
Đại hội XIII của Đảng có 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5,1 triệu đảng viên trong cả nước, tăng gần 80 đại biểu so với Đại hội XII, đông nhất trong 13 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc.

Ngày 22/1, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức họp báo trước khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tham dự họp báo và trả lời các câu hỏi của báo chí có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Đắc Vinh; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Giám đốc Trung tâm Báo chí Đại hội XIII Lê Mạnh Hùng; Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Trương Quang Hoài Nam; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng và đại diện nhiều cơ quan, ban, ngành Trung ương.
67 đoàn đại biểu tham dự Đại hội
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ diễn ra từ ngày 25/1-2/2/2021 tại Thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, là dấu mốc rất quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng và đất nước.
Thông tin tại họp báo, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính cho biết: Tham dự Đại hội có 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5,1 triệu đảng viên trong cả nước, tăng gần 80 đại biểu so với Đại hội XII, đông nhất trong 13 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc.
Trong đó, đại biểu đương nhiên chiếm tỷ lệ 12,04%; đại biểu được bầu tại các đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương chiếm tỉ lệ 87,02%; đại biểu chỉ định chiếm tỷ lệ 0,95%; đại biểu nữ chiếm tỷ lệ 13,99%; đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 11,03%…
Đại biểu khách mời có các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại sứ, đại diện các nước và trưởng đại diện các tổ chức quốc tế trong đoàn ngoại giao tại Hà Nội, đại diện Mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ, chức sắc tôn giáo, thanh niên tiêu biểu…
Bộ Chính trị đã quyết định thành lập 67 đoàn đại biểu và cử trưởng đoàn đại biểu; phân công 191 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (cả chính thức và dự khuyết) tham gia sinh hoạt tại 67 đoàn đại biểu; đồng thời chỉ định 15 đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng.

Sẵn sàng mọi điều kiện để tổ chức Đại hội thành công
Phát biểu tại họp báo, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Đắc Vinh khẳng định: Đại hội XIII của Đảng là sự kiện chính trị có ý nghĩa định hướng tương lai, từ đó tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập, phát triển đất nước. Công tác chuẩn bị Đại hội đã được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đặc biệt quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sát sao. Các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần này đã được chuẩn bị rất công phu, bài bản, chu đáo; là kết tinh trí tuệ và sức sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Ngay từ đầu tháng 10/2018, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định thành lập 5 Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng gồm: Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Kinh tế-Xã hội, Tiểu ban Điều lệ Đảng, Tiểu ban Nhân sự, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội. Các Tiểu ban đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, yêu cầu đặt ra.
Trên cơ sở đó, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến về đề cương các dự thảo Văn kiện Đại hội XIII tại Hội nghị Trung ương 10 (tháng 5/2019); cho ý kiến vào dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tại các Hội nghị Trung ương 11 (10/2019) và Hội nghị Trung ương 13 (10/2020) trước khi công khai để lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tại Hội nghị Trung ương 14 (tháng 12/2020), Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua nội dung các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng gồm 5 tài liệu: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Tại Hội nghị Trung ương 15 (ngày 16-17/01/2021), Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Các tài liệu chính của Đại hội đã được gửi tới các đại biểu từ ngày 17/1/2021 để nghiên cứu. Tới nay, công tác chuẩn bị đã sẵn sàng mọi điều kiện với chất lượng cao nhất để tổ chức Đại hội thành công.
Khẳng định quá trình chuẩn bị văn kiện luôn luôn gắn liền với yêu cầu tổng kết thực tiễn, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng cho biết: Dự thảo văn kiện trình Đại hội lần này có rất nhiều điểm mới, nhất là về cách tiếp cận, không chỉ nhìn nhận một nhiệm kỳ mà đánh giá những nét nổi bật của nhiệm kỳ này gắn liền với việc tổng kết.
“Khi đưa ra tầm nhìn và định hướng phát triển cho đất nước thì không chỉ đặt ra cho 5 năm tới mà chúng ta đưa ra tầm nhìn và định hướng đến giữa thế kỷ, với khát vọng phát huy ý chí sức mạnh của người Việt Nam để chúng ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới,” ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.
Nội dung, chương trình của Đại hội tập trung kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045; kiểm điểm công tác xây dựng Đảng và sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, xác định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ mới; đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XII; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Công tác tổ chức, phục vụ Đại hội lần này có một số điểm mới và được bổ sung để phù hợp với tình hình dịch COVID-19. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch, toàn bộ các đại biểu tham dự Đại hội và khách mời được bố trí ăn, nghỉ theo đoàn, tập trung trong suốt quá trình diễn ra Đại hội tại các khách sạn, nhà khách gần địa điểm tổ chức hội nghị (Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội). Đại biểu không ăn, nghỉ ở bên ngoài hoặc nhà riêng, trừ một số trường hợp có quy định riêng.
Công tác chăm sóc sức khỏe đại biểu cũng được Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội đặc biệt quan tâm; đã chỉ đạo xây dựng các phương án chi tiết, cụ thể về y tế để bảo đảm cao nhất an toàn sức khỏe của đại biểu và khách mời dự Đại hội.
Bên cạnh đó, Tiểu ban cũng đã chỉ đạo chuẩn bị chu đáo các phương án bố trí các phòng chức năng, hội trường phục vụ Đại hội trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19; bảo đảm trang thiết bị, máy tính, máy in, máy photocopy phục vụ tài liệu cho đại biểu tại Hội trường Đại hội; tổ chức phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ việc kiểm phiếu; bảo đảm an toàn hệ thống thiết bị điện, phòng, chống cháy nổ; hệ thống an ninh mạng công nghệ thông tin…

Tuyên truyền hiệu quả, toàn diện về Đại hội
Thời gian qua, Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị bộ, ngành, địa phương và các cơ quan báo chí tập trung triển khai công tác tuyên truyền Đại hội XIII bảo đảm chất lượng, hiệu quả, toàn diện. Thông tin tại họp báo, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng cho biết: Ban Tuyên giáo Trung ương đã tập trung chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền, phục vụ Đại hội XIII của Đảng bảo đảm đúng tiến độ và đáp ứng yêu cầu đặt ra; chỉ đạo, phối hợp tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại; đấu tranh có hiệu quả, phản bác các luận điểm sai trái về Đại hội.
Để tạo thuận lợi cho công tác tuyên truyền, Trung tâm báo chí phục vụ Đại hội XIII của Đảng đã được đưa vào vận hành, bảo đảm tốt nhất các điều kiện cho gần 500 phóng viên, kỹ thuật viên của 191 cơ quan báo chí trong nước; hơn 60 phóng viên của 26 hãng thông tấn, báo chí nước ngoài tác nghiệp trực tiếp và gần 100 phóng viên của 84 hãng thông tấn, báo chí nước ngoài tác nghiệp trực tuyến, theo dõi và đưa tin về Đại hội.
Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành một số điểm chính trong kịch bản tuyên truyền trên báo chí về Đại hội XIII của Đảng; ban hành Hướng dẫn số 168-HD/BTGTW về việc cung cấp thông tin và trả lời phỏng vấn báo chí của đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Yêu cầu công tác thông tin tuyên truyền phải bám sát diễn biến của Đại hội; đề cập cụ thể, chi tiết về thời điểm, nội dung, tần suất thông tin…
Theo Vietnam+
-
Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao
-
Xây dựng 5 huyện ngoại thành TP.HCM thành đô thị vệ tinh
-
Truy xuất nguồn gốc là một trong 8 vấn đề trọng tâm trong chuyển đổi số nông nghiệp
-
Thủ tướng: Nền văn hóa Việt Nam đã luôn và sẽ là sức mạnh trường tồn của dân tộc
- 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam: Khởi nguồn và động lực phát triển
- Luật Đất đai (sửa đổi): Giá đất được quy định thế nào?
- Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: “Xử lý nghiêm vi phạm kể cả khi thôi việc, nghỉ hưu”
- Khơi dậy tiềm năng cho nghề nuôi hàu
- Vùng Đồng bằng sông Hồng phải dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của cả nước
- 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTXH vùng Đồng bằng Sông Hồng - địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của đất nước
- Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển KTXH vùng đồng bằng sông Hồng
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
Tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức "khóa thuê bao"Người dân cần cập nhật thông tin chuẩn xác để tránh bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng chiếm đoạt tài sản.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh