Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Thị trường tiêu thụ thanh long vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc

07:04 23/02/2022 GMT+7
Cuối năm 2021, diện tích thanh long ở Bình Thuận đạt 33.750ha, sản lượng đạt 700.000 tấn/năm. Bình Thuận có 12.397 ha thanh long được cấp chứng nhận VietGAP (chiếm 35% tổng diện tích thanh long toàn tỉnh) và gần 355 ha thanh long được cấp Giấy chứng nhận GlobalGAP.

Thị trường thanh long Bình Thuận được tiêu thụ nội địa khoảng 15% sản lượng, còn lại khoảng 85% dành cho xuất khẩu. Toàn tỉnh có 96 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thanh long được cấp chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” và dán tem chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” trên trái thanh long. Vì vậy, thanh long Bình Thuận đã thâm nhập được những thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản, Mỹ, được Liên minh Châu Âu (EU) bảo hộ…

Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất thanh long cũng tồn tại một số hạn chế như: Quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún; chưa tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn đủ sức cạnh tranh; việc tiêu thụ không ổn định, giá cả còn bấp bênh. Thị trường tiêu thụ thanh long chưa đa dạng, phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc nên việc xuất khẩu qua thị trường này gặp rất nhiều khó khăn khi một số cửa khẩu tạm dừng hoạt động hoặc nhập khẩu nhưng với sản lượng thông quan rất hạn chế…

Theo thống kê cuối năm 2021, diện tích thanh long ở Bình Thuận đạt 33.750 ha, sản lượng đạt 700.000 tấn/năm.

Tại hội nghị "Về tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long" vừa diễn ra tại Bình Thuận, ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cũng đề nghị Bộ, ngành Trung ương cần hỗ trợ Bình Thuận trong xúc tiến tiêu thụ xuất khẩu riêng mặt hàng thanh long qua các thị trường bằng hình thức chính ngạch, đặc biệt là thị trường Trung Quốc; hỗ trợ mời gọi các tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm từ trái thanh long tươi để làm cơ sở đầu tàu dẫn dắt, định hướng và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản lợi thế của vùng…

Chia sẻ những khó khăn của người trồng thanh long, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Bản thân việc sản xuất của ngành nông nghiệp chúng ta đang là câu chuyện mù mờ. Chúng ta chưa có được số liệu cụ thể bao nhiêu người trồng thanh long.

Ông Lê Minh Hoan đề nghị: "Tôi muốn nói chúng ta tiếp cận từ đâu? Điều này thuộc về chính quyền địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có nói sản xuất tự phát rất là khó kiểm soát, tôi đề nghị ngược lại nếu không kiểm soát được coi như mình thất bại. Vì mình mà còn không biết mình thì rất khó, lẽ ra ngay từ đầu mình phải nắm được có bao nhiêu bà con mình sản xuất". 

Trước đó, đoàn công tác do Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã đi thị sát tại Trang trại nông nghiệp công nghệ cao Bình An, xã Thuận Quý và Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận./.

Theo VOV

Thanh long không người mua, nông dân lỗ nặng
Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, giá thanh long trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tăng đáng kể, ở mức từ 14.000 -18.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mới đây sau khi có thông tin tỉnh Lạng Sơn ngừng tiếp nhận xe nông sản, giá thanh long trên địa bàn tỉnh đột ngột giảm sâu, chỉ còn 1 nửa.