Nhà nông Điện Biên trồng nho hạ đen bằng chế phẩm sinh học
Hỗ trợ cây giống, vật tư và chuyển giao kỹ thuật
Dự án ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây nho hạ đen theo hướng an toàn sinh học tại xã Thanh Hưng triển khai trên quy mô 1ha với sự tham gia của 8 hộ gia đình. Các hộ này được hỗ trợ toàn bộ về giống, phân bón, chế phẩm sinh học, trụ cột bê tông theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Chia sẻ với phóng viên, ông Lù Văn Thanh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Điện Biên cho biết: Thực hiện dự án, các hộ tham gia được cấp cây giống ghép 1 năm tuổi, cao 40 - 50cm, chiều dài mầm ghép 30cm, đường kính gốc 1-1,5cm. Cùng với đó là cột bê tông cốt thép, phân bón hữu cơ sinh học, vôi, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, nấm đối kháng…
Theo ông Lù Văn Thanh, Văn phòng Phát triển bền vững (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ nông dân – Hội Nông dân tỉnh Điện Biên tập huấn trực tiếp và chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc giống nho hạ đen đến 8 hộ tham gia dự án qua nhóm Zalo. Toàn bộ quá trình canh tác bắt đầu từ khâu làm đất, chuẩn bị giàn neo, xuống giống, chăm bón… đến tận khi thu hoạch đều sẽ có kỹ thuật viên bám sát, theo dõi và hướng dẫn cụ thể. Để cây nho hạ đen sinh trưởng và phát triển tốt, cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn cụ thể cách bón phân, dùng chế phẩm sinh học theo từng giai đoạn phát triển của cây, kịp thời xử lý khi có dấu hiệu nấm bệnh…
Kỳ vọng ở hướng sản xuất mới
Theo bà Hoàng Thị Quỳnh Hoa – chuyên viên Văn phòng Phát triển bền vững, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất thực tế đã chứng minh được hiệu quả, cây trồng có nhiều ưu điểm vượt trội, đem lại lợi ích cho người dân, góp phần phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái.
Chế phẩm sinh học là những sản phẩm sinh học được sản xuất hoặc điều chế từ các thành phần có sẵn trong tự nhiên như: rong, rêu, tảo, hữu cơ, vi sinh … Sản phẩm tiêu biểu nhất là chế phấm vi sinh, sản phẩm được phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu hiệu từ tự nhiên, sử dụng công nghệ sinh học hiện đại – công nghệ vi sinh để nghiên cứu và phát triển. Thành phần chính của chế phẩm sinh học bao gồm các nhóm vi sinh vật hữu hiệu, các enzym và các chất dinh dưỡng để kích hoạt các vi khuẩn có ích sống và hoạt động. Chế phẩm sinh học giúp ngăn chặn, hạn chế mầm bệnh, tăng cường hệ đề kháng; khống chế mầm bệnh phát triển giúp người chăn nuôi không phải sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh. Những tính năng vượt trội của loại dinh dưỡng này đã giúp nông dân tiết kiệm được lượng phân hóa học, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất các loại cây trồng, chất lượng nông sản cũng tăng lên đáng kể.
Nhiều năm trở lại đây, việc nghiên cứu, sản xuất chế phẩm sinh học đã được đẩy mạnh để giảm dần phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học. Việc sử dụng chế phẩm sinh học cho cây trồng đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực như: Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như cây trồng, môi trường sinh thái. Giúp cân bằng dinh dưỡng vi sinh vật của hệ sinh thái trong môi trường đất, có tác dụng cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất. Đặc biệt chế phẩm sinh học giúp đồng hóa các chất dinh dưỡng trong đất, giúp cây trồng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức đề kháng và giảm thiểu sâu bệnh. Việc tiêu diệt côn trùng gây hại bằng chế phẩm sinh học cũng không gây hại đến môi trường như các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ hóa học. Do vậy, chế phẩm sinh học còn có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ khó tiêu, phế phẩm nông nghiệp, góp phần làm sạch môi trường.
Trên thực tế, việc sử dụng phân bón hóa học không đúng cách trong một thời gian dài đã khiến nguồn đất sản xuất nông nghiệp bị mất đi phần lớn lượng hữu cơ vốn có của đất. Đó cũng là nguyên nhân đất sản xuất đã và đang ngày càng bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng. Bởi vậy, khi sử dụng chế phẩm vi sinh cho đất và cây trồng có thể chủ động giảm lượng phân bón sử dụng từ 10-15%, tăng sức kháng bệnh cho cây, giảm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường sức sống, khả năng chống rét cho cây, tỉ lệ cây sống cao hơn. Nhờ vậy, cây trồng cho năng suất tăng lên từ 5-10%, chất lượng sản phẩm tốt, màu sắc tươi, chi phí đầu vào giảm do lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giảm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo bà Hoàng Thị Quỳnh Hoa, sau khi triển khai dự án thành công, sẽ nhân rộng mô hình ra cho nông dân Điện Biên và các tỉnh khác.
Ông Hoàng Giang, xã viên HTX rau công nghệ cao Bản Mé (xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên), một hộ tham gia mô hình, chia sẻ, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất rau củ quả chất lượng cao. Ông tham gia mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây nho hạ đen theo hướng an toàn sinh học với 1.250m2 nhà màng, có hệ thống tưới nước, tưới phân tự động. Các hộ tham gia mô hình và được hỗ trợ về nguồn giống đảm bảo, chế phẩm sinh học, được chuyển giao kỹ thuật cũng như có kỹ thuật viên theo sát suốt quá trình canh tác. Họ hi vọng rằng đây là hướng sản xuất mới hiệu quả, làm ra sản phẩm an toàn, chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
“Tôi tin mô hình sẽ thành công, giúp tôi và các hộ tham gia có hướng sản xuất mới hiệu quả, làm ra sản phẩm an toàn, chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường”.
Ông Hoàng Giang (xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên)
-
Phong Điền: Xây dựng Nông thôn mới gắn với phát triển sản xuất sản phẩm thế mạnh, lợi thế của địa phương -
Bạc Liêu: Sử dụng nguồn vốn chính sách đúng cách góp phần đạt các tiêu chí nông thôn mơi -
Than Uyên phấn đấu 100% số xã cán đích nông thôn mới -
Huyện Giao Thuỷ kỷ niệm 90 năm thành lập và đón nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023
- Chuyển đổi số - đòn bẩy đưa xã Cấn Hữu (Quốc Oai) xây dựng nông thôn mới hiện đại, thông minh
- Xây dựng nông thôn mới nâng cao có nhiều khởi sắc
- TP. Cần Thơ: Huy động mọi nguồn lực hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới đề ra trong năm 2024
- Đồng Tháp: Tổ chức Lễ công bố huyện Lấp Vò đạt chuẩn nông thôn mới
- Xây dựng chính quyền số từ thôn, xã
- Huyện Thoại Sơn xây dựng và vận động 31 loại quỹ phục vụ an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo
- Hải Dương có thêm 21 xã nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu
-
Bạc Liêu: Tổ chức thành công Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 4/10, Hội Nông dân (HND) tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024. Đây là hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024).
-
Khánh Hòa: Thu hút hơn 50 gian hàng trưng bày sản phẩm, công nghệ số tiêu biểu tại Ngày hội công nghệ số năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 4/10, tại TP. Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức ngày hội công nghệ số năm 2024. Ngày hội có quy mô hơn 50 gian hàng của cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp công nghệ số, ngân hàng trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa tham gia trưng bày các sản phẩm công nghệ số tiêu biểu. Qua đó, thu hút được đông đảo người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp cận công nghệ mới, dịch vụ công nghệ mới, góp phần vào thành công chung trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh
-
Ninh Thuận: Kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì đà tăng trưởng(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong 9 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận tiếp tục phục hồi, phát triển ổn định theo kế hoạch (KH). Một số lĩnh vực chuyển biến tích cực như: các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp tăng khá; kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì tăng trưởng ổn định, quy mô sản xuất nông nghiệp công nghệ cao vượt mục tiêu đề ra.
-
Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng"Sáng 3/10/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã trang trọng tổ chức Chương trình tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V và trao giải cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông" lần thứ X, năm 2024. Đây là một chương trình kéo dài suốt 6 tháng với nhiều vòng thẩm định nghiêm túc, khắt khe để chọn ra 56 gương mặt "Nhà khoa học của Nhà nông"; 24 tác giả đoạt giải cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông"
-
Không gian mua sắm sôi động tại nhà phố quảng trường đầu tiên tại Nghệ AnNhà phố quảng trường Central Plaza, Eco Central Park lấy cảm hứng thiết kế từ những căn nhà châu Âu cộng với ngôn ngữ kiến trúc Ecopark tạo nên một không gian mua sắm sôi động, hiện đại, kích thích nhu cầu tiêu dùng, gia tăng trải nghiệm của cư dân, khách tham quan, du lịch.
-
An Giang tăng cường liên kết đưa trái cây vươn ra thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) – An Giang là tỉnh có thổ nhưỡng rất thích hợp cho phát triển cây ăn trái, do đó hoạt động liên kết, tiêu thụ trái cây được quan tâm, doanh nghiệp đầu tư, xúc tiến liên kết để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
-
Tây Ninh kêu gọi đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Tây Ninh đã và đang tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
-
Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.
-
Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêmThất thần sau cơn lũ quét ngang qua, anh Lô Văn Du, trưởng bản Đửa, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An vẫn còn bàng hoàng, chưa tin đây là sự thật…
-
Bình Dương: Phát động phong trào nông dân sử dụng thuốc sinh học, vi sinh(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 02/10, tại tỉnh Bình Dương, Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh Bình Dương) tổ chức phát động phong trào nông dân sử dụng thuốc sinh học và vi sinh, hướng đến giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!