
Trước diễn biến của phức tạp của cơn bão số 6, tại tỉnh Quảng Ngãi người dân ở những nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng đang khẩn trương , gấp rút , chèn chống, gia cố nhà cửa nhằm đảm bảo an toàn về cả tính mạng và tài sản.
Chỉ đạo đối phó với căn bão số 6, ông Nguyễn Tăng Bính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã trực tiếp kiểm tra tại các nơi xung yếu trên địa bàn tỉnh có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão.
Ông Bính đã đến xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống bão số 6 tại hiện trường và yêu cầu Chủ tịch xã Bính Đông phải đưa toàn bộ ngư dân còn dưới tàu thuyền, bè lên bờ ở sông Trà Bồng lên bờ để đảm bảo an toàn.
Ông Bính cho biết: “Đến thời điểm đầu giờ chiều 10/11, chúng tôi hoàn thành công tác di dời 10.000 hộ dân nằm trong vùng xung yếu, nguy cơ ảnh hưởng của bão đến những nơi an toàn”.
Chủ tịch UBND xã Bình Đông, ông Nguyễn Thanh Vũ cho biết thêm: “Đến sáng 10/11, ngư dân đã đưa toàn bộ thúng lên bờ, tàu cá vào nơi neo đậu. Tất cả người nuôi cá trên sông Trà Bồng, cửa biển Sa Cần đều đã lên bờ, kéo bè cá về phía trong cảng. Nếu xảy ra tình hình khẩn cấp, xã sẽ thực hiện sơ tán, di dời 500 hộ dân vùng ven biển, ven sông vào các công trình kiên cố”.
Ông Nguyễn Tăng Bính lưu ý: Toàn huyện Bình Sơn có 58 hồ chứa nước lớn, nhỏ, các hồ đập này chủ yếu là hồ đất, ông Bính yêu cầu huyện phải kiểm tra các hồ đập. Sau lũ nhiều người dân thường đi xem, đi coi sông nước, hồ đập rất nguy hiểm, dẫn đến những tai nạn không đáng có, do đó phải phân công lực lượng trực cắm chốt tại các hồ đập.

Trong khi đó, theo ghi nhận của chúng tôi, trong ngày 10/11, nhiều người dân ở vùng biển huyện Mộ Đức, Đức Phổ (Quảng Ngãi) đang khẩn trương ra bãi biển lấy cát về chèn, chống lại nhà cửa; nhiều hộ dân cũng tiến hành dùng dây thép buộc chặt thêm phần mái tôn trên nhà để chống chọi lại với cơn bão số 6.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Phước Hiền, Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ thông tin thêm: “Trong sáng ngày 10/11, tại xã Phổ Thạnh, huyện đã tiến hành cho di dời khoảng hơn 100 hộ dân với trên 400 nhân khẩu. Việc di dân chủ yếu là lồng ghép từ những nhà không kiên cố qua nhà kiên cố. Ngoài ra, huyện còn bố trí các địa điểm di dân tập trung là đồn biên phòng, nhà văn hóa thôn, trường học”.
Theo tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, đến 5h30 phút ngày 10/11, số tàu cá của tỉnh ở trên các vùng biển là: 323 tàu/3.945 lao động. Cụ thể, vùng biển quần đảo Hoàng Sa: 77 tàu/532 lao động; Vùng biển quần đảo Trường Sa: 95 tàu/ 2.257 lao động; Vùng biển các tỉnh phía Bắc: 106 tàu/ 731 lao động; Vùng biển các tỉnh phía Nam: 45 tàu/ 425 lao động; có 4 tàu/178 lao động cập bến Philippin. Tổng số tàu thuyền đã kêu gọi vào bờ, neo đậu tại tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận đảm bảo an toàn: 5.241 phương tiện/28.343 lao động.
Đến chiều ngày 10/11, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tổ chức kiểm tra công tác triển khai ứng phó với bão số 6 tại các đại phương và yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố ven biển, đảo và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức theo dõi, thông báo, hướng dẫn kịp thời cho chủ các phương tiện biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão số 6 để chủ động phòng, tránh; liên lạc với các tàu, thuyền để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra, sẵn sàng ứng phó, hạn chế tối đa tình hình thiệt hại khi cơn bão đổ bộ.
Ngô Nga
-
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028
-
Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô
-
Chăm lo đời sống tinh thần cho người cao tuổi là mục tiêu lâu dài
-
GDP quý III tăng 5,33%, xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì và ngày càng rõ nét
- Quỳ Châu (Nghệ An): Tan hoang sau lũ, 35/35 trường dừng dạy học do mưa lớn
- Quảng Trị: Phát hiện thêm công ty xả thải ra sông Sa Lung
- Mưa lũ khiến 1.860 ngôi nhà bị ngập ở Nghệ An
- Thủ tướng động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
- Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ
- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội để vùng đất Chín Rồng 'cất cánh'
- Bình Thuận: Phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm đạt nhiều kết quả tích cực
-
Mạnh dạn đầu tư để làm chủ trang trại gà cho thu doanh thu hàng tỷ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hội viên nông dân Nguyễn Mạnh Hà, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là điển hình trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, luôn giúp đỡ hội viên nông dân trên địa bàn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
-
Tạo sức bật cho 5 thành phố “đầu tàu” kinh tế của cả nướcVới vai trò chủ lực phát triển kinh tế, ngành Công Thương đã góp phần quan trọng để kinh tế các thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng GRDP chung của cả nước.
-
Đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội để phát triển bền vữngSẽ có nghị quyết mới về chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để giải quyết các vấn đề xã hội, phù hợp với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII(Chinhphu.vn) – Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
-
TTCK: Thị trường đang xuống đáy hay phục hồiĐóng cửa phiên giao dịch thứ 6, chỉ số Vn-Index tăng nhẹ 1,7 điểm lên mức 1.154 điểm và đi kèm với thanh khoản giao dịch ở sàn HSX đạt mức thấp 13.960 tỷ đồng.
-
Người dân Việt Nam sẽ sớm được tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết(Taochinongthonmoi.vn) - Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế trong buổi ký kết hợp tác giữa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và Tập đoàn Takeda (Nhật Bản) vào cuối tháng 9 vừa qua.
-
Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIIHội nghị Trung ương lần thứ 8 xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
-
Thị trường nông sản: Lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long vững giáTại An Giang, giá các loại lúa như OM 18, Đài thơm 8 ổn định ở mức từ 7.800-8.200 đồng/kg; nàng Hoa 9 giá 8.400 đồng/kg; lúa Nhật 7.800-8.000 đồng/kg.
-
Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022Đến hết quý 3 năm nay, xuất khẩu rau quả thu về khoảng 4,2 tỷ USD, cao hơn 25% so với kim ngạch xuất khẩu của cả năm ngoái.
-
Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?Cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho rằng, đối với mỗi phương pháp định giá đất cần có quy định rõ về nội hàm và trường hợp áp dụng, tránh vướng mắc, gây rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp