"Tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng"
Trong giai đoạn hiện nay, việc tổng kết Nghị quyết số 18 (Khóa XII) về sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, đây là việc liên quan đến con người nên là một yêu cầu khó, nhạy cảm và phức tạp. Do đó đòi hỏi cần có sự nỗ lực, quyết tâm chính trị cao nhất. Bên cạnh đó, việc phải sớm ban hành các chính sách hỗ trợ cho cán bộ dôi dư sau sắp xếp làm sao đảm bảo hài hòa lợi ích cũng là một bài toán cần thiết phải đặt ra.
Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Trần Anh Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về vấn đề này.
“Chính phủ lái thuyền mà không chèo thuyền”
PV: Chúng ta đã trải qua nhiều lần thực hiện tinh gọn bộ máy và ông cũng là người trực tiếp tham gia vào công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, ông đánh giá như thế nào về cuộc cách mạng lần này. So với những lần trước, lần này có điểm gì khác biệt?
Ông Trần Anh Tuấn: Cuộc cách mạng lần này phải là sự thay đổi về tư duy, về nhận thức trong bối cảnh mới, thời đại mới. Có tư duy và nhận thức mới giúp chúng ta có được các giải pháp và hành động đúng để tái cấu trúc lại cơ cấu tổ chức của cả hệ thống chính trị, đáp ứng được mục tiêu “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo.
Việc thực hiện cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy đợt này so với các đợt sắp xếp tổ chức trước đây có điểm khác biệt cơ bản, đó là được tiến hành trong cả hệ thống chính trị, trong mọi ngành, mọi lĩnh vực và được tiến hành từ Trung ương đến cơ sở.
So với những lần trước, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng, đấy là điểm khác biệt và đáng chú ý nhất. Bởi mấy lẽ, thứ nhất, việc tiến hành đòi hỏi chúng ta phải thay đổi về tư duy và nhận thức cho phù hợp với yêu cầu của thời đại như “Chính phủ nhỏ - xã hội lớn”, “Chính phủ lái thuyền mà không chèo thuyền”, tức là sẽ không đi làm những việc cụ thể mà điều hành, điều tiết mọi hoạt động của đời sống xã hội theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Chúng ta phải chuyển Chính phủ từ Chính phủ quản lý sang Chính phủ quản trị và phục vụ; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để phát huy vai trò tự quản của chính quyền địa phương theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Bên cạnh đó phải xác định rõ sự quản lý thống nhất của Chính phủ, có phải Chính phủ quản lý hết mọi việc không hay là tập trung vào chức năng thực hiện quyền hành pháp và các nhiệm vụ quan trọng tác động đến phạm vi của cả quốc gia, hoạch định chính sách, điều tiết vĩ mô, khắc phục các khiếm khuyết của thị trường…
Để thành công, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải có tinh thần mạnh mẽ hơn, với quyết tâm chính trị cao, thống nhất về tư tưởng, hành động quyết liệt, tiến hành nhanh, gọn nhưng phải hiệu quả và không để kéo dài.
Một điểm nữa là, qua tinh gọn sẽ có các cơ quan, tổ chức mới thành lập hoặc những cơ quan, tổ chức được nhận thêm chức năng, nhiệm vụ từ các cơ quan, tổ chức phải giải thể, kết thúc hoạt động chuyển về. Các cơ quan, tổ chức này phải được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phải thiết kế được cơ cấu tổ chức phù hợp với yêu cầu của quản trị quốc gia, thích ứng với kinh tế thị trường, phù hợp với nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng và phải chú ý ứng dụng các công nghệ số, trí tuệ nhân tạo của cuộc cách mạng khoa học 4.0.
Đây là một cuộc cách mạng thực sự, vì qua tinh gọn tổ chức bộ máy, chúng ta phải thật sự dũng cảm rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, công chức một cách khách quan, công tâm, để làm sao giữ được những người có đủ phẩm chất, đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
Đồng thời bố trí lại những người đang giữ các vị trí nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc đưa ra khỏi công vụ những người không đáp ứng về năng lực hoặc là về tư cách, phẩm chất.
PV: Tinh giản biên chế là một vấn đề rất nhạy cảm và rất khó vì nó đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi của con người. Nhiều người lo ngại sẽ có tâm lý né tránh, thậm chí là ngại. Chúng ta phải làm thế nào để vượt qua được rào cản này, thưa ông?
Ông Trần Anh Tuấn: Sắp xếp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế là công việc rất khó khăn, phức tạp và nhạy cảm, đương nhiên sẽ động chạm đến lợi ích của mỗi người và rất nhiều người. Để vượt qua được rào cản, vượt qua tâm lý né tránh, trước hết phải có tinh thần mạnh mẽ, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói là “phải có quyết tâm chính trị cao, thống nhất về tư tưởng, hành động quyết liệt”, “dám dũng cảm, dám hy sinh vì lợi ích chung”.
Khi đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải có cách nhìn công tâm, khách quan để đánh giá những người làm được việc và người không làm được việc và phải chịu trách nhiệm về sự đánh giá đó. Trên cơ sở đấy mới có thể thực hiện chính sách đối với những người không tiếp tục ở lại làm việc sau khi tinh giản biên chế, đồng thời bố trí được những người xứng đáng vào các vị trí của bộ máy mới.
Tạo thuận lợi cho những người dôi dư
PV: Chúng ta cũng cần có cơ chế tài chính, những chính sách, chế độ hỗ trợ để làm sao đảm bảo sự hài hòa, tránh ảnh hưởng về tâm lý, tư tưởng tiêu cực? Quan điểm của ông như thế nào?
Ông Nguyễn Anh Tuấn: Trong cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy lần này, chúng ta phải dấn thân, chấp nhận hy sinh vì lợi ích chung, có thể từ bỏ những lợi ích cá nhân của mình hoặc mình bị thiệt thòi một chút để tập trung cho mục đích chung phát triển đất nước.
Tôi từng nói nhiều lần, sự hy sinh đó phải coi như một sự cống hiến vì sự phát triển của đất nước. Sự cống hiến đó phải được ghi nhận và Nhà nước phải có chính sách phù hợp để bù đắp một phần nào những hy sinh, thiệt thòi đó. Vì khi người ta đang làm công việc ổn định, hàng tháng vẫn nhận lương, nhưng bây giờ phải chuyển sang một môi trường khác hoặc phải ra khỏi công vụ, đi tìm một công việc khác phù hợp với năng lực của họ thì phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ về mặt thủ tục, về mặt chế độ, chính sách cũng cần có sự bù đắp để họ yên tâm và đảm bảo được sự ổn định.
PV: Một trong những nhiệm vụ được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh triển khai trong tháng 12 này là nghiên cứu, đề xuất chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức sau quá trình thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, Là người từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, ông có đề xuất gì?
Ông Trần Anh Tuấn: Các cơ quan hoạch định chính sách đang triển khai. Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, và các cơ quan khác… sẽ nghiên cứu để báo cáo các cấp có thẩm quyền ban hành chính sách phù hợp với khả năng tài chính của đất nước, nhưng cũng phải đáp ứng được yêu cầu, tạo thuận lợi cho những người dôi dư.
Theo tôi, chúng ta cũng nên học tập kinh nghiệm trong thời gian trước, những năm 1990 – 1992, khi thực hiện việc sắp xếp, chuyển sang lương mới, tinh giản biên chế, có Nghị quyết 109 của Hội đồng Bộ trưởng ngày 12/4/1991 và kèm theo đó là Quyết định 111 ngày 12/4/1991 về vấn đề giải quyết các chính sách trong sắp xếp, tinh giản biên chế.
Khi đó chúng ta chia làm 3 nhóm: nhóm ở lại làm việc, nhóm tạo điều kiện để chuyển đi công tác khác, nhóm thực hiện chính sách dôi dư. Và kết quả là khi đó, những người chuyển đến nơi khác tìm công việc mới hoặc là những người theo chế độ thôi việc hoặc là nghỉ hưu trước tuổi đều có những chính sách rất thỏa đáng. Mặc dù hoàn cảnh đất nước khi đó cũng có hạn, mức đãi ngộ, chính sách chưa được cao nhưng đã tạo được sự yên tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho những người đó.
PV: Mới đây, Bộ Nội vụ cũng đã đề xuất một số chế độ, chính sách đối với những cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội nghỉ công tác. Ý kiến của ông về đề xuất này?
Ông Trần Anh Tuấn: Dự thảo này bước đầu đã đưa ra những chính sách phù hợp đối với những người nghỉ hưu trước tuổi, nhưng còn có những người không đáp ứng được yêu cầu công việc phải ra khỏi công vụ thì nên có chính sách cho cả những người đó.
Tôi nhớ ngày trước, những cán bộ tự nguyện chuyển công tác sang khu vực doanh nghiệp hoặc sang các khu vực khác thì cũng có một mức hỗ trợ là không quá 3 tháng tiền lương. Nếu chúng ta thêm được các chính sách để giải quyết những người dôi dư do năng lực không đáp ứng được yêu cầu và cả những người tự nguyện chuyển đi nơi khác thì sẽ rất tốt.
PV: Xin cảm ơn ông.
Theo VOV.vn
-
Tinh gọn bộ máy: Sự hy sinh phải đi kèm với công bằng, hợp lý -
Phân cấp, phân quyền tốt giúp tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máy -
Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa -
Tinh gọn bộ máy: Làm lợi cho nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột phá
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu từ cấp chi bộ đến Trung ương
- Đoàn kết, vững lòng tin vào Đảng, Chính phủ để vượt qua siêu bão Yagi
- Trí tuệ nhân tạo giúp tối ưu hoá sản xuất nông nghiệp
- Ứng dụng AI - Cơ hội phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững
- Thiêng liêng hai tiếng Việt Nam
- Phát triển chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản
-
Thanh Hóa: Thực hiện thắng lợi 3 nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết số 34Nhờ xây dựng được chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, sát thực tiễn, kèm theo giao nhiệm vụ trong hệ thống Hội rõ ràng, các cấp Hội Nông dân (HND) tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 34-NQ/HNDTW ngày 26/7/2017, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về việc thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm.
-
Thủ tướng: Không để các lực lượng thi công 'cô đơn trên công trường'Thủ tướng yêu cầu Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa trong việc triển khai Dự án cao tốc Cần Thơ-Cà Mau; không để các lực lượng thi công “cô đơn trên công trường."
-
Quy định của pháp luật hiện hành về cho thuê lại lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại cần biếtNhằm nâng cao kiến thức về Luật Lao động giúp người lao động yên tâm làm việc, chuyên gia lĩnh vực Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội sẽ giải đáp một số vấn đề về Luật Lao động như sau.
-
Điểm sáng trong xây dựng bản nông thôn mới kiểu mẫuNgày 15/12, UBND xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ công bố bản Hùn đạt chuẩn bản nông thôn mới, bản nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa nông thôn.
-
Bến Tre: Sơ kết và toạ đàm về “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ nông dân tỷ phú”Chiều ngày 14/12/2024, tại Hội trường Huyện uỷ Thạnh Phú, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết và toạ đàm “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ (CLB) nông dân tỷ phú. Tham dự hội nghị có ông Phan Như Nguyện – Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; ông Trần Thanh Lâm – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Bùi Văn Bia – Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, ông Đoàn Văn Đảnh – Giám đốc Sở NN&PTNT
-
Lâm Đồng: Phát huy vai trò của cộng đồng, tạo điều kiện để người dân tham gia đóng góp ý kiếnXây dựng nông thôn mới là một trong những chương trình trọng điểm của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn. Trong giai đoạn 2019- 2024, công tác phối hợp giữa Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Lâm Đồng đã đóng góp quan trọng vào sự thành công của chương trình này.
-
Felix.store: Sàn thương mại điện tử đầu tiên áp dụng tiêu chí B2B phục vụ nông dân tiêu thụ nông sản theo hình thức mua sỉ, bán sỉ“Chuyển đổi số đang là mục tiêu quốc gia mà Chính phủ đang triển khai quyết liệt để bắt nhịp nền kinh tế thế giới, trong đó chuyển đổi số nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong những năm sắp tới cũng được Felix xác định là “xu thế tất yếu” mà doanh nghiệp định hướng sàn thương mại điện tử (TMĐT) của mình theo tiêu chí B2B (mua sỉ, bán sỉ) để tạo sự khác biệt với các sàn TMĐT hiện có” – ông Nguyễn Văn Toàn Cơ (Chủ tịch sàn TMĐT Felix.store)
-
Quân đội nhân dân Việt Nam – Truyền thống hào hùng, lực lượng nòng cốtSáng 14/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam – Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.
-
Thủ tướng: Ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợiThủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.
-
Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao trại giam còn rất caoHiện nay, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn rất cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường trại giam là rất lớn.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội