Nỗ lực giúp hội viên nông dân vượt qua “sóng lớn”
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, xã hội của tỉnh Ninh Bình. Trong đó, nông dân chịu tác động kép khi vừa chống dịch vừa lo nông sản khó tiêu thụ. Trước khó khăn này, các cấp Hội ND Ninh Bình đã nỗ lực vào cuộc. Nhiều hoạt động ý nghĩa được triển khai đã góp phần giảm bớt khó khăn, tiếp thêm nghị lực cho mỗi hội viên nông dân vươn lên.
Vững tâm trước cơn sóng cả
Là tỉnh nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, do vậy khi triển khai các biện pháp phòng chống Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản của người dân Ninh Bình. Từ đầu năm đến nay, Covid – 19 tiếp tục khiến thị trường tiêu thụ nông sản gặp khó, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, giá nông sản xuống thấp,… làm cho nhiều nông dân điêu đứng.
Covid-19 đã làm giảm đáng kể nhu cầu sử dụng thực phẩm trong các bếp ăn tập thể, trường học, nhà hàng, khách sạn và các khu du lịch, nghỉ dưỡng… Đồng thời, một số sản phẩm đặc trưng của tỉnh tiêu thụ chậm do lượng khách du lịch giảm mạnh. “Cung vượt cầu” trên thị trường dẫn đến giá xuống thấp, vì vậy để không bị thua lỗ nhiều, một số nông dân đành phá đàn, tìm hướng làm ăn khác.
Trường hợp của anh Đinh Quốc Huy, ở thôn Dải Cờ, xã Yên Đồng (Yên Mô) là một điển hình. Cách đây vài ngày, anh Huy đã tìm được khách để bán cắt lỗ đàn thỏ của gia đình với giá chỉ 60.000 đồng/kg. Mức giá này so với thời điểm trước dịch đã giảm non nửa nhưng anh Huy vẫn tự an ủi: Tìm được khách và bán được với giá đó cũng là may mắn vì có lúc giá thỏ còn giảm sâu hơn thế. Sau khi cố gắng cầm cự trong hơn 1 năm từ khi dịch Covid-19 xảy ra. Đến nay anh Huy thực sự đã “kiệt sức”.
Anh cho biết: Cách đây hơn 3 năm, gia đình tôi đầu tư khoảng 1 tỷ đồng san lấp mặt bằng, xây dựng chuồng trại, đầu tư con giống để nuôi hơn 2 nghìn con thỏ giống và thỏ thịt. Có sản phẩm xuất bán chưa được bao lâu thì dịch ập đến, chẳng kịp gỡ vốn vì trong khi giá cám tăng, việc tiêu thụ lại chậm và mất giá, càng cố duy trì càng lỗ nặng…
Trong bối cảnh ấy, việc sẻ chia cũng như hỗ trợ, giúp đỡ, duy trì hoạt động sản xuất đã được các cấp Hội ND trong tỉnh triển khai, phần nào giúp bà con vững vàng hơn khi đối mặt với những khó khăn chồng chất. Đối với anh Huy, Hội ND đã tạo điều kiện vay vốn với lãi suất ưu đãi, trong đó tính riêng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân (HTND) là 30 triệu đồng, ngoài ra anh còn được Hội ND tỉnh, Phòng Nông nghiệp huyện hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi và gợi mở hướng làm ăn mới.
Hiện anh Huy đang tập trung nuôi 10 con bò thịt. Đây là loại gia súc nuôi có giá trị nhưng việc chăm sóc đơn giản hơn, lại có thể tận dụng các loại thức ăn thô, phù hợp khi tình hình giá thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay. Anh hy vọng “lối rẽ” tạm thời này sẽ từng bước ổn định lại kinh tế gia đình.
Sát cánh cùng nông dân
Theo lãnh đạo Hội ND Ninh Bình, trong khả năng của mình, tổ chức Hội từ tỉnh đến cơ sở đã tăng cường phân công cán bộ nắm bắt thông tin về tình hình sản xuất của bà con, giám sát, tư vấn, hỗ trợ nông dân để đảm bảo các yêu cầu vừa phòng chống dịch, vừa phát triển sản xuất. Tùy theo từng thời điểm tổng hợp số lượng nông sản, đặc biệt là vật nuôi đến thời kỳ xuất bán để góp phần giúp các hộ tiêu thụ.
Mới đây, Hội ND tỉnh đã phối hợp với Hội ND các tỉnh bạn trực tiếp “giải cứu” và hỗ trợ kết nối tiêu thụ trên 76 tấn nông sản cho nông dân trong và ngoài tỉnh, gồm các loại rau, dưa, củ quả, cà chua… Đặc biệt, để vừa hỗ trợ được ND tiêu thụ nông sản, vừa bảo đảm an toàn thực phẩm, tránh người dân mua phải hàng kém chất lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, Hội ND Ninh Bình đã kết nối mạnh mẽ với chuỗi hơn 20 cửa hàng nông sản sạch (do tổ chức Hội hỗ trợ thành lập) tiêu thụ nông sản cho các mô hình, trang trại, gia trại của hội viên trong tỉnh.
Để giúp ND có vốn quay vòng sản xuất, từ đầu năm đến nay, Hội ND Ninh Bình đã giải ngân gần 8 tỷ đồng từ nguồn Quỹ HTND để thực hiện 23 dự án thuộc các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và kinh doanh dịch vụ, cho 151 hộ vay. Đồng thời giải ngân Quỹ quay vòng vốn thuộc dự án “Tăng cường khả năng phục hồi của các hộ nông dân trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19” với số tiền 1,2 tỷ đồng cho các hộ vay vốn tại HTX rau Khánh Thành (Yên Khánh), Tổ liên gia thủy sản Ninh Hải (Hoa Lư), Chi hội nghề nghiệp du lịch cộng đồng phát triển bền vững… Từ đó giúp nông dân liên kết, hợp tác xây dựng, thành lập mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp, hạn chế tình trạng bị thương lái ép giá nông sản.
Ông Đinh Hồng Thái, Chủ tịch Hội ND Ninh Bình cho biết: Với vai trò và trách nhiệm của mình, các cấp Hội ND trong tỉnh luôn đồng hành với chính quyền và người dân để không ai bị bỏ lại phía sau do ảnh hưởng của đại dịch Covid. Đây cũng là nhân tố để nâng cao uy tín của các cấp Hội, củng cố niềm tin của hội viên vào Hội. Trong 3 năm qua, các cấp Hội trong tỉnh đã kết nạp được 9.775 hội viên mới, nâng tổng số hội viên ND toàn tỉnh lên 130.151 người, bằng 89,2% số hộ ND.
Hiện nay, toàn tỉnh có 8 Hội Nông dân cấp huyện, 141 cơ sở hội, 1.602 chi hội. Trong đó, 100% cơ sở Hội xếp loại vững mạnh và khá; 8/8 Hội ND huyện, thành phố hàng năm đều được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Qua đó, vai trò đại diện của Hội trong chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên ND được phát huy, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Những việc làm và kết quả đạt được của các cấp Hội ND trong tỉnh được cấp ủy, chính quyền các cấp ghi nhận, đánh giá cao; đặc biệt tổ chức Hội tiếp tục khẳng định được vị thế và là chỗ đứng vững chắc trong hội viên và nông dân.
Trong những ngày dịch bùng phát vừa qua, hội viên nông dân đã nhận được sự chung tay giúp đỡ của các đoàn thể, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, cùng vào cuộc hỗ trợ tiêu thụ nông sản, góp phần giảm bớt thiệt hại về kinh tế; Hội ND Ninh Bình trực tiếp trao quà, động viên 60 nông dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19… Với tinh thần “tương thân tương ái”, những hành động nhân ái, thiết thực này cũng là nguồn sức mạnh giúp nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn.
Liêu Ninh
-
Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm việc tại Lai Châu -
Cán bộ Hội tiên phong thực nghiệm, hướng dẫn hội viên nông dân sản xuất phân vi sinh -
Hội Nông dân các địa phương chủ động, tích cực, sáng tạo hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam -
Biểu dương 62 tập thể và 80 cá nhân là cán bộ, hội viên nông dân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Nông dân Tam Sơn trao tặng con giống và trồng tre mét chống xói mòn
- Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây Ninh
- Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của Hội
- Thanh Hoá: Tham vấn nông dân về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
- Bình Dương: Hội Nông dân và PVI cùng nhau đánh giá kết quả thỏa thuận hợp tác
- Cuba mong muốn hợp tác, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao với Việt Nam
- TP. HCM: Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, cùng hợp tác, phát triển vì lợi ích chung 2 quốc gia Việt Nam - Cuba
-
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt sóng gió, hướng tới mốc 10 tỷ USD(Tapchinongthonmoi.vn) – Sau thời gian dài gặp khó khăn, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi tích cực. Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản hoàn toàn có thể cán đích mục tiêu 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2024.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của ĐảngTổng Bí thư đánh giá cao nỗ lực của Tiểu ban đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, đột phá mạnh mẽ, phát huy được trí tuệ tập thể để xây dựng dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội.
-
WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%Với xu hướng tiêu dùng gia tăng từ nay cho tới Tết Nguyên Đán, dự kiến tăng khoảng hơn 20% so với các tháng thường, hệ thống siêu thị WinMart cho biết sẽ tăng cường nguồn cung cho tất cả các nhóm sản phẩm, giúp khách hàng an tâm mua sắm với giá bình ổn.
-
Thanh Hoá: Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường với nông dânTrong 2 ngày 12 - 13/11, Ban Quản lý xử lý rác thải thân thiện với môi trường (XLRT) Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức thực hành và học tập rút kinh nghiệm, trao đổi, chia sẻ phương pháp XLRT cho Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa (HND) tại huyện Yên Định và Quảng Xương.
-
Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệmNgày 13/11/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm” cho các phóng viên, biên tập viên cơ quan báo, tạp chí ở Trung ương và địa phương.
-
Sơn La: Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dânNgày 12/11, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân. Ông Nguyễn Thành Công, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi đối thoại. Dư hội nghị có lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, hội viên nông dân tiêu biểu.
-
Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 12/11, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Hội Nông dân tỉnh Điện Biên (12/11/1974 -12/11/2024).
-
Vĩnh Phúc: Xã Hồ Sơn duy trì và nâng “chất” các tiêu chí nông thôn mới đã đạt(Tapchinongthonmoi.vn)- Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao đã đạt và phấn đấu các thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
-
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và các dự án bảo vệ môi trường: Ngôi nhà có ngọn lửa ấmQuỹ Vì Tầm Vóc Việt thật sự là ngôi nhà có ngọn lửa ấm, nơi chắp cánh ước mơ cho nhiều bạn trẻ, nhất là những bạn có tấm lòng say mê và trân quý Mẹ Thiên nhiên.
-
Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 12/11, có 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Sơn La năm 2024 đã được tôn vinh tại Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân và Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh