
Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2), PGS.TS Phạm Quốc Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam (YDHCTVN) có những chia sẻ với phóng viên về ngành Y dược. Tạp chí Điện tử Làng Mới trân trọng giới thiệu tới bạn đọc về nội dung này.

Phóng viên (PV): Thưa ông, trong bối cảnh dịch COVID-19 trở lại, nhiều chủng biến thế mới lại nảy sinh và ảnh hưởng sâu rộng như hiện nay, nhiều y bác sĩ và sinh viên các trường Y Dược đang là “chiến sĩ” nơi tuyến đầu chống dịch. Nhân dịp ngày Thầy thuốc Việt Nam ( 27/2) với tư cách là người đứng đầu một trường Y dược lớn, ông có gửi gắm thông điệp và cũng như lời động viên gì đến với họ?
PGS.TS Phạm Quốc Bình: Lựa chọn ngành Y để phục vụ nhân dân, không chỉ bác sỹ, sinh viên, không phân biệt công tác tại bệnh viện, cơ sở y tế, tuyến trung ương hay cơ sở, khi có dịch bệnh hay khi không có dịch bệnh, mà tất cả cán bộ, viên chức người lao động trong hệ thống y tế Việt Nam đều thấm nhuần y đức. Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lương y phải như từ mẫu”. Ba điều cốt lõi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ y tế nhân ngày 27/2 cách đây 66 năm tại Hội nghị cán bộ y tế là định hướng xuyên suốt trong cuộc đời hành nghề của mình: “Trước hết là phải thật thà đoàn kết – Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích”.
Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành Y tế, từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng, bác sỹ, dược sỹ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành Y tế, trong việc phục vụ nhân dân.
Thương yêu người bệnh – Người bệnh phó thác tính mạng của họ cho cán bộ y tế. Chính phủ phó thác cho ngành Y tế việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào. Đây là trách nhiệm nặng nề nhưng rất đỗi vẻ vang!.
Xây dựng một nền y học của ta -Y học cần phải dựa trên nguyên tắc: Khoa học dân tộc và đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm qúy báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”.
Ngày 27/2 năm nay cán bộ y tế Việt Nam đang chung sức đồng lòng nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình đang tập trung công tác chăm sóc sức khỏe người dân, đảm bảo an toàn sức khỏe cho toàn thể nhân dân, đồng bào ta và rộng hơn là cả cộng đồng thế giới trước đại dịch nguy hiểm đang hoành hành, nhiều cán bộ y tế đã gác lại tình cảm cá nhân, hạnh phúc gia đình chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tôi kêu gọi các đồng nghiệp, đặc biệt là những đồng nghiệp đang ở đầu tuyến dịch Hải Dương, Quảng Ninh,… hãy nỗ lực hết sức mình để cùng người dân đẩy lùi dịch bệnh.
PV: Đó là bối cảnh chung, vậy còn với Học viện, COVID-19 đang ảnh hưởng thế nào đến việc học và thực tập của sinh viên?
PGS.TS Phạm Quốc Bình: COVID-19 thật đáng sợ, nó đã làm thế giới phải chao đảo. Tất nhiên là ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đào tạo y bác sỹ và việc thăm khám, chăm sóc người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân bị bệnh mạn tính. Vừa là đơn vị đào tạo, vừa chữa bệnh cho bệnh nhân nên Học viện phải đặc biệt tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định phòng chống dịch. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh cùng đặc thù là ngành Y, với tinh thần chiến sĩ áo trắng, chống dịch như chống giặc: Giảng viên, sinh viên, cán bộ Học viện đã, đang, sẽ sẵn sàng tham gia tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh; đây cũng là thời gian để sinh viên, học viên trao dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng đáp ứng mọi tình huống, hoàn cảnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân. Ngay từ khi dịch COVID-19 xảy ra, Học viện đã triển khai tập huấn kỹ năng phòng, chống dịch cho sinh viên Y năm cuối, giảng viên với tinh thần sẵn sàng tham gia đội ngũ tuyến đầu phòng, chống dịch COVID -19.
PV: Là một bác sĩ, một giảng viên và cũng còn là thủ trưởng đơn vị đào tạo, ông có điều gì muốn chia sẻ với các bạn học sinh lớp 12 đang ấp ủ muốn theo ngành Y dược nói chung và Học viện YDHCTVN nói riêng, và trong tình hình COVID – 19 như hiện nay, thưa ông?
PGS.TS Phạm Quốc Bình: Ngành Y nói chung và y dược nói riêng luôn sẵn sàng chào đón những học sinh có niềm đam mê. Ngành Y là một ngành đặc biệt, dù khó khăn nhưng là vinh dự khi được đứng trong hàng ngũ chiến sĩ áo trắng chiến đấu mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh, mọi tình huống khó khăn, không đầu hàng trước các ca bệnh và vấn đề sức khỏe cộng đồng, đảm bảo an ninh sức khỏe của đồng bào cả nước cũng như cộng đồng quốc tế. Học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp, các em phải thực sự cân nhắc vào năng lực, tìm hiểu kỹ trước khi quyết định vào theo học một chuyên ngành nào đó, bởi con đường học tập chỉ thành công với những ai chịu khó, đam mê và quyết tâm theo đuổi nó. Vào ngành Y dược cũng là ngành phải cống hiến sức khỏe của mình trong xây dựng đất nước trong giai đoạn tiến lên xã hội chủ nghĩa. Tôi khẳng định: Ngành Y cũng là một trong số ngành rất cần sự đam mê, nỗ lực cống hiến.
Hiện chúng tôi vẫn thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế. Những thông tin về tuyển sinh chúng tôi sẽ đăng tải trên các thông tin đại chúng để đông đảo các em sinh viên và phụ huynh học sinh tham khảo, cân nhắc.
PV: Xin ông cho biết khái lược thông tin tuyển sinh năm 2021 của Học viện. Và mong muốn để được trở thành sinh viên của Học viện, ông khuyên các em điều gì?
PGS.TS Phạm Quốc Bình: Học viện YDHCTVN luôn mở rộng cánh cửa chào đón các bạn, xứng đáng là địa chỉ tin cậy trong hệ thống trường đào tạo khối ngành sức khỏe đặc biệt với mã ngành Y khoa (Bác sỹ Đa khoa); Y học cổ truyền (bác sỹ Y học cổ truyền), ngành Dược học (dược sỹ Đại học)
Cũng như các các năm trước, để đảm bảo chất lượng đào tạo Học viện YDHCTVN vẫn đảm bảo chỉ tiêu đào tạo năm 2021 như: THCT 500 chỉ tiêu; Y khoa 200 chỉ tiêu; Dược học 200 chỉ tiêu
Đường vào Học viện chỉ cần các bạn chịu khó học hỏi, rèn luyện tính kiên trì, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tinh thần học tập vươn lên suốt đời.
Học viện tuyển sinh theo hình thức xét tuyển kết quả thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021.
PV: Trong bối cảnh COVID-19 phức tạp như hiện nay, ông có chia sẻ gì với người dân thường, đặc biệt là những bạn trẻ, để bảo vệ bản thân và cộng đồng được tốt nhất, thưa ông?
PGS.TS Phạm Quốc Bình: Trong bối cảnh COVID-19 đang diễn ra hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, như các bạn thấy thành quả chống dịch của chúng ta đã được thế giới ghi nhận là một trong các quốc gia hình mẫu trong phòng chống dịch; đồng bào trong nước và ở nước ngoài đều được Chính phủ quan tâm và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước dịch bệnh nguy hiểm với quan điểm lấy sức khỏe người dân là trọng tâm. Chúng ta đoàn kết, chia sẻ, phối hợp chặt chẽ và thực hiện nghiêm 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các ngành liên quan trong hoàn cảnh hiện nay. Việt Nam quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo thành công mục tiêu kép: Không thể vì chống dịch mà chúng ta ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người dân và đây là những điểm mà nếu không giải quyết sớm thì dứt khoát là ảnh hưởng tới tăng trưởng phát triển.
Trân trọng cảm ơn ông!
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụi
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻ
-
Huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sách
-
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử
- [Infographics] Việt Nam xuất siêu 9,8 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm
- Nuôi chó dữ: Không cấm cũng chẳng quản, cộng đồng bất an đến bao giờ?
- Trung bình doanh nghiệp mất 32,2 giờ để thực hiện 1 thủ tục về đất đai
- Từ ngày 3- 6/6 sẽ diễn ra Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa năm 2023
- Khẩn trương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
- Chủ tịch nước biểu dương các 'gương mặt vàng' của Thể thao Việt Nam tại SEA Games 32
- Lãnh đạo tỉnh Bình Phước thăm và làm việc tại New Zealand
-
Nghề dệt thổ cẩm - lưu giữ giá trị văn hóa đặc trưng của người Pà Thẻn(Tapchinongthonmoi.vn) - Pà Thẻn là tộc người có lịch sử cư trú khá lâu đời ở vùng đất biên cương Hà Giang, hiện nay đồng bào còn giữ được nhiều phong tục, tập quán độc đáo như lễ nhảy lửa, cưới hỏi, lễ tết. Đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm tạo ra những bộ trang phục với nhiều hoa văn, họa tiết cầu kỳ mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Pà Thẻn.
-
Phiên họp Chính phủ tháng 5: Các địa phương thông báo hàng loạt chỉ số, tín hiệu tích cựcTại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đã thông báo nhiều tín hiệu, số liệu tích cực trên các lĩnh vực, cho thấy tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 tiến triển tích cực với nhiều lĩnh vực cải thiện hơn so với tháng 4 và tính chung 5 tháng, tình hình có nhiều điểm sáng.
-
Học Bác để trở thành cán bộ gương mẫu, vì dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Chị Phạm Thị Nhị - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Xuân (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được tỉnh ủy Thanh Hóa lựa chọn để biểu dương vì có thành tích trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức trong tháng 5/2023 tại Thanh Hóa và sẽ tham gia triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” năm 2023 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.
-
Sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện để chăm lo sức khoẻ cho nhân dân tốt hơnNgày 1/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe Bộ Y tế báo cáo dự thảo Đề án tổng thể sắp xếp lại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (Đề án), với sự tham dự của lãnh đạo một số bộ ngành, địa phương.
-
Phát hiện gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng giả dán mác quốc tếGần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi là hàng giả được "ra lò" tại một căn nhà cấp 4 ẩm thấp nằm sâu trong thôn Cao Sơn (xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội), vừa bị lực lượng quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an huyện Chương Mỹ phát hiện.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đảnSáng 2/6, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023.
-
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaNgày 1/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụiThông tin từ lãnh đạo xã Thanh Hóa cho biết đã có nhiều đoàn thể cũng như bà con lối xóm đến động viên gia đình khi ngôi nhà làm bằng gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
-
Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam ÁKinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao vùng vải thiều Thanh HàNgày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"