Thanh nhãn Bạc Liêu - Thương hiệu độc đáo, được thị trường ưa chuộng
Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân, đưa những giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, thời gian qua, TP. Bạc Liêu đã chủ động hỗ trợ người dân các xã ven biển mở rộng diện tích trồng và thực hiện nhiều hoạt động nâng cao giá trị thương phẩm. Theo đánh giá, cây thanh nhãn với trái to, cơm dày, thịt chắc, khô, có vị thơm nhẹ vừa ngọt, vừa giòn, cho năng suất cao, chất lượng lại hơn hẳn so với các giống nhãn khác.Trên cơ sở đó, TP. Bạc Liêu đã xây dựng và triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển cây thanh nhãn Bạc Liêu gắn với phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn TP. Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2025”.
Qua 2 năm thực hiện Đề án “Phát triển cây thanh nhãn Bạc Liêu gắn với phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn TP. Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2025”, đến nay, TP. Bạc Liêu đã tiến hành bàn giao 4.760 cây giống, 350 cây ghép, hỗ trợ hơn 8,3 tấn phân hữu cơ, hơn 5,5 tấnphân hóa học và tổ chức 4 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn trái cho 58 hộ tham gia Đề án.
Đồng thời, đầu tư hơn 15 tỷ đồng để triển khai Dự án trồng mới 100ha thanh nhãn trên địa bàn xã Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông và phường Nhà Mát. TP. Bạc Liêu đã thành lập 3 hợp tác xã (HTX), gồm: HTX Thanh nhãn Vĩnh Trạch Đông, HTX Thanh nhãn Bạc Liêu và HTX Thanh nhãn Hiệp Thành.
Từ diện tích trồng cây thanh nhãn ban đầu chỉ 21,2ha năm 2022, đến nay đã tăng lên 76,09ha theo Đề án đến năm 2025 là 100ha. Về mặt giá trị thì hiện thanh nhãn đã trở thành một đặc sản có tiếng, tạo nên thương hiệu độc đáo của TP. Bạc Liêu, được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Thời gian qua, thương hiệu “Thanh nhãn Bạc Liêu” cũng đã góp phần quảng bá cho du lịch thành phố, giúp kéo một lượng lớn du khách đến với Bạc Liêu để tìm hiểu, thưởng thức sản phẩm và làm quà biếu tặng.
TP. Bạc Liêu tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, sản xuất hữu cơ Organic cho các hộ tham gia trồng cây thanh nhãn. Chuyển giao ứng dụng khoa học - công nghệ trong chăm sóc và bảo quản sau thu hoạch, hướng đến thu hoạch trái quanh năm nhằm cung cấp, tiêu thụ sản phẩm ổn định, đạt chất lượng và phục vụ phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn.
TP. Bạc Liêu đã quy hoạch phát triển ổn định vùng trồng cây thanh nhãn và đã đầu tư nhiều hạng mục công trình như: Hệ thống ô đê bao khép kín, xây dựng trạm bơm điện công suất lớn, hệ thống cống xả đảm bảo tháo úng, tiêu thoát nước… Bên cạnh quy hoạch mở rộng diện tích trồng mới, TP. Bạc Liêu còn chủ động tìm kiếm đầu ra và đặc biệt là thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại để nâng cao giá trị thương phẩm cho trái thanh nhãn.
Đến nay, cây thanh nhãn đã tham gia 2 cuộc hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm trái thanh nhãn. Đồng thời, Đài PT-TH Bạc Liêu, Báo Bạc Liêu xây dựng nhiều chuyên mục, chuyên trang, phóng sự quảng bá về cây thanh nhãn Bạc Liêu gắn với phát triển du lịch trên địa bàn thành phố; phối hợp với Công ty TNHH T&T Vina tạo điều kiện cho doanh nghiệp Thanh nhãn Bạc Liêu xuất khẩu 26 tấn trái thanh nhãn sang thị trường Mỹ, năm 2022 xuất khẩu 16 tấn; năm 2023 xuất khẩu được 10 tấn.
Qua các hoạt động quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại kết hợp với phát triển du lịch đã giúp trái thanh nhãn dần tạo được thương hiệu và đang có giá thành cao hơn một số loại nhãn khác (có giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg; cá biệt khi trái vụ có giá lên đến 140.000 đồng/kg).
Ngoài ra, TP. Bạc Liêu đã phối hợp với Sở KH-CN tạo điều kiện cho Trường đại học Cần Thơ thực hiện Đề án “Nghiên cứu đặc tính dòng, khả năng thích nghi và nâng cao giá trị trái thanh nhãn Bạc Liêu”; phối hợp với Sở KH-CN gặp gỡ trao đổi trực tiếp với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam về hồ sơ, trình tự thủ tục có liên quan để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho cây thanh nhãn; Phối hợp với VCCI Chi nhánh Cần Thơ thực hiện Đề án xây dựng thương hiệu “Thanh nhãn Bạc Liêu” giai đoạn 2023 - 2025
Mặt khác, việc chuyển đổi cơ cấu từ giống cây trồng cho năng suất thấp và giá trị kinh tế kém sang trồng thanh nhãn Bạc Liêu gắn với phát triển du lịch vườn bước đầu đã giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, tăng thu nhập và mức sống cư dân nông thôn ngày càng được cải thiện. Đời sống được nâng cao, kinh tế phát triển, kéo theo đó là các cơ sở sản xuất - kinh doanh, nhà cửa người dân được đầu tư xây dựng khang trang, thực hiện chương trình bê-tông hóa, nhựa hóa giao thông nông thôn được thuận lợi, diện mạo nông thôn vùng ven thành phố ngày càng khởi sắc, góp phần cho xã Hiệp Thành và xã Vĩnh Trạch Đông hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố…
Tuy nhiên, cùng với những kết quả đạt được thì việc thực hiện Đề án thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Công tác tuyên truyền, vận động cán bộ và người dân tham gia Đề án phát triển cây thanh nhãn Bạc Liêu chưa được thường xuyên và liên tục. Công tác phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây thanh nhãn chưa thật sự mang lại hiệu quả. Hoạt động quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại chưa nhiều. Một số hộ dân đời sống còn khó khăn, không có vốn cải tạo đất để trồng cây thanh nhãn hoặc không có vốn đối ứng 50% để nhận cây giống.
Thành phố chưa xây dựng được Chỉ dẫn địa lý cho cây thanh nhãn nên các hộ dân chưa mạnh dạn tham gia Đề án. Việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ trái thanh nhãn với các công ty, siêu thị, cửa hàng Bách hóa Xanh… gặp nhiều khó khăn, do giá bán của một số loại nhãn của các tỉnh khác xâm nhập vào thị trường thấp hơn nhiều so với thanh nhãn.
Năng lực quản trị, tiếp cận thị trường, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của các HTX còn nhiều hạn chế. Mô hình trồng cây thanh nhãn với quy mô lớn mới được hình thành trong thời gian ngắn nên chưa tạo được các dịch vụ phục vụ du lịch như: ăn uống, tham quan, khách trải nghiệm tự hái và thưởng thức thanh nhãn tại vườn…
-
Cà Mau: Sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau thu hút ký kết được nhiều hợp đồng trong và ngoài nước -
WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50% -
Chỉ số thương mại điện tử tỉnh Cà Mau năm 2024 tăng 2,6 điểm so với năm 2023 -
Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024
- Công nhận thêm nhiều sản phẩm đạt OCOP của huyện Bình Giang
- Mảng bán lẻ của Masan liên tục “mang tiền về cho mẹ”
- Vốn vay giải quyết việc làm: Tạo sức bật cho nông dân
- An Giang: Phấn đấu đạt 1 - 2 thương hiệu sản phẩm dược liệu OCOP có nguồn gốc từ vùng Bảy Núi
- TP. HCM: Tập trung xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực thế mạnh, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
- Hoa Quang Guduchi - Giải pháp hỗ trợ và nâng cao đề kháng cho cơ thể
- Xuất khẩu 150 nghìn liều vaccine dịch tả lợn châu Phi sang Philippines
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa DominicaRạng sáng 23/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nướcNăm 2024, Thanh Hóa thu ngân sách ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2024 ước đạt 11,72%, vượt 11% kế hoạch đề ra và đứng thứ 3 cả nước. Trong đó, sản xuất công nghiệp đóng góp lớn nhất tạo nên sự tăng trưởng này.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh