Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế-xã hội và ngân sách
Hôm nay (28/10), Quốc hội tiếp tục dành cả ngày làm việc để thảo luận hội trường về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023.
Các ý kiến phát biểu trong phiên làm việc ngày 27/10 đều đánh giá, báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023 đã thể hiện 12 thành quả nổi bật, đồng thời cũng chỉ ra 10 hạn chế, tồn tại, khó khăn, 6 bài học kinh nghiệm, 11 nhiệm vụ, giải pháp cho những tháng cuối năm 2022 và 12 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 cho đại biểu cảm nhận đây là một báo cáo đầy đủ, dày dặn, thẳng thắn và không né tránh.
Các báo cáo đã phác họa nên một bức tranh kinh tế với nhiều điểm sáng đáng phấn khởi. Điểm sáng đáng lưu ý là tăng trưởng kinh tế đạt 8%, vượt mục tiêu đề ra là 6-6,5%, 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt, kiểm soát được lạm phát, thành quả giảm nghèo được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, chính trị xã hội ổn định, công tác hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính vẫn được coi là một đột phá chiến lược quan trọng.
Kết quả trên thể hiện nhiều chủ trương, chính sách đã ban hành đúng, kịp thời, đáp ứng cơ bản yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch. Cử tri và nhân dân cả nước đánh giá cao sự lãnh đạo, điều hành đất nước thời gian qua của Nhà nước ta.
Tuy vậy, đại biểu Quốc hội cũng thẳng thắn nêu ra hàng loạt vấn đề cần giải pháp căn cơ, chiến lược xử lý, khắc phục.
Đó là tình hình nhiều cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, mà theo lời Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà là số lượng không lớn so với tổng biên chế công chức, viên chức, nhưng lại tập trung vào 2 lĩnh vực giáo dục và y tế - là thách thức cho sự nghiệp công trực tiếp chăm lo nhân tố con người, vì sự tiến bộ, công bằng.
Nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, áp lực công việc quá cao, cường độ làm việc quá lớn, trong khi chưa có chính sách đãi ngộ, hỗ trợ tương xứng.
Một vấn đề khác là việc thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế để điều trị bệnh kéo dài từ đầu đại dịch đến nay vẫn còn là vấn đề nan giải của ngành y tế. Cộng thêm tình hình thôi việc, chuyển việc của đội ngũ y, bác sĩ, công chức, viên chức của ngành này càng làm cho nhân dân lo lắng, đặt vấn đề nếu đại dịch quay trở lại hoặc một đại dịch nào đó xuất hiện nữa mà vấn đề này chưa giải quyết xong thì việc bảo vệ sức khỏe nhân dân sẽ ra sao!
Hay tình hình thiếu hụt xăng dầu ở khu vực phía Nam đã cho thấy sự lúng túng trong xử lý tình huống của các bộ, ngành liên quan trong trách nhiệm quản lý nhà nước.
Đại biểu băn khoăn khi có sự quyết liệt trong chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản thì kết quả giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 2022 lại thấp hơn với cùng kỳ năm 2021 - năm bị ảnh hưởng rất tiêu cực của đại dịch COVID-19. Đại biểu cho rằng cần phải quyết liệt xử lý đối với từng dự án một, bởi cả nước trong 5 năm chỉ có 5.000 dự án nhưng ở đâu cũng thấy mắc, giải ngân rất chậm.
Đánh giá cao việc Quốc hội xem xét tăng lương cơ sở, song không ít ý kiến phản ánh cử tri đang rất lo lắng về tình trạng lương rục rịch tăng thôi thì giá cả đã nhanh chân mà chạy trước rồi. Lương luôn bị rớt lại phía sau trong cuộc đua với giá cả thị trường.
Tất cả đã dồn gánh nặng lên đôi vai người lao động, chen chân vào và chi phối từng bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình họ. Cho nên, tăng lương chỉ thực sự có giá trị đối với người lao động khi Chính phủ thực hiện thành công các giải pháp bình ổn giá cả thị trường.
Nhiều đại biểu cũng lưu ý một bộ phận người dân ngay trong đại dịch đã khó khăn thì nay vẫn chưa thoát nghèo, thoát khó. Giá xăng dầu tăng cao, nguyên vật liệu đầu vào không ổn định, thị trường bất động sản còn rủi ro, thị trường tài chính, trái phiếu còn nhiều điều phải bàn...
Khẳng định yếu tố con người quyết định thành bại, đại biểu băn khoăn trước thực tế cán bộ năng lực hạn chế có tình trạng sợ không dám làm; cán bộ có năng lực nhưng ý thức tinh thần còn hạn chế thì có hiện tượng nghe ngóng, né tránh. Điều đó dẫn đến sự trì trệ, ảnh hưởng thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế năm 2023 tiếp tục sẽ là một năm xã hội có thể đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cao hơn nữa, có thể trở thành nguy cơ hơn cả năm 2022. Chính phủ đã đưa ra một số nhóm giải pháp để khắc phục nhiều vấn đề tồn tại trong năm 2022 và tạo đột phá cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế cho năm tiếp theo.
Các đại biểu cơ bản thống nhất với nhiều nhóm giải pháp đã nêu, song trong tổ chức thực hiện, đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt, trách nhiệm và kịp thời hơn trong từng nhóm giải pháp để kinh tế - xã hội phát triển bền vững hơn.
Cũng trong phiên thảo luận hôm qua, nhiều đại biểu tranh luận để làm rõ một số vấn đề. Thành viên Chính phủ cũng đã tham gia báo cáo, giải trình nội dung mà đại biểu Quốc hội quan tâm, nhất là gợi mở các giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại được chỉ ra. Tuy vậy, chắc chắn sẽ còn không ít nội dung được phân tích, đánh giá tại nghị trường hôm nay, khi mà danh sách đại biểu đăng ký phát biểu vẫn còn rất dài.
Theo VOV
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị -
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh -
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia -
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nước
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản
- Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọng
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Triển khai công việc theo tinh thần 'vừa chạy vừa xếp hàng'
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
- Tổng Bí thư: Mục tiêu cao nhất của dân vận giai đoạn cách mạng mới là vì dân
- Còn nhiều băn khoăn quanh việc tăng thuế suất 5% cho mặt hàng phân bón
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết