam bị chia cắt do bão số 6, hơn 2.400 hành khách phải chuyển tải
-
Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn LaSáng 5/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nhiệm kỳ 2020-2025
-
Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội đã phát triển bền vững các làng nghề làm kẹo lạc, chè lam, bánh đa nem... Các sản phẩm truyền thống này đã trở thành sản phẩm OCOP, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
-
Đợt 1 năm 2024: Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã hỗ trợ thành công 12 sản phẩm đạt OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Đạt được chứng nhận là sản phẩm OCOP, nhiều chủ thể trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã tự tin, mạnh dạn đưa sản phẩm của mình ra thị trường trong và ngoài tỉnh Bắc Giang tiêu thụ. Từ đó đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân…
-
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ senHiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi nhuận bình quân hơn 42 triệu đồng/ha.
-
Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễuPhát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
-
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắcNgày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 diễn ra tại Lạng Sơn với nhiều hoạt động độc đáo, hấp dẫn, thực sự trở thành điểm hẹn văn hóa, thu hút nhân dân và du khách.
-
Quốc hội thảo luận về phân bổ ngân sách, Luật Địa chất và Khoáng sảnNgày 5/11, các đại biểu thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024 và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
-
Y, bác sỹ của hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu cấp cứu kịp thời nhiều bệnh nhân nguy kịch(Tapchinongthonmoi.vn) - Sáng ngày 30/10/2024, Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu tại số 366 Tỉnh lộ 10 (Q. Bình Tân, TP.HCM) tiếp nhận trường hợp một cụ ông bị đột quỵ khi đang đi trên đường. Đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng tại trung tâm đã nhanh chóng sơ cứu và kịp thời chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị chuyên sâu.
-
Thị trường nông sản ngày 4/11: Giá cà phê liên tiếp giảm(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong ngày 4/11, giá cà phê tiếp tục ghi nhận mức giảm tuần thứ 5 liên tiếp, trong khi đó, hoạt động giao dịch hồ tiêu và gạo không có nhiều biến động.
-
Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024Mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã ký văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024 đảm bảo kế hoạch tăng trưởng ngành nông nghiệp.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay