Phạt nặng để minh bạch thị trường bất động sản
Việc xử phạt các dự án bất động sản vi phạm kéo dài khiến nhiều người hy vọng hơn về một thị trường minh bạch hóa nhưng số tiền xử phạt chẳng thấm vào đâu so với số tiền có được do vi phạm
Trong quá trình đô thị hóa, việc phát triển các chung cư cao tầng là xu hướng tất yếu không chỉ của TP HCM mà còn là tất cả TP lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà chung cư mang lại, việc phải cùng chung sống trong một cộng đồng dân cư cũng như quá trình xây dựng kéo dài, hồ sơ pháp lý phức tạp đã nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn giữa cư dân với chủ đầu tư (CĐT) cũng như cơ quan quản lý.
Kỷ lục mới về xử phạt
Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), 6 tháng đầu năm 2018, toàn TP có 100 chung cư xảy ra tranh chấp trên tổng số hơn 1.000 chung cư. Trong đó, 34 vụ đang được Sở Xây dựng TP HCM kiểm tra, xử lý. Điều này làm dấy lên nhiều lo ngại bởi những tranh chấp, vi phạm nếu không được xử lý kịp thời sẽ đem đến những hậu quả khó lường.
Mới đây, UBND TP HCM đã xử phạt Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Tân Bình vì những vi phạm tại dự án tổ hợp nhà ở xã hội Tân Bình Apartment – số 32 Hoàng Bật Đạt, quận Tân Bình. Theo đó, công ty này bị phạt 1,64 tỉ đồng và đình chỉ kinh doanh 12 tháng, đình chỉ hoạt động xây dựng 6 tháng vì 19 lỗi vi phạm kéo dài. Tân Bình Apartment có quy mô 4.400 m2, gồm 2 block cao 14 tầng, 168 căn hộ, là dự án nhà ở thương mại nhưng sau đó chuyển đổi thành dự án nhà ở xã hội, được hưởng ưu đãi vay gói 30.000 tỉ đồng.
Với số tiền phạt nêu trên, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Tân Bình đã thiết lập kỷ lục mới về số tiền bị xử phạt hành chính đối với một dự án bất động sản. Kỷ lục trước đó là 1 tỉ đồng, thuộc về dự án Thảo Điền Sapphire do Công ty CP TDS làm CĐT, vì xây dựng tăng diện tích tầng trệt, vi phạm khoảng lùi sông Sài Gòn – với tổng diện tích 1.127 m2.
Bên cạnh những dự án bị phạt số tiền “khủng”, nhiều dự án khác cũng đã bị cơ quan chức năng “tuýt còi” vì sai phạm. Chẳng hạn, Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thuận Việt bị phạt hơn 108 triệu đồng khi đem dự án New City chào bán dù không đủ điều kiện, không được phép đưa vào kinh doanh, không báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để kiểm tra theo quy định; thẩm định, phê duyệt tờ thiết kế, dự toán xây dựng công trình không đúng trình tự, thủ tục… Công ty TNHH Capitaland Thanh Niên (CĐT) và Công ty TNHH Xây dựng Tuấn Lê (thi công) bị phạt 50 triệu đồng tại dự án D’Edge Thảo Điền (quận 2, TP HCM) do tổ chức thi công nhưng vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, gây lún nứt công trình lân cận…
Một số chuyên gia cho rằng việc nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật là ý thức, là danh dự, uy tín, năng lực của CĐT. Tuy nhiên, nếu cơ quan chức năng giám sát ngay từ đầu thì chắc chắn sẽ không để tình trạng sai phạm lớn xảy ra.
Dễ phát sinh tranh chấp
Luật sư Lê Ngô Trung, Hãng luật Vega, cho rằng đối với CĐT vi phạm dẫn đến bị phạt và đình chỉ thi công như CĐT dự án Tân Bình Apartment, về mặt pháp lý, khi xảy ra tranh chấp, trước tiên cần dựa theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên.
Tuy nhiên, thông thường, người mua ít hoặc không xem xét để yêu cầu đưa các nội dung mà CĐT đã quảng cáo cũng như cam kết trước đó vào hợp đồng. Do đó, khi vụ việc xảy ra, nếu xét thấy CĐT không có khả năng hoặc nguy cơ căn hộ được bàn giao không đúng như mong muốn và thỏa thuận ban đầu, làm ảnh hưởng đến việc định cư…, người mua cần sớm thương lượng để kết thúc hợp đồng hoặc khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trường hợp trong hợp đồng có quy định về thời hạn bàn giao cũng như chất lượng công trình thì người mua có quyền yêu cầu CĐT phải thực hiện đúng cam kết, áp dụng các điều khoản phạt trễ hạn và các khoản chi phí phát sinh do trễ hạn như thuê nhà (nếu có).
Vì vậy, trước khi ký hợp đồng, người mua nên xem xét và yêu cầu CĐT cung cấp đầy đủ các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện giao dịch, như: văn bản chấp thuận mở bán của Sở Xây dựng, bảo lãnh trách nhiệm tài chính của ngân hàng, nhất là yêu cầu nội dung hợp đồng phải thể hiện quyền lợi của người mua. Đây là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của người mua khi CĐT vi phạm. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện hợp đồng, người mua cũng nên yêu cầu CĐT về tiến độ thi công và các nghĩa vụ khác tương ứng với mỗi đợt thanh toán. Đó cũng là cách để giám sát việc CĐT có hay không các hoạt động làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, nhằm sớm phát hiện và yêu cầu chấm dứt hoặc yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp kịp thời.
Luật sư Trung lưu ý: Theo Thông tư 02/2013/TT-BXD (có hiệu lực từ ngày 22-4-2013 đến 31-12-2015), việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ, chuyển đổi mục đích sử dụng nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ chỉ được thực hiện đối với các hạng mục công trình xây dựng và căn hộ mà CĐT chưa ký hợp đồng góp vốn, hợp đồng mua bán với khách hàng. Trường hợp đã ký hợp đồng góp vốn, hợp đồng mua bán với khách hàng thì trước khi điều chỉnh cơ cấu căn hộ, điều chỉnh mục đích sử dụng, phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả khách hàng đã ký hợp đồng.
Thế nhưng, quy định hồ sơ xin chuyển đổi, điều chỉnh dự án trong Thông tư 02 không đề cập văn bản của khách hàng đã ký hợp đồng. Hệ quả là cơ quan cấp phép khó buộc CĐT phải nộp văn bản này kèm theo. Điều này rất dễ dẫn đến CĐT tự ý điều chỉnh, chuyển đổi và phát sinh tranh chấp với khách hàng.
Hiện Thông tư 02 đã hết hiệu lực nhưng vẫn chưa có văn bản nào thay thế và điều chỉnh các nội dung nêu trên.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM :
Mức phạt vẫn chưa tương xứng
Thực tế , số tiền xử phạt các dự án vi phạm ngày càng lớn là do áp dụng nghị định mới của Chính phủ trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản. Đây là những thay đổi lớn, có tính chất răn đe mạnh hơn, cần thiết hơn để ngăn chặn vi phạm. Điều này cũng giống các nước trên thế giới khi muốn minh bạch hóa thị trường. Tuy nhiên, mức phạt vẫn chưa tương xứng với hành vi vi phạm. Dự án Tân Bình Apartment có 19 vi phạm nhưng chỉ phạt hơn 1,6 tỉ đồng thì chưa đủ răn đe, bởi số tiền thu lại được do vi phạm lớn hơn con số đó rất nhiều lần.
Mức xử phạt tại Việt Nam khá thấp. Do đó, cần thay đổi để đủ sức răn đe, triệt tiêu ý chí tái phạm của người vi phạm. Với hành vi đe dọa tính mạng con người như thi công ẩu, không bảo đảm PCCC … thì cần cân nhắc biện pháp phạt tù.
Chuyên gia kinh tế – tiến sĩ – luật sư Bùi Quang Tín:
Giám sát chặt ngay từ đầu
Ngoài khung xử phạt trước đây quá nhẹ, không đủ răn đe thì chủ trương không hình sự hóa các vấn đề về kinh tế cũng khiến các CĐT chủ quan, xem thường việc bảo đảm thực hiện đúng trách nhiệm của dự án với khách hàng. Nếu các yếu tố mà phù hợp cấu thành tội danh trong luật hình sự thì có thể khởi tố ngay để hạn chế tối đa việc lợi dụng tính “nhân đạo” của luật pháp mà gây ra các sai phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng quyền lợi, tính mạng của người mua nhà.
Các vi phạm trong hoạt động bảo đảm an toàn PCCC tại các chung cư đang triển khai và bàn giao là rất quan trọng. Trong đó, không chỉ có trách nhiệm của CĐT mà còn cả ban điều hành, ban quản lý. Nhiều dự án bàn giao khi chưa bảo đảm đủ các điều kiện về PCCC , thậm chí chỉ mới có biên bản kiểm tra, chưa nghiệm thu nhưng CĐT đã giao nhà cho khách hàng.
Bên cạnh đó, không ít CĐT sợ tốn kém nên thực hiện các điều kiện, tiêu chí để đối phó cơ quan quản lý. Trong khi đó, tất cả hợp đồng họ đưa ra đều theo hướng có lợi cho CĐT mà người mua hoàn toàn bất lợi. Nhiều khách hàng rất dễ tính, mua nhưng không đọc kỹ hợp đồng và giao phó cho CĐT. Nếu không rành luật pháp, người mua nên nhờ luật sư đọc kỹ hợp đồng, yêu cầu CĐT làm đúng cam kết để không thiệt thòi về sau.
Một vấn đề nữa mà nhiều người mua không chú ý, đó là theo Luật Kinh doanh bất động sản thì các CĐT phải mua bảo lãnh ngân hàng cho khách hàng. Tuy nhiên, dù khách hàng đã hoàn thành việc đóng khoản tiền này nhưng CĐT lại không đóng. Khi có sự cố về tiến độ dự án thì người mua cũng không được bảo đảm quyền lợi là yêu cầu ngân hàng thanh toán.
Quan trọng nhất là cơ quan chức năng phải giám sát chặt tất cả các dự án ngay từ đầu. Nếu mạnh tay xử lý là đình chỉ thi công hoặc cấm kinh doanh nếu vi phạm thì các CĐT mới sợ. Còn cứ du di, phạt nhẹ, nương tay hoặc cho qua thì chắc chắn thị trường vẫn khó minh bạch, vẫn sẽ còn nhiều CĐT sai phạm, cuối cùng là khách hàng chịu thiệt.
Theo NLĐ
-
Số vụ tai nạn giao thông giảm sau 7 ngày nghỉ Tết -
Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025 -
Miền Bắc đón mưa phùn những ngày nghỉ cuối cùng của Tết Nguyên đán Ất Tỵ -
Thời tiết Tết Ất Tỵ: Bắc Bộ tiếp tục rét, Tây Nguyên và Nam Bộ trời nắng
- Khí thế mới, tư duy mới cho một Việt Nam thịnh vượng
- Thời tiết Bắc Bộ tiếp tục chìm trong giá rét trong ngày cuối năm
- Ngày thứ 3 nghỉ Tết Ất Tỵ: Giảm hơn 30 vụ tai nạn giao thông so với cùng kỳ
- Bộ đội Biên phòng chắp cánh ước mơ cho học sinh nghèo
- Thông xe nút giao IC 13 nối thành phố Yên Bái với cao tốc Nội Bài-Lào Cai
- Tàu đường sắt đô thị Hà Nội sẽ chạy xuyên giao thừa Tết Ất Tỵ 2025
- Thủ tướng chỉ đạo chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết
-
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định tiếp Trưởng đại diện UNFPA tại Việt NamChiều ngày 5/2, tại trụ sở Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định- Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có buổi làm việc, tiếp đón ông Matt Jackson – Trưởng đại diện Quỹ Dân số liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Hưng YênTrong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới; thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua HùngNhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Mỗi cây xanh được trồng là một món quà vô giá cho thế hệ mai sauTrong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức.
-
Lễ hội Phường Phú Đô đặc sắc, ấn tượngVào ngày mùng 07 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 (tức 05/02), nhân dân phường Phú Đô (Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã long trọng tổ chức hội truyền thống địa phương để tưởng nhớ công đức của Đức Thành hoàng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết, lòng tự hào dân tộc cho người dân địa phương.
-
Những lợi ích tuyệt với từ hạt điềuVới nhiều cách chế biến khác nhau, hạt điều đã trở thành món ăn vặt được ưa chuộng ở Việt Nam. Hạt điều có hương vị thơm ngon, béo ngậy, đặc biệt chứa nhiều dinh dưỡng, đem lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của người sử dụng hợp lý.
-
Du lịch Lạng Sơn khởi sắc ngay từ đầu năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 93.000 lượt khách tới tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2024). Trong đó, khách nội địa ước đạt 87.800 lượt, còn lại là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 115 tỷ đồng.
-
Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dânBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ một tổ hợp tác ban đầu với vài chục thành viên, đến nay Hợp tác xã (HTX) sầu riêng Tân Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã phát triển với hơn 300 thành viên và diện tích vùng trồng trên 320ha sầu riêng Ri6 đã đưa cuộc sống của xã viên trở nên sung túc trên mảnh đất quê hương.
-
Nông dân miền Tây thu tiền tỷ từ trồng na TháiVới diện tích gần 10 ha trồng na Thái, một nông dân ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mỗi năm thu 7 - 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, nhân công thì mỗi năm lãi hơn 4 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng trái na Thái được người tiêu dùng ưa chuộng vì trái to, mẫu mã đẹp.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 -
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo -
4 Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USD -
5 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024