
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết công tác ngoại giao vaccine - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ở thời điểm ban đầu, khó khăn của chúng ta là có tiền và chấp nhận chịu mọi rủi ro khi mua, nhưng vẫn không có được vaccine, do tiếp cận vaccine không bình đẳng ở thời điểm đó. Tháng 5/2021, chúng ta mới nhận được lô vaccine đầu tiên từ COVAX nhưng đến tháng 10/2021, chúng ta đã có khoảng 97,5 triệu liều vaccine và đây là thành công lớn nhờ đưa ra chiến lược vaccine rất kịp thời gồm 3 thành tố là quỹ vaccine, ngoại giao vacccine và chiến dịch tiêm chủng.
Nhờ kiểm soát được dịch bệnh, chúng ta đã chuyển sang giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn (về thu – chi, xuất – nhập khẩu, cân đối lương thực, thực phẩm, cân đối năng lượng, cung cầu lao động); giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thúc đẩy và mở rộng hội nhập và đối ngoại có hiệu quả.
Thủ tướng nêu rõ, việc kiểm soát được dịch bệnh có những nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng quan trọng nhất là chúng ta đã đề ra chiến lược vacicne phù hợp, đúng đắn, hiệu quả.
Thủ tướng chỉ rõ 6 nguyên nhân để thực hiện thành công hoạt động ngoại giao vaccine.
Thứ nhất là thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Đường lối đối ngoại đúng đắn đã giúp chúng ta tranh thủ được sự ủng hộ của bạn bè, đối tác quốc tế.
Thủ tướng chỉ rõ 6 nguyên nhân thành công, 6 bài học kinh nghiệm từ ngoại giao vaccine - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Nguyên nhân thứ hai là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; cùng các quyết sách quan trọng của Nhà nước. Trong đó, có quyết định chuyển hướng kịp thời từ phòng chống dịch bằng các biện pháp hành chính sang phòng chống dịch bằng các biện pháp chuyên môn, khoa học.
Nguyên nhân thứ ba là lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách quyết liệt, quyết đoán, trách nhiệm, "tinh thần là không câu nệ, không ngại ngùng gì cả, miễn là có vaccine bằng mọi cách, mọi biện pháp như mua, vay, mượn, ứng trước, ở đâu có vaccine cũng tiếp cận, không phân biệt châu lục, địa bàn, chế độ chính trị".
Nguyên nhân thứ tư là sự tâm huyết, trách nhiệm của các đại sứ, trưởng đại diện, nhân viên các đại sứ quán, cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, đã làm việc rất tận tụy, trách nhiệm không kể ngày đêm sớm tối trong tiếp cận vaccine và thuốc, trang thiết bị y tế, thu thập mọi thông tin, kinh nghiệm để chuyển về nước.
Nguyên nhân thứ năm là sự chung tay, giúp đỡ chân thành, tận tình, tình cảm của bạn bè quốc tế và chúng ta cũng thể hiện trách nhiệm, sự chân thành với cộng đồng quốc tế trong phòng, chống dịch.
Có những nước đề nghị giữ kín thông tin việc hỗ trợ Việt Nam, bán vaccine với giá thấp hơn, phân phối vaccine nhiều hơn cho Việt Nam…
Nguyên nhân thứ sáu là sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện ngoại giao vaccine.
Thủ tướng nêu rõ 6 bài học kinh nghiệm từ hoạt động ngoại giao vaccine.
Thứ nhất, kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của công đồng quốc tế, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới
Thứ hai là nắm chắc diễn biến tình hình, xuất phát từ tình hình thực tiễn để xác định nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Thứ ba là càng khó khăn, phức tạp, nhạy cảm thì càng phải bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì, kiên định chủ trương, đường lối, phương pháp, cách làm mà mình thấy là đúng, tất cả vì mục tiêu bảo vệ tính mạng và sức khỏe nhân dân.
Thủ tướng lấy ví dụ, ở thời điểm đó, cũng có nhiều ý kiến khác nhau về việc mua vaccine như xuất xứ vaccine, giá vaccine… nhưng chúng ta vẫn xác định phải có được vaccine bằng mọi cách, mọi biện pháp, nếu chập chờn thì tình hình sẽ rất phức tạp.
Bài học thứ tư, vận động cấp cao có ý nghĩa quyết định nhưng công tác tham mưu, tư vấn, vận động, tạo điều kiện và sự đeo bám, thúc đẩy quan hệ của các cơ quan đại diện ngoại giao và tinh thần, trách nhiệm của các đồng chí cấp dưới là hết sức quan trọng.
Bài học thứ năm là sự đoàn kết, thống nhất, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, nhân dân và doanh nghiệp, bởi có vaccine mà không tiêm được thì cũng rất khó khăn.
Thứ sáu, ngoại giao vaccine cho chúng ta có thêm những kinh nghiệm quý trong vận động ngoại giao và thực hiện ngoại giao kinh tế.
Về nhiệm vụ sắp tới, Thủ tướng nêu rõ, WHO dự báo đại dịch chưa kết thúc và tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, virus có thể tiếp tục biến đổi và hiệu lực miễn dịch của vaccine suy giảm theo thời gian, khoảng một nửa dân số thế giới chưa được tiêm vaccine. Chúng ta không thể lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tiếp tục nỗ lực chống dịch, ưu tiên kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và các dịch bệnh khác.
Do đó, chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy ngoại giao vaccine; chúng ta đã chuẩn bị kinh phí để tiếp tục mua vaccine và việc mua được vaccine cũng là nhờ ngoại giao vaccine. Cùng với đó, phải tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, nhất là cho các đối tượng nguy cơ cao, các em học sinh và các đối tượng theo quy định của Bộ Y tế một cách an toàn, khoa học, hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao để làm chủ công nghệ sản xuất vaccine.
Thủ tướng cho biết đã giao Bộ Ngoại giao tiếp tục phát huy kết quả đạt được, xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 15 của Ban Bí thư, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam bị thu hẹp do các biến động kinh tế thế giới. Vừa qua, Thủ tướng và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã có các cuộc làm việc với các cơ quan đại diện thương mại và đại diện ngoại giao Việt Nam.
Nhân dịp này, Thủ tướng chia sẻ những khó khăn, vất vả của ngành ngoại giao, các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài trong phòng, chống dịch và thực hiện ngoại giao vaccine với việc phải xa gia đình, người thân; đánh giá cao các đồng chí có đóng góp quan trọng trong công tác ngoại giao vaccine. Thủ tướng cũng gửi đến các đồng chí, cán bộ và nhân viên Đại sứ quán, cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài lời chúc sức khoẻ, thành công và hạnh phúc./.
Theo Chinhphu.vn
-
Thủ tướng: Quyết tâm biến Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ thành vùng đất giàu có, giàu bản sắc văn hóa và nhiều đột phá hơn nữa
-
Thủ tướng khảo sát một số dự án hạ tầng, công nghiệp lớn và mô hình nhà thu nhập thấp tại Bình Định
-
Bàn giao công tác của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
-
Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm tỉnh Vĩnh Phúc
- Thủ tướng: Cần tiếp tục chủ động, tích cực, sáng tạo trong cải cách hành chính
- Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
- Thủ tướng dự hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu 2023
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ
- Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023
- Lào, Campuchia gửi điện mừng 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ nhận Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng
-
Nhiều bất cập của Luật Thuế Thu nhập cá nhânBộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật Thuế Thu nhập cá nhân. Theo ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp, việc sửa đổi rất cần thiết bởi luật có quá nhiều bất cập.
-
Xâm nhập mặn bắt đầu ảnh hưởng đến lấy nước ở Đồng bằng sông Cửu LongTổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, trong tuần tới, xâm nhập mặn có xu thế tiếp tục tăng theo kỳ triều cường Rằm tháng Giêng âm lịch.
-
Cá tra thương phẩm hút hàng, giá tăng cao sau Tết Nguyên đánGiá cá tra thương phẩm size 0,8kg/con giá gần 30.000 đồng/kg; size từ 1 - 1,2kg/con giá hơn 31.000 đồng/kg, với mức giá này người nuôi lãi khoảng 3.000 đồng/kg.
-
Lịch giao nhận công dân nhập ngũ năm 2023Thực hiện Quyết định số 66/QĐ-TTg ngày 4/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc gọi công dân nhập ngũ năm 2023, Quyết định số 4205/QĐ-BQP ngày 19/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc giao chỉ tiêu tuyển nhận công dân nhập ngũ năm 2023, từ ngày 6 đến 10/2/2023, thanh niên trên địa bàn cả nước sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự 2023.
-
Thủ tướng: Quyết tâm biến Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ thành vùng đất giàu có, giàu bản sắc văn hóa và nhiều đột phá hơn nữaThủ tướng nhấn mạnh yêu cầu lựa chọn "đột phá của đột phá" để Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ phát triển nhanh, bền vững, quyết tâm biến nơi đây thành vùng đất giàu có, giàu bản sắc văn hóa và có nhiều đột phá hơn nữa cùng với hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
-
Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tích cực hỗ trợ nông dân sản xuất theo chuỗi giá trịThời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã chủ động phối hợp với các ngành hỗ trợ hội viên mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng các ngành nghề, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển kinh tế tập thể, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị thông qua nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên.
-
Nguồn cung phân bón đủ nhưng giá vẫn ở mức caoVới công suất sản xuất các loại phân bón quan trọng như đạm ure, NPK và phân bón chứa lân của các nhà máy trong nước đều vượt nhu cầu tiêu thụ, nguồn cung phân bón trong nước cho sản xuất nông nghiệp, nhất là vụ Đông Xuân 2022-2023 được đảm bảo. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia giá phân bón vẫn neo ở mức cao cho dù đã hạ nhiệt so với năm ngoái.
-
15 mặt hàng "tỷ đô" xuất khẩu sang khu vực Âu-MỹViệt Nam có 15 mặt hàng xuất khẩu sang khu vực Âu Mỹ, đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Trong năm 2022, một số mặt hàng đã ghi nhận sự tăng trưởng hai con số như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; giày dép; thủy sản; cà phê...
-
Ngày Thế giới phòng chống ung thư 4/2: Khoảng cách nguy hiểm“Thu hẹp khoảng cách chăm sóc” là chủ đề xuyên suốt của chiến dịch kéo dài 3 năm, được khởi động từ năm 2022 nhân Ngày Thế giới phòng chống ung thư 4/2, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc ung thư sẽ tăng 81% tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào năm 2040 do thiếu nguồn lực đầu tư cho việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
-
Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh 2023: Bảo tồn, lan tỏa các giá trị văn hóaSáng 4/2 (ngày 14 tháng Giêng năm Quý Mão), Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2023 tưởng nhớ, tri ân công đức của Đức Thánh Tản Viên Sơn - vị thần đứng đầu Tứ bất tử trong thần điện Việt, đã khai hội tại đền Hạ (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội), dưới chân núi Tổ Ba Vì.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh