Bài học sức khỏe quan trọng từ câu chuyện “làng mất giá”
Trên chuyến xe khách từ Hà Nội về một huyện thuộc tỉnh miền núi phía Bắc, chúng tôi bị cuốn theo câu chuyện về một “làng mất giá” ở xã M. Hỏi ra mới biết, họ đang nói về một nơi mà hơn một phần ba dân làng có nguy cơ sinh con bị bệnh tan máu bẩm sinh.
Bệnh di truyền từ cha mẹ sang con
Một người đàn ông trạc tuổi tứ tuần với gương mặt khắc khổ đang cố thanh minh với vài thanh niên trên xe rằng bệnh tan máu bẩm sinh có thể phòng tránh được. Đáp lại người nông dân đó là những tiếng cười chua chát càng khiến người ta tò mò.
Ông là L.N.P, ở thôn 1- xã M, thuộc huyện miền núi nghèo (nhân vật, địa chỉ xin được giấu tên). Gia đình ông có hai con, không may một trong hai cháu bị bệnh tan máu bẩm sinh phải đi viện định kỳ hàng tháng, tính đến nay đã hơn 5 năm cùng con chiến đấu với bệnh tật.
Ông P. chia sẻ: “Ban đầu khi gia đình tôi mới cho cháu đi viện, cả làng đồn nhau là cháu bị ung thư, sắp chết, họ còn sang an ủi gia đình tôi. Sau này thấy cháu đi viện nhiều quá, họ cũng không hỏi gì thêm. Gia đình tôi đi viện được tư vấn, tìm hiểu mới biết cháu bị bệnh di truyền bẩm sinh, phải truyền máu hàng tháng để duy trì sự sống. Bệnh này không phải là ung thư như người ta nói, nó là bệnh di truyền từ cha mẹ sang con, nhưng tôi không biết làm thế nào để mọi người hiểu và thông cảm cho con tôi được, trẻ con cùng lứa không đứa nào chơi với nó, xa lánh nó…”.
Nói đoạn, ông quay sang đứa con gái chừng hơn 5 tuổi đang ngồi dựa vào bố lim dim ngủ. Nuốt nghẹn vào lòng, ông nói tiếp: “Người ta nói con tôi sau này không ai lấy, họ bảo rước của nợ vào nhà, tôi thương cháu lắm.”
Qua tìm hiểu được biết, nhà ông L.N.P là một gia đình thuần nông, hai vợ chồng biết nhau từ khi còn nhỏ, gia đình hai bên cũng ưng lòng nên đồng ý cưới gả. Ai cũng chắc mẩm sau này họ sẽ có một mái ấm viên mãn. Nhưng khi đứa con thứ hai ra đời, tương lai như đã đóng cửa với hai vợ chồng trẻ khi bác sĩ kết luận em bé bị bệnh phải điều trị suốt đời tại bệnh viện với chi phí rất tốn kém.
Từ chỗ có của ăn của để, kinh tế sa sút, gia đình xuất hiện những mâu thuẫn xoay quanh vấn đề bệnh tật của con. Điều khó khăn nhất với họ không chỉ là kiếm tiền nuôi con mà còn là cùng nhau vượt qua búa rìu dư luận.
Tháng 9.2019, gia đình ông như được trút bỏ gông cùm dư luận khi chính quyền xã phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình sàng lọc bệnh đại trà. Kết quả xét nghiệm cho thấy không chỉ có gia đình ông mà hơn 30% dân số của cả xã có mang gen bệnh tan máu di truyền, có thể sinh ra trẻ bị bệnh giống con của ông. Mọi người đi từ chỗ choáng váng sang sốt sắng tìm hiểu về căn bệnh mang tên là Tan máu bẩm sinh.
Nên xét nghiệm sàng lọc bệnh trước khi kết hôn, sinh con
Bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh lý di truyền lặn, người mang đột biến gen bệnh này không có biểu hiện gì để nhận biết bằng mắt thường. Người dân chỉ có thể biết mình có gen bệnh khi đi xét nghiệm máu.
Bệnh có nhiều mức độ: Mức độ rất nặng là phù thai (làm thai bị lưu khi thai ngoài 6 tháng); mức độ nặng làm cho người bệnh thiếu máu nặng (thường xuất hiện từ khi trẻ dưới 2 tuổi), cần phải điều trị định kỳ hàng tháng trong suốt đời bằng truyền máu và thuốc. Ở Việt Nam, theo số liệu nghiên cứu của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương năm 2017, tỷ lệ người có mang gen bệnh Tan máu bẩm sinh trên toàn quốc là gần 14% (khoảng trên 12 triệu người). Mỗi năm có trên 8.000 trẻ sinh ra bị bệnh Tan máu bẩm sinh, trong đó có trên 2.000 trẻ bị bệnh nặng, các dân tộc thiểu số và miền núi bị nhiều hơn.
Khi hai người cùng mang gen bệnh này lấy nhau và sinh con, có 25% trong mỗi lần sinh có thể sinh ra con bị bệnh Tan máu bẩm sinh. Có những gia đình sinh 2 – 3 con cùng bị bệnh do không biết. Cũng có những gia đình sinh một con bị bệnh rồi sau đó họ đến bệnh viện tìm hiểu, được tư vấn và đã biết cách sinh con không bị bệnh ở những lần sau. Vấn đề là người dân không nắm rõ được thông tin về bệnh gây hoang mang, đồn thổi nhiều thông tin không đúng sự thật.
Sơ đồ minh họa về cơ chế di truyền bệnh Thalassemia. (Nguồn: Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam).
Với kết quả hơn 30% dân số trong xã có gen bệnh Tan máu bẩm sinh, người các xã khác ngoài xã M. nói rằng trai gái ở đó “mất giá”, không ai thèm lấy vì sẽ sinh ra con bị bệnh. Nhưng họ không thể chắc chắn rằng chính bản thân mỗi người đều có khả năng sinh con bị bệnh, không riêng gì xã M. Tìm hiểu và tầm soát các bệnh có thể di truyền cho đời sau càng trở nên cần thiết.
Để biết chắc chắn mình có mang gen bệnh hay không, chỉ có một cách là xét nghiệm sàng lọc bệnh trước khi kết hôn và sinh con. Việc xét nghiệm không hề tốn kém, biết kết quả trong thời gian ngắn mà phòng được bệnh cả đời cho con cháu. Xét nghiệm sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh có thể được thực hiện ngay tại bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hoặc các vùng miền trên cả nước. Đây là lối mở cho các gia đình còn đang bị trói buộc bởi dư luận về bệnh Tan máu bẩm sinh.
Tại Việt Nam, bệnh Thalassemia được ghi nhận từ năm 1960. Bệnh phân bố khắp cả nước, phổ biến hơn ở các dân tộc ít người, các tỉnh miền núi, cao nguyên: Tỷ lệ mang gen bệnh Thalassemia đối với dân tộc Mường là khoảng 22%, các dân tộc Êđê, Tày, Thái,… trên 40%, trong khi tỷ lệ này ở người Kinh khoảng 2 – 4%.
Bệnh nhân Thalassemia những biểu hiện thường gặp như: Trẻ xanh xao, chậm phát triển thể chất; Da và củng mạc mắt vàng; Lách to, gan to; Dậy thì muộn; Suy gan, xơ gan, suy tuyến nội tiết, suy tim; Hay bị sốt, tiêu chảy hoặc các rối loạn tiêu hóa khác…
Có đến 7% dân số trên toàn cầu và gần 14% người dân Việt Nam đều có thể mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Đồng thời người mang gen bệnh nếu được tư vấn đầy đủ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh, không ảnh hưởng gì đến việc lập gia đình và duy trì nòi giống sau này.
Thalassemia (còn được gọi là bệnh Tan máu bẩm sinh), là một bệnh lý huyết học di truyền liên quan đến sự bất thường của hemoglobin (một cấu trúc protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy). Ở bệnh nhân Thalassemia, các hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu. Bệnh Thalassemia gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân và cả cộng đồng.
Ts, Bs. Nguyễn Thị Thu Hà – Nguyễn Thị Thùy Linh (Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư)
-
6 cách phòng bệnh hô hấp mùa Đông Xuân mà bạn nên biết -
Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán -
Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao trại giam còn rất cao -
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồng
- Hà Nội đưa tiêu chí an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
- Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổ
- Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
- Bộ Y tế phản bác thông tin sử dụng thực phẩm bổ sung I-ốt gây cường giáp
- Y, bác sỹ của hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu cấp cứu kịp thời nhiều bệnh nhân nguy kịch
- Nâng cao năng lực phòng chống lao cho cán bộ và hội viên nông dân
- Lao tiềm ẩn: Chẩn đoán và cách điều trị
-
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định tiếp Trưởng đại diện UNFPA tại Việt NamChiều ngày 5/2, tại trụ sở Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định- Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có buổi làm việc, tiếp đón ông Matt Jackson – Trưởng đại diện Quỹ Dân số liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Hưng YênTrong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới; thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua HùngNhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Mỗi cây xanh được trồng là một món quà vô giá cho thế hệ mai sauTrong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức.
-
Lễ hội Phường Phú Đô đặc sắc, ấn tượngVào ngày mùng 07 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 (tức 05/02), nhân dân phường Phú Đô (Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã long trọng tổ chức hội truyền thống địa phương để tưởng nhớ công đức của Đức Thành hoàng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết, lòng tự hào dân tộc cho người dân địa phương.
-
Những lợi ích tuyệt với từ hạt điềuVới nhiều cách chế biến khác nhau, hạt điều đã trở thành món ăn vặt được ưa chuộng ở Việt Nam. Hạt điều có hương vị thơm ngon, béo ngậy, đặc biệt chứa nhiều dinh dưỡng, đem lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của người sử dụng hợp lý.
-
Du lịch Lạng Sơn khởi sắc ngay từ đầu năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 93.000 lượt khách tới tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2024). Trong đó, khách nội địa ước đạt 87.800 lượt, còn lại là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 115 tỷ đồng.
-
Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dânBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ một tổ hợp tác ban đầu với vài chục thành viên, đến nay Hợp tác xã (HTX) sầu riêng Tân Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã phát triển với hơn 300 thành viên và diện tích vùng trồng trên 320ha sầu riêng Ri6 đã đưa cuộc sống của xã viên trở nên sung túc trên mảnh đất quê hương.
-
Nông dân miền Tây thu tiền tỷ từ trồng na TháiVới diện tích gần 10 ha trồng na Thái, một nông dân ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mỗi năm thu 7 - 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, nhân công thì mỗi năm lãi hơn 4 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng trái na Thái được người tiêu dùng ưa chuộng vì trái to, mẫu mã đẹp.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 -
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo -
4 Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USD -
5 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024