
Thủ tướng chỉ đạo triển khai thúc đẩy thị trường bất động sản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản số 178/TTg-CN về việc thúc đẩy và tháo gỡ thị trường bất động sản.
Văn bản nêu rõ Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Trên tinh thần chỉ đạo xuyên suốt và nhất quán tổng thể về thị trường bất động sản, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bám sát tinh thần của Nghị quyết, trong đó chú trọng quan điểm, mục tiêu; các nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Bộ Xây dựng (cơ quan quản lý nhà nước về thị trường bất động sản và nhà ở), Bộ Tài chính (cơ quan quản lý nhà nước về phát hành trái phiếu doanh nghiệp) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng) theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, chủ trì, phối hợp chặt chẽ với nhau và với các cơ quan liên quan, và cùng quyết tâm của các doanh nghiệp để tháo gỡ vướng mắc, bất cập một cách quyết liệt, mạnh mẽ để vượt qua khó khăn, tạo chuyển biến tích cực, khởi sắc thị trường bất động sản.
Thị trường và doanh nghiệp bất động sản phải điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, phân khúc thị trường giá cả bất động sản hợp lý hơn, đặc biệt chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân; rà soát các dự án nhà ở, dự án bất động sản để cùng doanh nghiệp xử lý vướng mắc pháp lý, nhất là các dự án bất động sản có phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các dự án bất động sản có bảo lãnh, vay vốn ngân hàng và huy động vốn từ người mua nhà ở.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà theo Công văn số 1814/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2023.
Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1435/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp; tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền và các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết số 33/NQ-CP.
Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Công điện số 1163/CĐ-TTg về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, rà soát kỹ, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là việc phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
Bộ Tài chính có các biện pháp, giải pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cấu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán theo đúng quy định pháp luật, Nghị định số 08/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu riêng lẻ và theo Nghị quyết số 33/NQ-CP.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 75/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ổn định hoạt động thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp; tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương triển khai thực hiện Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất ưu đãi theo Nghị quyết số 33/NQ-CP.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng; tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án bất động sản đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo kế hoạch trả nợ; nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1164/CĐ-TTg về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở.
Cùng với đó, xem xét chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, phân loại dự án bất động sản để có các biện pháp xử lý phù hợp (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nợ…) theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, đồng thời nỗ lực tiết giảm chi phí hoạt động để có dư địa giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, trong đó có người mua nhà và các dự án bất động sản, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn tín dụng cho doanh nghiệp; khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết số 33/NQ-CP.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng; phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hằng năm; đẩy mạnh việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng, giao đất, cho thuê đất làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư để thực hiện dự án nhà ở, nhất là nhà ở xã hội phù hợp với khả năng chi trả của người dân, nhà ở cho người thu nhập thấp, tăng nguồn cung hơn nữa cho thị trường bất động sản.
Các địa phương chủ động rà soát vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản của địa phương, doanh nghiệp; khẩn trương xem xét, giải quyết kiến nghị của Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 1435/QĐ-TTg để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương có kết luận các dự án bất động sản đã và đang rà soát thủ tục pháp lý để các dự án sớm được tiếp tục triển khai, nhất là các dự án lớn; chủ động tổ chức các cuộc họp, làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp, từng dự án, nhất là các dự án lớn để lắng nghe các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, của dự án để kịp thời tháo gỡ ngay, tránh đùn đẩy trách nhiệm hoặc trậm trễ trong giải quyết các thủ tục hành chính.
Các địa phương nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết số 33/NQ-CP và báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng quý (bắt đầu từ quý 2/2023).
Thủ tướng giao Bộ Xây dựng kiểm tra, đôn đốc tình hình triển khai thực hiện theo Nghị quyết số 33/NQ-CP; chủ trì cùng Văn phòng Chính phủ định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện (kể từ quý 2/2023).
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cùng Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương liên quan để đôn đốc triển khai giải quyết kịp thời vướng mắc nhằm tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững một cách thực chất, hiệu quả./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt trọng tâm vào 3 khâu đột phá
-
Công ty Điện lực Phú Thọ chung tay xây dựng nông thôn mới
-
Thời tiết từ nay đến hết tháng 12/2023 có gì đáng lưu ý, đề phòng?
-
Chuyển đổi Số trong lĩnh vực báo chí, xuất bản - Xu thế tất yếu
- Áp dụng chế độ tiền lương thống nhất, bãi bỏ tất cả cơ chế đặc thù từ 1/7/2024
- Thanh Hóa: Dừng hoạt động xưởng chế biến dăm gỗ không phép
- Cuốn sách của Tổng Bí thư là bài học chỉ dẫn về Đại đoàn kết toàn dân tộc
- COP28: Ứng phó với biến đổi khí hậu phải thực hiện trên nguyên tắc công bằng
- Hơn 15.000kg rác thải nhựa thu gom từ 'mạng lưới bẫy rác' trên sông Hồng
- Sửa quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí
- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thi tốt nghiệp THPT 4 môn để giảm áp lực và tốn kém cho xã hội
-
Còn nhiều thách thức khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (SXNN) đang là xu hướng chủ đạo, là chìa khóa thành công của các nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới hiện nay. Những lợi ích của xu hướng này đã thấy rõ nhưng việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức không nhỏ.
-
Tuyên truyền tốt để giúp nông dân không phạm luật(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm qua, thông qua nhiều hoạt động thiết thực, gắn với cuộc sống của hội viên, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân, góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với thực tiễn ở địa phương.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết quốc tế, chung tay vì sự phát triển thịnh vượng của nhân loạiTrưa ngày 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới được tổ chức tại Dubai, UAE. Trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị.
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIIISáng 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu “Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang và anh hùng, tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam ngày càng vững mạnh toàn diện, xứng đáng là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
-
Số hóa giấy chuyển việnBà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đang xúc tiến để phối hợp với Bộ Công an để có thể áp dụng các giấy chuyển viện, giấy hẹn khám lại vào hệ thống phần mềm bảo hiểm xã hội (VssID) và app VNeID của Bộ Công an.
-
Bộ trưởng Nông nghiệp vùng Kaluga (Nga): "Rất mong dự án của TH đem lại lực đẩy phát triển cho nông nghiệp Kaluga”Qua cuộc phỏng vấn nhanh với ngài bộ trưởng tại khuôn viên trang trại, chúng tôi mới hiểu được lý do vì sao ngài đặc biệt quan tâm, tìm hiểu các trang trại bò sữa của Tập đoàn TH đến vậy.
-
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt trọng tâm vào 3 khâu đột pháMột trong ba khâu đột phá mà Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 đặt ra là đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, an toàn lao động...
-
Tổng Bí thư: Công đoàn quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của người lao độngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý việc chăm lo của Công đoàn phải cụ thể, chu đáo, quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ, niềm vui, nỗi buồn của đoàn viên, người lao động và gia đình của họ.
-
Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 1/12, tại tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân năm 2023. Chủ đề: Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
-
Bột sắn dây Nhuận Trạch sản phẩm đạt OCOP 3 sao của Hòa Bình(Tapchinongthonmoi.vn) Sau nhiều năm kiên trì, gia đình anh Thu cùng 8 hộ chuyên trồng sắn dây ở Lương Sơn, Hòa Bình đã thành lập HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch để chuẩn hoá quy trình trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng đầu vào, đồng thời đầu tư hệ thống máy nghiền liên hoàn, máy sấy, qua đó đã xây dựng được quy trình sản xuất khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
1 Kỳ Sơn: Phát động phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm
-
2 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
3 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
4 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
5 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"