Nông dân góp phần tạo nên cuộc tổng khởi nghĩa long trời lở đất
Trước khi Hà Nội giành chính quyền thành công, nông dân xung quanh các làng xã ngoại ô Hà Nội, dưới sự lãnh đạo bí mật của tổ chức Đảng, đã có sự chuẩn bị kỹ càng. Cho nên chính họ góp phần tạo nên cuộc Tổng khởi nghĩa long trời lở đất tại Thủ đô.
Nông dân là tầng lớp khổ cực nhất
Dưới chế độ thực dân phong kiến, nông dân là tầng lớp khổ cực nhất, một cổ hai tròng. Vừa bị chế độ thực dân áp bức, vừa bị quan lại phong kiến đè đầu cưỡi cổ. Nên giai cấp nông dân đến với cách mạng rất sớm. Nhiều người thoát ly, đi hoạt động và trở thành đảng viên cộng sản. Chính họ sau đó đã giác ngộ cho nông dân và truyền cho họ tinh thần, niềm tin về cách mạng.
Cho nên có thể nói, tháng Tám năm 1945, cả đất nước ta với giai cấp nông dân là chủ lực, như cánh đồng khô héo mà Đảng Cộng sản Việt Nam là que diêm đã thổi bùng lên cuộc Tổng khởi nghĩa 1945. Nông dân là nơi nuôi giấu cán bộ, đưa con cháu mình tham gia và trực tiếp xuống đường tuần hành cùng chính quyền.
Trước khi Hà Nội giành chính quyền thành công, các xã huyện xung quanh Hà Nội đã được xích hóa, mỗi xã đều có tự vệ vũ trang mà nòng cốt là thanh niên nông dân. Nông dân đã tổ chức mít tinh xung quanh Hà Nội, ném truyền đơn… Các vùng Bưởi, Thanh Trì, Hà Đông, lực lượng nông dân đã sẵn sàng đầy đủ góp phần dẫn tới thành công của Tổng khởi nghĩa tại Thủ đô.
Nông dân tham gia khởi nghĩa, giành chính quyền đầu tiên ở phía Nam Hà Nội
Mỗi lần có người nhắc đến truyền thống tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp của gia đình và của nhân dân xã anh hùng Hữu Hòa là ông Đoàn Trung (79 tuổi ở tại xã Hữu Hòa, Thanh Trì, Hà Nội), con trai của đồng chí cán bộ Cách mạng tiền khởi nghĩa Đoàn Lễ lại được dịp sống với những kỷ niệm, những câu chuyện dù đã lùi vào quá khứ hơn nửa thế kỷ qua. Người đàn ông với mái tóc bạc phơ, đôi mắt ngời sáng, hào hứng kể lại từng mốc son trong lịch sử của địa phương gắn liền với truyền thống kháng chiến của gia đình như đã được “đóng đinh” trong trí nhớ.
Cuộc sống của gia đình đồng chí Đoàn Lễ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 dựa vào nghề nông, nhưng không đủ ăn nên chủ yếu dựa vào nghề buôn nón. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 1944, đồng chí Lễ tham gia kháng chiến. Một mình bà Lê Thị Tìu – vợ đồng chí Đoàn Lễ gồng gánh công việc gia đình, chăm sóc nuôi dạy ba người con nên người. Những tháng ngày ngụ cư nay đây, mai đó cực khổ được ông Trung nhớ lại: “Bình thường, sáng ra chúng tôi chỉ được ăn một ít ngô luộc, tối đến được ăn lưng bát cháo. Vào ngày Tết cơm không có mà ăn. Mẹ tôi làm cả năm trời cũng chỉ mua nổi 3 chiếc bánh chưng nhỏ trong khi đó có bốn mẹ con. Em trai tôi là chú Thưởng lại đòi ăn hai chiếc. Thương con nheo nhóc, mẹ tôi không cầm được nước mắt”.
Tại quê hương, Hữu Hòa trở thành một trong ba cơ sở cách mạng đầu tiên của thời kỳ đòi dân chủ dân sinh ở huyện Thanh Oai. Năm 1940, tại làng Phú Diễn, xã Hữu Hòa thành lập chi bộ Đảng. Đây là Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Thanh Oai và là Chi bộ Đảng thứ hai của huyện Thanh Trì(*). Từ khi thành lập chi bộ Đảng xã Hữu Hòa, phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi từ các đội du kích, đội tự vệ với nhiều hình thức hoạt động như ném truyền đơn, mở rộng khu căn cứ tại địa phương.
Trước thực tế nạn đói trầm trọng và nạn lụt đang diễn ra tại Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, Đảng bộ xã Hữu Hòa lãnh đạo nhân dân 7 thôn chống lụt, đội tự vệ cứu được 6 người dân khỏi chết đuối. Đồng chí Đoàn Lễ trực tiếp vận động những nhà khá giả trong làng đứng ra nấu cháo cứu tế đồng bào 3 tháng. Nhờ đó mà hạn chế tối đa số người dân Hữu Hòa bị chết đói.
Trong không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, ngày 16.8, đồng chí Bạch Thành Phong cầm lệnh tổng khởi nghĩa về giao cho 2 Chi bộ Đảng xã Hữu Hòa, đồng chí Ái phân công đồng chí Đoàn Phan Liêm và đồng chí Lễ triệu tập anh em để bàn kế hoạch tổng khởi nghĩa. Chiều ngày 16.8.1945, ngay sau khi tan cuộc họp, lực lượng tự vệ là thanh niên nông dân trong làng xã kéo nhau đi các làng đánh trống đình để triệu tập Chánh tổng, Phó tổng, Lý trưởng, Phó lý ra đình để giao nộp bàn ngà, triện đồng, sổ sách giấy tờ cho chính quyền cách mạng. Không khí khởi nghĩa vô cùng sôi động, từng đoàn người với cờ đỏ sao vàng, gậy gộc, giáo mác trong tay tiến về các ngả hô vang khẩu hiệu. Mỗi làng của xã đều thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời. Như vậy, Xã Hữu Hòa là nơi tiến hành khởi nghĩa và thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên trong huyện Thanh Oai và Thanh Trì.
Đưa người tham gia giành chính quyền ở Hà Nội
Đêm 17.8.1945, lực lượng tự vệ của xã phối hợp với lực lượng tự vệ Tả Thanh Oai, chặn đánh hai xe ô tô của Nhật từ Thường Tín đi lên, địch bỏ chạy, trong đêm đó ta thu được 03 khẩu sung, 200 viên đạn và 24 hòm quân trang của lính khố xanh.
Tối ngày 18.8.1945 một đoàn cán bộ Trung ương và Tỉnh ủy Hà Đông đã về chùa Làng Hữu Từ để thống nhất việc đưa lực lượng của xã lên Hà Nội tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Từ 1 giờ sáng đoàn biểu tình của xã đã lên đường, vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu “Ủng hộ Việt Minh!”, “Đả đảo bù nhìn!”, “Việt Nam độc lập!” Đoàn có mặt tại cửa Nhà hát lớn sớm nhất, lúc đó trời vẫn còn tối. Mít tinh xong, đoàn được lệnh chuyển đến tạo áp lực cho bộ phận thanh niên xung phong chiếm trại Bảo an.
Nhắc nhớ về sự hi sinh anh dũng của những người con trên đất mẹ Hữu Hòa mà ngày nay đã trở thành bản anh hùng ca bất tử, ông Trung trầm ngâm cho biết câu chuyện về hai vị cán bộ hi sinh khi đang làm nhiệm vụ Cách mạng. “Khi bị giặc Pháp phát hiện, cụ Nguyễn Tá Tích và cụ Lê Văn Đức đã dùng vũ khí chống trả quyết liệt, sau đó thoát được vòng vây của địch. Lúc bấy giờ, giặc Pháp dùng mưu kế dồn dân nhằm bắt sống cán bộ. Hai cụ đã trèo lên nóc ngôi nhà rồi ôm lấy nhau cùng mở kíp lựu đạn, cùng hi sinh quyết không lọt vào tay địch. Tiếng bom nổ cũng là lúc cụ Đức hi sinh, cụ Tích vẫn còn sống nhưng bị thương rất nặng. Để bảo toàn thông tin Cách mạng không bị giặc phát hiện, Cụ Đức đã xả thân lăn từ nóc nhà xuống trước sự bàng hoàng của giặc Pháp”.
Với truyền thống lịch sử vẻ vang, suốt hơn 70 năm qua, nông dân xã Hữu Hòa luôn là ngọn cờ trong đấu tranh với kẻ thù và xây dựng kinh tế trong hòa bình. Ngày 24.4.2015 Hữu Hòa đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hiện nay, điều khiến ông Đoàn Trung băn khoăn đó là ngôi nhà của những gia đình cơ sở từng nuôi giấu cán bộ trước đây tại địa phương không còn được nguyên vẹn để thế hệ mai sau được biết đến. “Tôi mong mỗi ngôi nhà được các cụ như Xuân Thủy, Đỗ Mười, Bạch Thành Phong cùng một số đồng chí cán bộ khác từng ở trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp sẽ được ghi bảng hiệu rõ ràng và được bảo quản để lớp trẻ hiểu hơn về lịch sử của địa phương. Vì đó là niềm tự hào của Hữu Hòa mà không phải làng quê nào cũng có được”.
Thiên Việt (Ghi theo lời kể của ông Đoàn Trung, xã Hữu Hòa, Thanh Trì, Hà Nội)
-
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in sâu trong tâm thức người dân Lào -
Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương, chế độ và trợ cấp theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP -
Bài 3: Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi -
Bài 2: Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi
- Bài 1: Hỗ trợ sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước
- Tự hào 94 năm ngành Tuyên giáo!
- 70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình
- Ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Cuộc hành trình thay đổi vận mệnh dân tộc
- Bài học lớn nhất từ Hiệp định Geneve 1954 là tinh thần độc lập, tự chủ
- Miền ký ức thiêng liêng của “cô bé Trung Quốc” được chụp ảnh cùng Bác Hồ
- Quảng Nam: Trưng bày hình ảnh, hiện vật “Huyền thoại Trường Sơn”
-
70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Khẳng định bản lĩnh và trí tuệ Việt NamHà Nội tự hào là thành phố duy nhất ở châu Á-Thái Bình Dương được trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình;” Thủ đô được UNESCO ghi danh tham gia “Mạng lưới Thành phố sáng tạo” toàn cầu năm 2019.
-
Quảng Ngãi tổ chức phiên chợ kết nối tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP miền núiMới đây, lần đầu tiên Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức phiên chợ giới thiệu, quảng bá nông sản và sản phẩm OCOP ở các huyện miền núi trong tỉnh tại thành phố Quảng Ngãi. Hoạt động này nhằm giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã đóng trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn.
-
Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tếNhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La không chỉ giải được bài toán nông sản “được mùa mất giá”, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn đưa thương hiệu nhãn Sông Mã ghi danh trên bản đồ nông sản thế giới.
-
Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên Top 4 cả nước về GRDP(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp; kết quả tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến đột phá hơn so với cùng kỳ năm 2023, có 13/14 chỉ tiêu kinh tế, tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch cả năm 2024.
-
TP. Hồ Chí Minh: Tuyên dương 17 gương “Nông dân tiêu biểu” và 26 “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu”(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 9/10, tại TP. Hồ Chí Minh (HCM) đã khai mạc Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 2 năm 2024 với gần 150 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp từ TP. HCM và các tỉnh. Đây là hoạt động do Hội nông dân (HND) TP. HCM tổ chức nhằm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024).
-
Phát huy giá trị văn hiến Thăng Long - Hà Nội qua triển lãm sách 70 năm giải phóng Thủ đôTrong không khí mùa thu lịch sử, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, sáng 9/10, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
-
Trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đôTại Lễ tuyên dương Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm 2024, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định thu hút trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô.
-
Hà Nội - Dấu ấn 25 năm Thành phố vì Hòa bìnhNgày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình”. 25 năm trôi qua, Hà Nội đã không ngừng phát triển, mạnh mẽ vươn lên, đạt những thành tựu đáng tự hào, không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
-
Ứng dụng khoa học công nghệ, nông dân Yên Châu đưa nông sản địa phương vươn xaNhờ chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số và bắt nhịp được xu hướng thị trường, hợp tác xã Tây Bắc (bản Huổi Hẹ, xã Viêng Lán, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) đã đưa thương hiệu “Tỏi đen Yên Châu” cùng nhiều nông sản bản địa khác “ghi danh” trên thị trường.
-
Trong 9 tháng năm 2024 giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,2%Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/10 vừa qua, tình hình sản xuất nông nghiệp trong quý III vẫn duy trì đà tăng trưởng, lúa vụ Đông Xuân - Hè Thu đạt kết quả khá; đàn gia cầm ổn định, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và phục vụ xuất khẩu.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
5 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang