Phó Thủ tướng kiểm tra, chỉ đạo ứng phó bão số 5 tại miền Trung
Trưa ngày 17/9, Đoàn công tác của Trung ương do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dẫn đầu đã kiểm tra, chỉ đạo công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 5 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế và tỉnh Quảng Trị.
Tại Thừa Thiên-Huế, Phó Thủ tướng đã thị sát công tác chuẩn bị ứng phó bão tại khu cảng cá Thuận An, huyện Phú Vang. Ngay sau đó, Phó Thủ tướng và Đoàn công tác tiếp tục di chuyển, kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão tại Khu tránh trú bão xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Trước đó, ngày 16/9, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 5. Sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã họp khẩn với các bộ, ngành, địa phương để chủ động ứng phó với diễn biến của bão và mưa lũ sau bão.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao công tác chủ động chuẩn bị của tỉnh Thừa Thiên – Huế để sẵn sàng ứng phó với bão số 5, được dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền ngày 18/9. Những ngày vừa qua, các địa phương trong khu vực đã rất chủ động trong chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với bão.
Báo cáo với Phó Thủ tướng về công tác phòng chống bão, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết đã hoàn tất công tác chuẩn bị, đang thực hiện khẩn trương các biện pháp cụ thể đến từng nhà dân, khu vực… trên địa bàn. Đến 16 giờ ngày 17/9, tỉnh sẽ kêu gọi tất cả các tàu thuyền vào neo đậu an toàn.
Theo báo cáo của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, đã có hơn 2.000 tàu cá vào neo đậu tại Khu tránh trú bão xã Triệu An, huyện Triệu Phong. Còn 29 tàu đang được các lực lượng chức năng tiếp tục gọi vào bờ. Công tác sơ tán dân tránh bão sẽ hoàn thành trước 20 giờ ngày 17/9.
Thời gian từ nay đến khi bão dự kiến đổ bộ vào đất liền không còn nhiều, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Thừa Thiên- Huế, tỉnh Quảng Trị và các địa phương khu vực miền Trung, nhất là các địa phương trong vùng dự kiến tâm bão đổ bộ trực tiếp tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến để kịp thời chỉ đạo, triển khai tốt công tác ứng phó với bão và mưa lũ sau bão, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân theo chỉ đạo tại Công điện của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, tập trung một số việc cụ thể, trước hết tập trung bảo đảm an toàn trên biển bằng các biện pháp như tiếp tục rà soát tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển để yêu cầu về bờ tránh trú. Hướng dẫn người dân neo đậu tàu thuyền tránh đứt neo, trôi, chìm vỡ do va đập tại nơi neo đậu.
Hướng dẫn, hỗ trợ người dân di dời, gia cố lồng bè nuôi trồng thuỷ, hải sản. Rà soát, chủ động sơ tán toàn bộ người trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển, vùng cửa sông, trên các đầm phá ven biển trước khi bão đổ bộ vào. Trường hợp cần thiết cần cưỡng chế để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Để bảo đảm an toàn đối với các hoạt động ven biển, cần hướng dẫn người dân gia cố, chằng chống nhà cửa; các trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế, nhà máy, cơ sở sản xuất, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch,… phải chủ động triển khai các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người, trang thiết bị, cơ sở vật chất của mình, hạn chế thiệt hại do bão gây ra. Theo dự báo khi đổ bộ vào đất liền bão vẫn mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 13 nên cần hết sức lưu ý để có kế hoạch bảo vệ nhà cửa, công trình.
Tổ chức sơ tán người dân tại các khu vực nguy hiểm ven biển, cửa sông, đây là các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng do nước dâng, sóng lớn, sạt lở; sơ tán người khỏi các nhà dân, cơ sở lưu trú ven biển không bảo đảm an toàn. Các địa phương phải rà soát lại phương án sơ tán phù hợp với tình hình để bảo đảm an toàn cho người dân.
Phó Thủ tướng yêu cầu chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất sau bão bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Bảo đảm an toàn công trình xây dựng, đê điều, hồ đập thuỷ lợi, thuỷ điện. Vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa nước trên địa bàn để vừa bảo đảm an toàn đập, vừa chống lũ cho hạ du và sử dụng hiệu quả nguồn nước.
Cùng với đó, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chủ động tiêu úng chống ngập. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để chủ động triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn theo phương châm “bốn tại chỗ” trong mọi tình huống và triển khai khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ.
Nguy cơ xảy ra mưa rất lớn
Do ảnh hưởng của bão, ngay từ đêm nay và sáng sớm ngày mai (18 tháng 9), ven biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có thể đã có gió mạnh cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão cấp 10, cấp 11, giật cấp 13, biển động dữ dội, sóng biển cao, rất nguy hiểm đối với tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển và các hoạt động ven biển. Các tỉnh khu vực Trung Bộ, trong đó có Thừa Thiên Huế có nguy cơ xảy ra mưa rất lớn.
Trưa 17/9, tại Thừa Thiên – Huế đã bắt đầu có mưa, nhất là khu vực ven biển. Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế, hiện còn 9 phương tiện tàu thuyền đang trên đường vào đất liền. Tỉnh có 2 cảng cá, 5 khu neo đậu tàu thuyền, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên phục vụ neo đậu các phương tiện tàu thuyền. Riêng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Phú Hải có sức chứa lớn, đảm bảo hơn 500 tàu thuyền loại từ 20CV trở lên. Ngoài ra, mực nước các hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh hiện ở mức thấp và đảm bảo an toàn, sẵn sàng đón lũ. Thừa Thiên – Huế cũng đã quyết định cho học sinh nghỉ học các ngày 18-19/9, để đảm bảo an toàn.
Trên địa bàn Thừa Thiên – Huế khoảng 28.100 hộ dân với trên 106.600 nhân khẩu ở vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão số 5 sẽ phải sơ tán tại chỗ hoặc sơ tán tập trung, dự kiến công việc này sẽ hoàn tất trước 19 giờ ngày 17/9. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã lên phương án đảm bảo an toàn thông tin liên lạc, an toàn điện lưới, dự trữ hàng hóa thiết yếu, quản lý an toàn các công trình hồ đập đang xây dựng.
Ngày 17/9, lãnh đạo và các ban, ngành của các tỉnh, thành phố như Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị đã đồng loạt triển khai các biện pháp ứng phó với bão và mưa lũ, nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho nhân dân, hạn chế thiệt hại khi bão đổ bộ vào đất liền.
(Theo Chính phủ)
-
Số vụ tai nạn giao thông giảm sau 7 ngày nghỉ Tết -
Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025 -
Miền Bắc đón mưa phùn những ngày nghỉ cuối cùng của Tết Nguyên đán Ất Tỵ -
Thời tiết Tết Ất Tỵ: Bắc Bộ tiếp tục rét, Tây Nguyên và Nam Bộ trời nắng
- Khí thế mới, tư duy mới cho một Việt Nam thịnh vượng
- Thời tiết Bắc Bộ tiếp tục chìm trong giá rét trong ngày cuối năm
- Ngày thứ 3 nghỉ Tết Ất Tỵ: Giảm hơn 30 vụ tai nạn giao thông so với cùng kỳ
- Bộ đội Biên phòng chắp cánh ước mơ cho học sinh nghèo
- Thông xe nút giao IC 13 nối thành phố Yên Bái với cao tốc Nội Bài-Lào Cai
- Tàu đường sắt đô thị Hà Nội sẽ chạy xuyên giao thừa Tết Ất Tỵ 2025
- Thủ tướng chỉ đạo chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết
-
Lễ hội Phường Phú Đô đặc sắc, ấn tượngVào ngày mùng 07 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 (tức 05/02), nhân dân phường Phú Đô (Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã long trọng tổ chức hội truyền thống địa phương để tưởng nhớ công đức của Đức Thành hoàng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết, lòng tự hào dân tộc cho người dân địa phương.
-
Những lợi ích tuyệt với từ hạt điềuVới nhiều cách chế biến khác nhau, hạt điều đã trở thành món ăn vặt được ưa chuộng ở Việt Nam. Hạt điều có hương vị thơm ngon, béo ngậy, đặc biệt chứa nhiều dinh dưỡng, đem lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của người sử dụng hợp lý.
-
Du lịch Lạng Sơn khởi sắc ngay từ đầu năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 93.000 lượt khách tới tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2024). Trong đó, khách nội địa ước đạt 87.800 lượt, còn lại là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 115 tỷ đồng.
-
Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dânBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ một tổ hợp tác ban đầu với vài chục thành viên, đến nay Hợp tác xã (HTX) sầu riêng Tân Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã phát triển với hơn 300 thành viên và diện tích vùng trồng trên 320ha sầu riêng Ri6 đã đưa cuộc sống của xã viên trở nên sung túc trên mảnh đất quê hương.
-
Nông dân miền Tây thu tiền tỷ từ trồng na TháiVới diện tích gần 10 ha trồng na Thái, một nông dân ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mỗi năm thu 7 - 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, nhân công thì mỗi năm lãi hơn 4 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng trái na Thái được người tiêu dùng ưa chuộng vì trái to, mẫu mã đẹp.
-
Đảng Cộng sản Việt Nam truyền cảm hứng cho cách mạng thế giớiĐảng Cộng sản Uruguay đã gửi lời chúc mừng tới Đảng Cộng sản Việt Nam và khẳng định chủ nghĩa anh hùng và quyết tâm của Đảng truyền cảm hứng cho người cách mạng trên thế giới.
-
Dòng người tấp nập trẩy hội chợ ViềngMỗi dịp Tết đến Xuân về, chợ Viềng (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), phiên chợ “mua may, bán rủi” lại thu hút hàng nghìn du khách thập phương về trẩy hội, du xuân, cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa.
-
“Cuốn sách của Tổng Bí thư chỉ rõ bản chất cách mạng của công an nhân dân Việt Nam"Theo Trung tướng, GS.TS Trần Vi Dân, cuốn sách "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an Cách mạng" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bản chất cách mạng của công an nhân dân Việt Nam.
-
Tổng Bí thư: Bắt tay ngay vào công việc, không để tình trạng ăn Tết kéo dàiTổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương bắt tay ngay vào công việc sau nghỉ Tết, không để xảy ra tình trạng ăn Tết kéo dài, lơ là công việc.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 -
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo -
4 Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USD -
5 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024