Vai trò của giai cấp Nông dân trong quá trình tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, giai cấp nông dân Việt Nam chiếm hơn 90% dân số cả nước. Đây là lực lượng đông đảo, có truyền thống yêu nước và cách mạng nhưng họ bị chế độ thực dân phong kiến cướp đoạt ruộng đất, bóc lột, bần cùng hóa. Ngay từ năm 1930, Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Chánh cương vắn tắt của Đảng nêu rõ: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Về chính trị, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công nông binh và tổ chức ra quân đội công nông. Về kinh tế, thủ tiêu hết các thứ quốc trái, các sản nghiệp lớn của Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lí, đồng thời thu hết ruộng đất của đế quốc để chia cho dân cày nghèo, xóa bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp”. Để thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng này, Đảng chỉ rõ phải phát huy sức mạnh toàn dân tộc, trong đó phải xây dựng liên minh chặt chẽ giữa với giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Sách lược vắn tắt của Đảng nêu rõ: “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bộ địa chủ phong kiến”. Chương trình tóm tắt của Đảng chỉ rõ: “Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến. Đảng giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản” .
Như vậy, ngay từ khi ra đời, Đảng đã xác định rõ các mục tiêu cụ thể và mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, tiến tới xã hội cộng sản. Trong quá trình đó, quyền lợi giai cấp nông dân được xác định rất rõ ràng. Với chủ trương đúng đắn đó, trong suốt quá trình cách mạng từ năm 1930 đến nay, giai cấp nông dân Việt Nam đã đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và một số giai tầng trong xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trong quá trình tiến tới cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, giai cấp nông dân Việt Nam đã có vai trò quan trọng trên các lĩnh vực sau:
1. Phong trào đấu tranh của nông dân góp phần vào việc hoàn thiện đường lối khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng
Sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9/1939), thực dân Pháp ở Đông Dương nhanh chóng hủy bỏ các quyền lợi mà nhân dân Việt Nam đạt được trong phong trào dân chủ (1936-1939). Chúng tăng cường các biện pháp an ninh nhằm khủng bố tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đồng thời ra sức vơ vét nhân lực, tài lực ở Đông Dương để phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc. Chính sách kinh tế thời chiến của thực dân Pháp đã đẩy nền kinh tế Việt Nam vào kiệt quệ, đời sống của nhân dân, nhất là nông dân Việt Nam bị đẩy vào cảnh bần cùng, tính mạng bị đe dọa. Không cam chịu chính sách “trưng dụng”, “sung công” ăn cướp của bọn thực dân đế quốc, cùng với chế độ sưu cao, thuế nặng, nạn “cho vay siết họng”, mua rẻ, bán đắt của bọn địa chủ, phong kiến phản động, nông dân ở nhiều nơi như Thái Bình, Mỹ Tho… đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh chống địa chủ, chống bắt lính, phản đối chiến tranh. Tháng 9/1940, dưới sự lãnh đạo của tổ chức đảng địa phương, đông đảo nhân dân các dân tộc ở Lạng Sơn đã tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, gây chấn động cả vùng thượng du Bắc Kỳ. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn tuy chỉ xảy ra trên phạm vi 1 huyện, thời gian chỉ tồn tại 1 tháng nhưng “khởi nghĩa Bắc Sơn đã mở đầu cao trào giải phóng dân tộc của các dân tộc Đông Dương trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, mở đầu thời kỳ cách mạng nước ta sử dụng các hình thức của bạo lực cách mạng, đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, nổi dậy của quần chúng kết hợp với tiến công của các lực lượng vũ trang cách mạng, đánh đổ chính quyền của của đế quốc và phong kiến, giành độc lập, tự do. Tiếng súng khởi nghĩa Bắc Sơn đã thức tỉnh tinh thần cách mạng nhân dân cả nước”. Tiếp đó, ngày 23/11/1940, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam kỳ, nông dân các tỉnh Nam kỳ đã vùng lên khởi nghĩa, giáng một đòn mạnh mẽ vào chính quyền của thực dân của Pháp và tay sai ở niềm Nam. Những kinh nghiệm trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam kỳ đã được Đảng ta tổng kết, góp phần từng bước hoàn thiện đường lối khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đánh giá về những sự kiện này, Viện Lịch sử Đảng nhận định: “Khởi nghĩa Nam Kỳ, khởi nghĩa Bắc Sơn đã tạo những tiền đề cho Đảng rút ra những bài học bổ ích về lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang. Khởi nghĩa Nam Kỳ vừa chứng minh bài học của khởi nghĩa Bắc Sơn, vừa chứng minh bài học về xây dựng lực lượng khởi nghĩa. Khởi nghĩa Nam Kỳ chứng tỏ rằng những cuộc binh biến chỉ có thể có hiệu lực thực tế đối với cách mạng nếu nó được quần chúng nhân dân đông đảo ở hậu phương tích cực ủng hộ và hưởng ứng”.
2. Địa bàn nông thôn là nơi bảo vệ và phát triển lực lượng cách mạng
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng, để tránh sự khủng bố của thực dân và tay sai, hầu hết cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng từ Trung ương đến địa phương đều chuyển về các địa bàn nông thôn, nơi sinh sống của nông dân để hoạt động. Được sự bảo vệ và giúp đỡ về mọi mặt của nông dân các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và ở các an toàn khu Hà Đông, Bắc Ninh, Phúc Yên, Phú Thọ, Bắc Giang, cơ quan lãnh đạo đầu não của Đảng được đảm bảo an toàn, liên tục lãnh đạo và chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước. Tại các địa phương cũng vậy, nhờ sự giúp đỡ, đùm bọc của nông dân ở các làng bản, xóm thôn mà tổ chức đảng, đảng viên, các chiến sĩ cách mạng được bảo vệ an toàn, tổ chức xây dựng và phát triển các cơ sở cách mạng trong quần chúng, biến nhiều địa bàn nông thôn thành địa bàn hoạt động của Đảng và của Việt Minh.
3. Nông dân là lực lượng chủ yếu tại các căn cứ địa, chiến khu cách mạng
Trong quá trình tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa cách mạng. Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, nông dân các dân tộc thiểu số đã tạo dựng nên những căn cứ địa cách mạng ở Cao – Bắc – Lạng, Bắc Sơn – Võ Nhai trong những năm 1941-1943. Theo đà phát triển của cách mạng, các căn cứ địa đã được xây dựng ở nhiều tỉnh từ miền Bắc đến miền Trung và miền Nam. Trong các khu căn cứ, nông dân đã tích cực tham gia Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc, lực lượng vũ trang, bảo vệ cán bộ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ, trừng trị bọn Việt gian. Từ tháng 6/1945, tại Khu giải phóng Việt Bắc, nông dân các dân tộc ở Cao Bằng, Bắc kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang bắt đầu xây dựng một xã hội mới mang tính cách mạng. Như vậy, với việc xây dựng các căn cứ địa, chiến khu cách mạng đã tạo thành những “đòn bẩy” thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
4. Lực lượng nông dân góp phần quan trọng vào sự lớn mạnh của Mặt trận Việt Minh, sự phát triển của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
Từ đầu năm 1941, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, nông dân các dân tộc Cao Bằng đã tổ chức những đoàn thể cứu quốc đầu tiên trong cả nước. Sự thành công trong việc xây dựng các hội cứu quốc thí điểm ở Cao Bằng là một trong những cơ sở để Đảng ta quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (Mặt trận Việt Minh) nhằm tập hợp mọi tầng lớp nhân dân yêu nước vào trận tuyến chống đế quốc, phát xít, giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Chủ trương đúng đắn của Đảng đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho phong trào nông dân. Đáp ứng lời kêu gọi của Đảng, nông dân cả nước, từ miền ngược đến miền xuôi đã nô nức tham gia vào các đoàn thể cứu quốc của Mặt trận Việt Minh. Trong đó, Hội Nông dân Cứu quốc là lực lượng to lớn nhất, hùng hậu nhất trong Mặt trận Việt Minh. Nông dân chiếm đại đa số trong hầu hết các tổ chức cứu quốc ở nông thôn như: Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu quốc… tạo nên một lực lượng chính trị sâu rộng áp đảo kẻ thù. Cùng với công nhân, các tổ chức của nông dân đã trở thành “xương sống” của Mặt trận Dân tộc Thống nhất chống Nhật cứu nước.
Cùng với việc tham gia tạo dựng lực lượng chính trị đông đảo, vững chắc, nông dân còn có đóng góp rất to lớn trong sự ra đời và lớn mạnh của lực lượng vũ trang cách mạng. Từ các bản làng heo hút ở vùng rừng núi Việt Bắc đại ngàn xuống đến vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng hay trong các thôn xóm ở Trung kỳ, Nam kỳ, các đội tự vệ cứu quốc mà lực lượng chủ yếu là thanh niên nông dân đã lần lượt ra đời làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh của quần chúng. Đây cũng chính là lực lượng xung kích trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các địa phương.
5. Nông dân-lực lượng chính trong khởi nghĩa từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa
Đồng thời với việc tham gia xây dựng các tổ chức cứu quốc, nông dân khắp các vùng miền trên cả nước đã liên tiếp đứng lên đấu tranh với các hình thức ngày càng cao, quy mô ngày càng lớn nhằm vào mục tiêu khởi nghĩa giành chính quyền. Hòa nhịp với phong trào công nhân, những năm 1941-1942, nông dân cả nước đã đấu tranh chống thu thóc, đòi giảm tô, chống nhổ lúa trồng đay, nhổ ngô trồng thầu dầu… Từ năm 1943, với khẩu hiệu “Đoàn kết toàn dân, đánh đuổi Nhật – Pháp”, phong trào nông dân càng phát triển mạnh mẽ với những hình thức đấu tranh ngày càng cao như biểu tình chống Nhật, vũ tranh đánh Nhật, biểu tình chống cướp thóc… Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, phong trào “phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói” đã lôi cuốn hàng triệu nông dân các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Yên, Hòn Gai, Hà Đông, Sơn Tây, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… vùng lên đấu tranh trực diện với kẻ thù. Song song với phong trào phá kho thóc, phong trào đấu tranh của nông dân còn đóng góp quan trọng vào làn sóng khởi nghĩa từng phần sôi động trong phạm vi cả nước. Nông dân ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Nghệ An, Bắc Giang, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Mỹ Tho… do lực lượng vũ trang làm nòng cốt nổi dậy làm tan rã từng mảng chính quyền cơ sở của phát xít, tay sai. Các cuộc đấu tranh của nông dân cùng với phong trào đấu tranh của các giai tầng khác trong cả nước đã tạo nên một không khí cách mạng sôi sục, đưa cả nước hừng hực bước vào ngưỡng cửa của Tổng khởi nghĩa.
6. Giai cấp nông dân cùng nhân dân cả nước tham gia giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945
Ngay sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, dưới lãnh đạo của các cấp bộ Đảng, hàng triệu nông dân ở tất cả các địa phương cùng với các lực lượng xã hội khác với những vũ khí thô sơ, với quyết tâm cao độ đã như những dòng thác cuồn cuộn đổ về các phủ, huyện, các tỉnh lỵ giành chính quyền. Dưới sự áp lực đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng mà đa số là nông dân, chính quyền tay sai phát xít bị lật đổ trong phạm vi cả nước.
Thành công vĩ đại của Cách mạng tháng Tám là một minh chứng rõ ràng cho tinh thần, khả năng và vai trò cách mạng to lớn của nông dân nước Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đồng thời đây cũng là một biểu hiện cụ thể về sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng đối với giai cấp nông dân.
Nối tiếp truyền thống vẻ vang trong Cách mạng tháng Tám, giai cấp nông dân Việt Nam tiếp tục có những đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đến quốc Mỹ, cũng như trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
TS. Nguyễn Danh Lợi – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
-
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du khách -
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in sâu trong tâm thức người dân Lào -
Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương, chế độ và trợ cấp theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP -
Bài 3: Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi
- Bài 2: Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi
- Bài 1: Hỗ trợ sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước
- Tự hào 94 năm ngành Tuyên giáo!
- 70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình
- Ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Cuộc hành trình thay đổi vận mệnh dân tộc
- Bài học lớn nhất từ Hiệp định Geneve 1954 là tinh thần độc lập, tự chủ
- Miền ký ức thiêng liêng của “cô bé Trung Quốc” được chụp ảnh cùng Bác Hồ
-
Bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm ViệtĐể ngăn chặn tình trạng bát nháo, thật giả lẫn lộn, ảnh hưởng đến thương hiệu sâm quý Việt Nam, nhất là sâm Ngọc Linh, các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam hay Lai Châu là những địa phương sở hữu giống sâm quý này đang vào cuộc quyết liệt, nỗ lực bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm Việt Nam.
-
'3 bám, 4 cùng' để góp phần xây dựng vùng biên giàu mạnhThời gian qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang luôn tích cực, chủ động tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương khu vực biên giới chăm lo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giúp người dân phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
-
“Ký ức và niềm tin”: Câu chuyện của những người línhSắp xếp theo ba chủ đề: “Sẵn sàng lên đường”; “Niềm tin chiến thắng” và “Ngày trở về”, trưng bày “Ký ức và niềm tin” dẫn lối người xem theo những câu chuyện và thước phim sống động về những người lính cụ Hồ.
-
Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Chính phủ phát động, sáng ngày 20/12, Tạp chí Nông thôn mới phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức trao tặng quà cho Hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Na Hang.
-
Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân độiTổng Bí thư nêu rõ quan điểm, điều kiện tiên quyết để Quân đội nhân dân tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đó là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân.
-
Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt NamSáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
-
Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metanTheo chủ trương của Chính phủ, các doanh nghiệp đã và đang hiện thực hoá cam kết của Chính phủ tại COP 26 - phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Những hành động này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, sản xuất xanh, mà còn tạo dựng hình ảnh và vị thế với đối tác khách hàng, nhất là thị trường xuất khẩu.
-
Hôm nay tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt NamNổi bật trong lễ kỷ niệm là Chương trình sử thi nghệ thuật với thời lượng hơn 30 phút, gồm các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, khái quát toàn bộ lịch sử ra đời, chiến đấu, chiến thắng của Quân đội.
-
Tạo động lực mới cho hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòngChia sẻ về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, đối tác Hoa Kỳ và Pháp đều bày tỏ mong muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị với Việt Nam, trong đó có lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
-
Quyền lợi của người lao động khi bị điều chuyển công việc khác so với hợp đồng lao độngKhi tiếp nhận lao động vào làm việc tại công ty ở một vị trí nhất định, doanh nghiệp có được phép chuyển lao động sang một vị trí khác không? Nếu được, thì lao động sẽ bị chuyển trong thời gian bao lâu? Chế độ tiền lương thế nào…? Những thắc mắc này đã được các chuyên gia về lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội giải đáp.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội