Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Sở Công thương TP.HCM: Tổ chức hội thảo quy định mới của EU về nông sản và thực phẩm chế biến

Kim Phụng - 07:27 01/07/2022 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn)- Chiều 29/6/2022, Sở Công thương TP.HCM tổ chức hội thảo phổ biến quy định mới của Liên minh Châu Âu (EU) đối với nông sản và thực phẩm chế biến.

Hội thảo này được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tại hội trường Sở Công thương TP.HCM với nhiều doanh nghiệp tham dự. Sở Công thương TP.HCM tổ chức hội thảo với chủ đề “Chia sẻ thông tin xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm chế biến tại thị trường châu Âu” nhằm hỗ trợ về phát triển xuất nhập khẩu trên địa bàn TP.HCM.

Ông Jesper Clausen, Chủ tịch Tiểu ban thực phẩm, Nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Euro Cham) phát biểu tại hội thảo ngày 29/6/2022. 

Nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam

Tại hội thảo, Chủ tịch tiểu ban thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham)- Ông Jesper Clausen đã phát biểu về việc thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam của Liên minh châu Âu (EVFTA). Trong bài phát biểu, ông Jesper Clausen nhấn mạnh: ‘Là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, có hiệu lực từ ngày 01/8/2020, EVFTA mở ra một kỷ nguyên mới của thương mại Việt Nam –châu Âu thông qua  việc loại bỏ dần thuế quan và mở cửa thị trường cho nhau. Cho đến nay, các công ty châu Âu thuộc Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã và đang là cầu nối hữu ích cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu. Do nhu cầu hiện tại của thị trường này đang phục hồi cùng với những ưu đãi đặc biệt về thuế, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam của Liên minh châu Âu sẽ tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường này. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam và thúc đẩy xuất khẩu bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam cần cập nhật thông tin thị trường bao gồm ưu đãi thuế quan, vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng rào kỹ thuật, quy tắc xuất xứ và phát triển thương hiệu”.

Quy định mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa

Tại  buổi hội thảo này, ông Trần Ngọc Bình, đại diện của Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) trình bày các quy định của quy tắc xuất xứ trong EVFTA. Các quy định chung về xuất xứ cụ thể về các nguyên liệu, tiêu chí gia công hoặc chế biến của các ngành hàng cụ th: Ví dụ như nuôi trồng thủy sản (sinh ra hoặc nuôi dưỡng từ trứng, các bột, các nhỏ, ấu trùng…). Quy tắc xuất xứ ngành hàng nông sản, thủy sản, hàng dệt may… lần lượt được giới thiệu rõ để các doanh nghiệp hiểu về quy định mới để áp dụng. 

Quy định đối với hàng nông nghiệp, các sản phẩm ngành hàng này có xuất xứ được trồng hoặc thu hoạch tại lãnh thổ của nước thành viên và trồng từ hạt, củ, rễ, cành giâm, cành ghép, chồi, bộ phận sống khác được đến từ các nước không phải là thành viên đều được quy định cụ thể để dễ áp dụng. Các sản phẩm của ngành hàng giày dép, thủy sản… lần lượt được vị đại diện Cục xuất nhập khẩu hướng dẫn áp dụng quy định hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam để được hưởng quy chế xuất vào EU cũng như các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhưng cũng được hưởng quy chế như xuất vào EU.  

3 lưu ý khi doanh nghiệp muốn nâng cao giá trị xuất khẩu và mở rộng thị trường quốc tế

Bà Nguyễn Thị Thục, Chủ tịch Nhịp cầu kinh doanh Việt Nam-Thụy Sĩ phát biểu trực tuyến tại hội thảo ngày 29/6/2022. Ảnh: Kim Phụng 

Bà Nguyễn Thị Thục, Chủ tịch Nhịp cầu kinh doanh Việt Nam- Thụy Sĩ (SVBG) dự hội thảo trực tuyến với chủ đề gia công thực thẩm nâng cao giá trị xuất khẩu và mở mang thị trường hàng Việt. Bà Thục cho biết Nhịp cầu kinh doanh Việt Nam- Thụy Sĩ được thành lập vào tháng 01/2021 tại thành phố Lausanne của Thụy Sĩ- Đây là hiệp hội kinh doanh của người Việt đầu tiên và duy nhất tại Thụy Sĩ để kết nối giao thương và các nhu cầu khác giữa doanh nghiệp, cá nhân hai nước. Bà Thục nhấn mạnh nhất là đối với lĩnh vực nông sản, thực phẩm thì chúng tôi luôn tìm kiếm các công nghệ tiên tiến, phù hợp từ Thụy Sĩ, tìm thị trường cho hàng Việt Nam. Đi siêu thị, cửa hàng chúng tôi đều quan sát, tìm kiếm hàng của Việt Nam có không, nếu có mua về sử dụng và đọc rất kỹ các thông tin trên bao bì, nhãn mác, xuất xứ hàng hóa… quan sát số lượng người mua để có thông tin nhằm tìm kiếm đối tác, nhà đầu tư tiềm năng cho doanh nghiệpViệt Nam. Tại hội nghị, chia sẻ trực tuyến bà Thục đưa nhiều hình ảnh sản phẩm thực tế của các cửa hàng, siêu thị tại Thụy Sĩ cho doanh nghiệp dễ hình dung. Cụ thể hơn nữa là bà đã làm các bước so sánh các sản phẩm cùng một hàng hoá nhưng được gia công, chế biến, đóng gói ở các nước khác nhau để minh chứng cho việc hiệu quả, phát triển và vì sao sản phẩm đó thu hút được đông đảo khách hàng.  

Bà Thục lưu ý với các doanh nghiệp muốn nâng cao giá trị xuất khẩu và khả năng tiếp cận, mở rộng thị trường quốc tế thì ngoài việc đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường thì doanh nghiệp Việt Nam cần:

1.     Chế biến sâu

2.     Bao bì đáp ứng nhà nhập khẩu, tiêu chuẩn quốc tế

3.     Gia công cho nhà nhập khẩu, phân phối quốc tế

Bà Thục dẫn chứng bằng hình ảnh: Sản phẩm phi lê cá tra Việt Nam dưới thương hiệu Pelican của MIGROS chuỗi siêu thị lớn nhất của Thụy Sĩ. Đối với sản phẩm này được đóng gói tại Việt Nam thì khối lượng tịnh 1,500g miếng cá to, nguyên phải chế biến rồi mới sử dụng được và thường xuyên giảm giá 50%. Trong khi cũng cá này khi tẩm ướp và đóng gói tại Ba Lan thì chỉ có 300g (80% là cá) và miếng cá nhỏ chỉ cần bỏ vào lò nước là có thể ăn ngay rất dụng nên bán chạy hiếm khi giảm giá (chỉ giảm 20% khi mua bộ 2 hộp). Điều này cho thấy việc chế biến sâu đem lại hiệu quả kinh tế hơn và tiện dụng cho người tiêu dùng nên các doanh nghiệp cần xem thêm khâu này để đẩy mạng việc xuất khẩu có thêm người tiêu dùng mới. Đối với tôm đông lạnh của Việt Nam hiện đang chiếm lĩnh gian hàng thủy sản tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở Thụy Sĩ nhưng không có tôm tẩm bột hay chế biến sâu. Đối với bao bì cần quốc tế hóa, cần chú ý các tiểu tiết về sự tiện lợi, tiện dụng cho người tiêu dùng để được ưu chuộng hơn…

 

Cuối buổi hội thảo, bà Thục và ông Bình cũng trả lời những câu hỏi, thắc mắc của doanh nghiệp. Địa diện Sở Công thương TP.HCM  cho biết Sở sẽ tập hợp những câu hỏi doanh nghiệp liên quan đến thẩm quyền của cơ quan khác để chuyển đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp.