Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Tập trung mọi nguồn lực, giải pháp để giảm nhẹ thiên tai

22:28 19/07/2019 GMT+7
Ngày 19/07/2019, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã tổ chức hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền Nam tại thành phố Cà Mau. Tham dự, có hàng trăm đại biểu là Ban chỉ huy phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn của 17 tỉnh thành phía Nam, cùng

Ngày 19/07/2019, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã tổ chức hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền Nam tại thành phố Cà Mau. Tham dự, có hàng trăm đại biểu là Ban chỉ huy phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn của 17 tỉnh thành phía Nam, cùng đại diện Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam.

Để không ai bị bỏ lại phía sau

Việt Nam đã làm tốt công tác chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó thiên tai. Đó là khẳng định của bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam. Theo bà Caitlin Wiesen, cơn bão Linda năm 1997 kiến hơn 3.000 người thiệt mạng, đợt hạn hán năm 2015-2016 nghiêm trọng nhất trong 60 năm qua đã cảnh tỉnh rằng, Đồng bằng Sông Cửu Long và miền Nam là khu vực rất dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và thời tiết khắc nghiệt. Nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay đang diễn ra trên toàn cầu.

Bà Cantlin Wiesen, đại diện thường trú tổ chức UNDP tại Việt Nam.

Trong số những người dân chịu ảnh hưởng của thiên tai ở khu vực miền Nam là phụ nữ trẻ em nghèo, dân tộc thiểu số mà đặc biệt là ở các vùng xa hơn bị ảnh hưởng nhiều nhất. Họ dễ bị tổn thương thường phải chịu những cú sốc lặp đi, lặp lại khi khả năng nguồn lực phục hồi kế sinh nhai, định cư còn hạn chế. Bà lưu ý Chính phủ cần có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng chống thiên tai; quan tâm kinh tế tư nhân tham gia; tăng cường hiệu quả hơn nữa công tác quản lý rủi ro và dự báo. Bà Caitlin Wiesen cam kết:UNDP mong muốn tăng cường hợp tác với Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Phòng chống Thiên tai để thực hiện những lĩnh vực quan trọng này trong tương lai và tôi tin tưởng rằng khi làm việc cùng nhau, những nỗ lực chung của chúng ta sẽ góp phần xây dựng một Việt Nam xanh hơn, bền vững và thịnh vượng hơn để không ai bị bỏ lại phía sau”.

Cảnh giác ứng phó trong năm 2019

Thiên tai là cơn giận dữ của mẹ thiên nhiên, không ai mong muốn. Theo bà Caitlin Wiesen, trước tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, mọi quốc gia, mọi cộng đồng, mọi người dân đều không tránh khỏi thiên tai luôn rình rập, đe dọa. Chính vì vậy, mọi người, mọi ngành, mọi cấp cần chủ động để sẵn sàng ứng phó để giảm thiệt hại tối thiểu. Trong năm 2018, tình hình thiên tai có giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc làm tốt công tác chuẩn bị, ứng phó. Tuy nhiên, không vì thế lơ là, chủ quan ở năm 2019. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, năm 2018 thiên tai không diễn ra dồn dập và khốc liệt như năm 2017 nhưng vẫn là năm có nhiều thiên tai lớn cùng những yếu tố cực đoan, dị thường diễn ra ở khắp các vùng miền với 16/21 loại hình thiên tai, đã làm 224 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế ước tính gần 20.000 tỷ đồng. Riêng tại khu vực Nam Bộ xảy ra 14/21 loại hình thiên tai, trong đó gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn nhất là lũ Đồng bằng sông Cửu Long, bão số 9;123 trận mưa đá, dông, lốc, sét (chiếm 55% số trận cả nước), 441 vụ sạt lở bờ sông, bờ biển (tổng số có 564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 834 km) làm 10 người chết và mất tích (chiếm 4% cả nước), bị thương 13 người, 320 nhà bị sập đổ, 1.196 nhà bị hư hại, tốc mái, 16.391 nhà bị ngập nước; thiệt hại ước tính khoảng 117,9 tỷ đồng (chiếm 0,55% cả nước). Riêng tỉnh Cà Mau, từ đầu năm 2018 đến nay, thiên tai, đặc biệt là dông, lốc xoáy, triều cường đã gây ra sạt lở đất ven sông, ven biển, đã làm chết 07 người; sập, hư hỏng 1.655 căn nhà; ngập, sập trên 2.400 ha lúa và hoa màu, sạt lở thường xuyên 105 km bờ biển, trong đó có nhiều đoạn sạt lở đến chân để biển, xói lở trên 250 km bờ sông’; ngoài ra các vụ tai nạn trên biển đã làm thiệt mạng 34 người… Tổng thiệt hại về tài sản, ước tính trên 57 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT

Tổng cục Khí tượng Thủy văn dự báo, khu vực Nam Bộ từ đây đến hết năm 2019 vẫn phải chịu ảnh hưởng hiện tượng ENSO. El Nino năm 2018-2019 có cường độ yếu và không kéo dài. Mùa bão năm 2019 trên Biển Đông đến muộn nhưng vẫn có 10-12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới. Trong đó có 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Nhiệt độ trung bình cao hơn năm ngoái từ 0,5-1 độ C. Lượng mưa tháng 9 nhiều hơn 10-30%, nhưng tháng 10-11 thấp hơn 10-25% so với cùng kỳ. Tổng lượng dòng chảy trên thượng nguồn Mê Kông thấp hơn 10-20%. Về hải văn, trong tháng 10-12 sóng lớn từ 2-3m ven biển, ngoài khơi cao đến 4m. Hiện tượng triều cường sẽ xuất hiện vào cuối tháng 11 đến tháng 12/2019.

Đồng bộ các giải pháp ứng phó

Trước tình hình dự báo, cùng hàng chục ý kiến chia sẻ kinh nghiệm phòng chống thiên tai ở các địa phương, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đã kết luận hội nghị. Theo đó, Ban Chỉ đạo cùng các Bộ ngành địa phương cần tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong thời gian tới. Đó là, hoàn thành việc kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) các cấp. Rà soát, hoàn thiện, ban hành bộ quy chế, kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy, nhất là giao phụ trách địa bàn cụ thể để các đồng chí thành viên chủ động trong việc triển khai nhiệm vụ. Củng cố, nâng cao năng lực cơ quan tham mưu các cấp, đề nghị các đồng chí lãnh đạo Ban Chỉ huy tăng cường cho Văn phòng thường trực về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, đặc biệt là các công cụ hỗ trợ ra quyết định, cơ sở dữ liệu, công cụ phục vụ công tác trực ban. Rà soát, cập nhật, hoàn thiện phương án ứng phó thiên tai, nhất là phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, lũ lớn để tránh bị động, lúng túng khi thiên tai xảy ra. Rà soát, củng cố, triển khai xây dựng và hoạt  động lực lượng xung kích PCTT tại cơ sở như chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 76/NQ-CP. Tại khu vực miền Nam đã nhiều địa phương hoàn thành xây dựng đội xung kích (trên 30% số xã đã có đội xung kích), tuy nhiên trong thời gian tới cần tổ chức hiệu quả hoạt động của lực lượng này và đảm bảo đến năm 2020 tổ chức, hoạt động 100% đội xung kích ở các xã và phát huy hiệu quả trong xử lý sự cố đê bao, bờ bao ngay từ giờ đầu; tổ chức chốt cứu hộ, cứu nạn, đưa đón học sinh, trông giữ trẻ tập trung như đã làm tốt trong lũ năm 2018. Huy động các nguồn lực để thực hiện lắp đặt thiết bị theo dõi, giám sát, cảnh báo thiên tai như: trạm đo mưa, cắm biển cảnh báo sạt lở, giám sát nguồn nước; cảnh báo, dự báo hạn hán và xâm nhập mặn vùng ĐBSCL,…

Toàn cảnh Hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền Nam năm 2019.

Quản lý, giám sát chặt chẽ tổ chức vận hành các hồ chứa theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp; hợp đồng với các đơn vị tính toán phục vụ ra quyết định vận hành trong mùa mưa lũ 2019 trên lưu vực sông Đồng Nai – nhất là TP Hồ Chí Minh cần tổ chức công tác này với 02 hồ Dầu Tiếng và Trị An ảnh hưởng trực tiếp đến ngập lụt thành phố khi xả lũ; các chủ hồ cần phối hợp, hỗ trợ cơ quan thường trực cấp tỉnh trong xây dựng bản đồ, công cụ hỗ trợ phục vụ điều hành hồ đảm bảo an toàn công trình và hiệu quả nguồn nước.

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền, hướng dẫn bằng nhiều hình thức phù hợp (phương tiên thông tin đại chúng, tờ rơi, video, sổ tay, Website, mạng xã hội, tin nhắn và các công cụ truyền thống, bản địa…) cho nhân dân, học sinh, cộng đồng nhất là phòng, chống đuối nước cho trẻ em Đồng bằng sông Cửu Long. Các công cụ, sản phẩm truyền thông đã được Văn phòng thường trực cung cấp đến Ban Chỉ huy các tỉnh, thành phố.

Hiện sắp vào mùa mưa bão, do vậy phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định bố trí vốn; xây dựng thí điểm công trình thân thiện với môi trường, giá thành thấp, vật liệu địa phương để chống sạt lở bờ biển, phát triển vùng bãi kết hợp với bảo vệ môi trường một số khu vực ĐBSCL.

Củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, cầu, cống, đập ngăn mặn, đê bao chống ngập và kênh trục thủy lợi ở ĐBSCL; xác định các trọng điểm để sẵn sàng ứng phó khi tình huống xảy ra.

Tiếp tục phát huy công tác thu quỹ – Thời gian vừa qua khu vực miền Nam đã dẫn đầu cả nước trong nội dung này; tuy nhiên vẫn còn 03/19 tỉnh chưa thực hiện thu mặc dù đã thành lập quỹ; tiếp tục chi và sử dụng Quỹ hiệu quả cho công tác phòng, chống thiên tai.

Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với các địa phương tiếp tục chỉ đạo việc đẩy nhanh tiến độ triển khai để hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát với các tàu cá có chiều dài trên 15m đảm bảo hoàn thành trước 01/4/2020 như quy định tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.  Tăng cường hợp tác Quốc tế và hợp tác Mê Kông trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, đặc biệt là trong lĩnh vực phòng, chống lũ, lụt xuyên biên giới và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Bài, ảnh: Hoàng Quân