Thực hiện 4 mục tiêu cốt yếu cho nông dân
Ngày 26.11, tại Trung tâm hội nghị Quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra đồng thời 3 Hội thảo chuyên đề 1, 2 và 3 tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Làng mới giới thiệu nội dung cơ bản Hội thảo “Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững vì một Việt Nam thịnh vượng”
Chủ trì Hội thảo Chuyên đề 1 có Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Thào Xuân Sùng; Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn.
Nông nghiệp vững mạnh là “bệ đỡ”
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát khẳng định: Thực tiễn đã chỉ ra một nền nông nghiệp vững mạnh có thể là bệ đỡ cho nền kinh tế trong lúc khó khăn, giữ vững ổn định xã hội, đảm bảo môi trường cần thiết cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hội nghị tổng kết đã cho thấy rõ chủ trương đúng đắn của Đảng, không chỉ đánh giá kết quả mà quan trọng là rút ra bài học, kinh nghiệm, định hướng cho tương lai với những thời cơ thách thức mới.
Tham luận tại Hội thảo với nội dung “Nâng cao vị thế, vai trò và đời sống của nông dân gắn với xây dựng nền nông nghiệp hiện đại”, Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng cho rằng: Từ thực tế hoạt động, với những kết quả đã đạt được và những vấn đề đang đặt ra, Hội NDVN cần phải đổi mới một cách cơ bản cả về nhận thức và tổ chức, phương thức hoạt động. Đối với nhận thức, phải nhìn thẳng vào thực tế hiện nay và trả lời cho được câu hỏi nông thôn, nông dân đang cần gì. Nông dân đang cần được đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất và nâng cao đời sống, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. Trong đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nông dân nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò chủ thể trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chủ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới.
Theo Chủ tịch Hội NDVN, để xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp hiện đại bền vững thì Đảng và Nhà nước ta phải lãnh đạo nhằm thực hiện cho được bốn mục tiêu cốt yếu:
Thứ nhất, đào tạo nông dân trở thành lực lượng lao động tiên tiến, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Nông dân muốn làm chủ được nền nông nghiệp hiện đại sẽ phải là người sử dụng máy móc rất thành thạo, có trình độ hiểu biết cao về nông nghiệp và kinh tế, thậm chí họ phải là người có học thức cao. Có khả năng ứng dụng thành thạo kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi để nâng cao chất lượng, sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai, nông dân phải là lực lượng chính trị – xã hội vững mạnh, có đủ bản lĩnh, trình độ và năng lực làm chủ nông thôn, có lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và khát vọng vươn lên xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ ba, nông dân phải được hưởng thụ xứng đáng với những công sức và những đóng góp đối với đất nước.
Thứ tư, nông dân là lực lượng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở nông thôn
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết: Định hướng của ngành Nông nghiệp là cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn, nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng nông thôn mới, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường. Trong đó, ngành sẽ cân đối các nguồn lực lớn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại, bền vững như: Tài nguyên đất, nước, lao động. Định hướng tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị của 3 nhóm sản phẩm chủ lực, gắn với xây dựng nông thôn mới; cơ cấu lại từng ngành, lĩnh vực sản xuất theo vùng kinh tế – xã hội, vùng sinh thái, nhằm khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng và của từng địa phương; tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng.
Vai trò liên kết trong chuỗi giá trị bền vững
Với tư cách chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ: Vai trò của mô hình liên kết trong chuỗi giá trị bền vững giúp các bên: Tận dụng tốt nguồn lực sản xuất; Tăng quy mô hoạt động; Kiểm soát được rủi ro; Đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên; Thúc đẩy lợi ích của người nông dân…
“Trong vòng liên kết lẫn nhau giữa các bên, doanh nghiệp và nhà nông có vai trò quan trọng trong mối liên kết. Doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, chủ động ký kết hợp đồng, hướng dẫn giúp đỡ nhà nông trong việc áp dụng kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn và vật tư nông nghiệp, thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá thỏa thuận bảo đảm lợi ích của cả hai bên. Nhà nước tham gia vào mối liên kết với vai trò hỗ trợ, điều phối thông qua các chính sách khueeys khích và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mai, đồng thời là người kiểm tra,giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng giữa các bên” – ông Thòn nhấn mạnh.
Nhìn từ góc độ quốc tế, ông Alexandre Bouchot – Tham tán Nông nghiệp của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp tại Pháp: Điểm nổi bật nhất trong phát triển nông nghiệp bền vững ở Pháp là huy động được sự tham gia của tất cả các bên, từ người sản xuất, người tiêu dùng, nhà giáo dục… Để có sự hợp tác giữa người nông dân – doanh nghiệp – nhà nghiên cứu, Pháp đã ban hành “Luật thúc đẩy cân bằng quan hệ thương mại trong ngành nông nghiệp – lương thực và thực phẩm tốt cho sức khỏe, bền vững”. Luật đã có những quy định cải thiện luật cạnh tranh, bảo vệ giá cả của người tiêu dùng, không ai được bán dưới mức quy định, giúp nhà doanh nghiệp, nông dân yên tâm sản xuất. Luật cũng quy định về hợp đồng bao tiêu sản phẩm, do vậy các doanh nghiệp đã đặt hàng nông dân sản xuất cho mùa vụ năm sau.
Pháp cũng có các yếu tố đặc thù về mô hình kinh tế nông nghiệp như các quy định về bảo vệ môi trường; tuân thủ các luật chung của Liên minh châu Âu (EU), đồng thời thúc đẩy khái niệm về sản xuất sinh thái (thuộc chuỗi cung). Bên cạnh đó, Pháp hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, viện nghiên cứu, tạo điều kiện cho người nông dân đến trường để học kiến thức mới, giúp nông dân ngày càng nâng cao nhận thức, năng suất cao, ý thức thân thiện môi trường. Người nông dân tham gia toàn bộ hệ thống nghiên cứu. Về tiêu thụ sản phẩm, Pháp có hướng dẫn, trang bị cho người nông dân có năng lực dự báo thị trường và đưa ra các cảnh báo, giá cả thị trường…
Bế mạc Hội thảo, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, Hội thảo đã chỉ ra những thành công và hạn chế để có những giải pháp đóng góp vào Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 khóa X của Đảng. Những tồn tại, yếu kém này chính là dư địa để Việt Nam tiếp tục khắc phục để phát triển. Sau Hội thảo này, Ban Tổ chức Hội thảo sẽ tiếp thu ý kiến và báo cáo, kiến nghị các vấn đề với lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Ông Lương Quốc Đoàn, Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN: “Muốn thay đổi nếp sống, cách nghĩ của người nông dân để họ trở thành người nông dân hiện đại, cần thay đổi nhận thức, tư duy của người nông dân để họ chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, theo chuỗi giá trị; tập trung đào tạo dạy nghề để nông dân thực sự trở thành lực lượng lao động tiên tiến; hỗ trợ vốn, khoa học và công nghệ, cách quản lý; cần cơ chế, chính sách để cho người nông dân được hưởng thụ xứng đáng với thành quả của người nông dân cho xã hội”.
Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT: “Để giải quyết những thách thức của nền nông nghiệp Việt Nam, Bộ NN&PTNT đề ra 8 giải pháp tái cơ cấu, 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp xây dựng nông thôn mới. Theo đó, xây dựng, nâng cao chuỗi giá trị, không chỉ làm một chiều mà phải có sự chia sẻ trách nhiệm giữa các bên, áp dụng quy trình sản xuất tốt, quy chuẩn phổ biến về an toàn trong sản xuất, cùng với ứng dụng công nghệ sản xuất trong bảo quản và chế biến mới được nâng cao giá trị nông sản; ứng dụng khoa học và công nghệ cao đi tắt đón đầu như công nghiệp 4.0, đây là những giải pháp đột phá; làm tốt công tác dự báo thị trường, quy hoạch những mặt hàng chủ lực, xây dựng thương hiệu, gắn với cơ chế chính sách”.
Hải Quỳnh
-
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức "Gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025" -
Chào đón Xuân mới sau một năm nhiều thành công -
Thanh Hóa: Hội mang "Xuân ấm" đến với hội viên nông dân -
Hội Nông dân Việt Nam trao tặng quà Tết Ất Tỵ cho nông dân nghèo tại Nam Định
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tri ân cán bộ hưu trí miền Nam
- Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng quà Tết cho hội viên nông dân Lào Cai và Lai Châu
- Đảng bộ cơ quan Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tổng kết công tác Đảng năm 2024
- Ký kết phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang
- Các cấp Hội tập trung, quyết tâm thực hiện hiệu quả 5 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025
- Hội Nông dân Việt Nam phát động thi đua năm 2025, triển khai thực hiện 6 nội dung quan trọng
- Bầu bổ sung 6 ủy viên ban chấp hành, 3 ủy viên ban thường vụ Trung ương Hội NDVN
-
Lễ hội Phường Phú Đô đặc sắc, ấn tượngVào ngày mùng 07 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 (tức 05/02), nhân dân phường Phú Đô (Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã long trọng tổ chức hội truyền thống địa phương để tưởng nhớ công đức của Đức Thành hoàng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết, lòng tự hào dân tộc cho người dân địa phương.
-
Những lợi ích tuyệt với từ hạt điềuVới nhiều cách chế biến khác nhau, hạt điều đã trở thành món ăn vặt được ưa chuộng ở Việt Nam. Hạt điều có hương vị thơm ngon, béo ngậy, đặc biệt chứa nhiều dinh dưỡng, đem lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của người sử dụng hợp lý.
-
Du lịch Lạng Sơn khởi sắc ngay từ đầu năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 93.000 lượt khách tới tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2024). Trong đó, khách nội địa ước đạt 87.800 lượt, còn lại là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 115 tỷ đồng.
-
Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dânBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ một tổ hợp tác ban đầu với vài chục thành viên, đến nay Hợp tác xã (HTX) sầu riêng Tân Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã phát triển với hơn 300 thành viên và diện tích vùng trồng trên 320ha sầu riêng Ri6 đã đưa cuộc sống của xã viên trở nên sung túc trên mảnh đất quê hương.
-
Nông dân miền Tây thu tiền tỷ từ trồng na TháiVới diện tích gần 10 ha trồng na Thái, một nông dân ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mỗi năm thu 7 - 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, nhân công thì mỗi năm lãi hơn 4 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng trái na Thái được người tiêu dùng ưa chuộng vì trái to, mẫu mã đẹp.
-
Đảng Cộng sản Việt Nam truyền cảm hứng cho cách mạng thế giớiĐảng Cộng sản Uruguay đã gửi lời chúc mừng tới Đảng Cộng sản Việt Nam và khẳng định chủ nghĩa anh hùng và quyết tâm của Đảng truyền cảm hứng cho người cách mạng trên thế giới.
-
Dòng người tấp nập trẩy hội chợ ViềngMỗi dịp Tết đến Xuân về, chợ Viềng (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), phiên chợ “mua may, bán rủi” lại thu hút hàng nghìn du khách thập phương về trẩy hội, du xuân, cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa.
-
“Cuốn sách của Tổng Bí thư chỉ rõ bản chất cách mạng của công an nhân dân Việt Nam"Theo Trung tướng, GS.TS Trần Vi Dân, cuốn sách "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an Cách mạng" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bản chất cách mạng của công an nhân dân Việt Nam.
-
Tổng Bí thư: Bắt tay ngay vào công việc, không để tình trạng ăn Tết kéo dàiTổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương bắt tay ngay vào công việc sau nghỉ Tết, không để xảy ra tình trạng ăn Tết kéo dài, lơ là công việc.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 -
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo -
4 Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USD -
5 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024