

Dám phá bỏ cái cũ, học cái mới để làm giàu
Gắn bó hơn 50 năm tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, ông Quàng Văn Nhí đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng bà con và chính quyền nơi đây. Năm 2012, ông Nhí được cấp ủy, chính quyền xã và nhân dân tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ và Người có uy tín của bản Co Pục, xã Hua Thanh. Dù ở cương vị nào, ông đều thể hiện và phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ được giao.
Nhớ lại bước đầu lập nghiệp, ông Nhí cho hay, sinh ra ở xã Thanh Luông, huyện Điện Biên. Năm 1968, cha mẹ ông xây nhà sinh sống tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên. Bản Co Pục nằm bên Quốc lộ 12 (hướng từ TP. Điện Biên Phủ đi huyện Mường Chà) cách trung tâm TP. Điện Biên Phủ khoảng 5km. Bản chủ yếu là người dân tộc Khơ Mú sinh sống. Cuộc sống của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, sống dựa vào rừng “săn bắt, hái lượm” hoặc phá rừng làm nương, với họ cách làm ruộng nước hay làm nương có bờ để trồng lúa là việc mà họ chưa bao giờ nhìn thấy.
Với quyết tâm đi ngược lại với dân bản cho rằng “Trời sinh voi sinh cỏ”, khi trưởng thành và xây dựng gia đình, ông Nhí đã đi học cách làm nương có bờ của người miền xuôi. Quyết định của ông Nhí khi ấy được xem là “liều”, khi trong tay có số vốn ít ỏi 5 triệu đồng vay được từ một cán bộ xã. Ông Nhí đã mua lại mảnh nương bạc màu của một người quen, để đầu tư làm nương có bờ.
Bằng sự kiên trì, gia đình ông Nhí đã thành công, năm đầu tiên thóc lúa chất đầy nhà, không những đủ ăn mà còn đem bán lấy tiền trang trải cuộc sống gia đình. “Đời cha ông tôi đều phá rừng làm nương cả. Nhưng làm nương theo cách cũ thì năng suất thấp, không đủ ăn, đất lại hay bạc màu, nên phải chuyển nơi canh tác thường xuyên. Tôi nghe nói nương có bờ giữ ẩm, giữ màu cho đất tốt, vì thế cũng dễ cày cuốc, mà quan trọng là năng suất cao, lại canh tác được lâu năm, thế nên tôi quyết định làm”, ông Nhí chia sẻ.
Cuộc sống gia đình khá giả, ông Nhí tiếp tục nghĩ đến việc mở rộng sản xuất. Nhờ nguồn vốn vay ngân hàng, ông Nhí đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao thả cá. Hiện nay cơ ngơi gia đình ông đã có 4.000m2 ao, mỗi năm thu hoạch 2 lứa. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình ông khai hoang thêm được 5.000m2 ruộng, nên toàn bộ số nương có bờ ngày nào đã được ông đầu tư trồng rừng sản xuất...
Tích cực học để giúp cả Bản làm giàu và sống văn minh hơn
Bản Co Pục bây giờ đổi đã thay rất nhiều, các hộ đua nhau khai hoang đất nương, đào mương dẫn nước làm ruộng như hộ ông Nhí. Họ khâm phục khi thấy mỗi vụ thu hoạch ruộng nhà ông cho hàng tấn thóc, người dân trong bản ai cũng trầm trồ: “Không ngờ Bí thư lại có thể bắt đất cằn làm ra thóc gạo”. Từ mô hình của ông Nhí, giờ cả bản lao theo học cách làm ruộng nương có bờ như ông. Không dấu nghề, ông Bí thư nhiệt tình “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn dân bản cách đào kênh dẫn nước về tưới mát cho những thửa ruộng, cấy 2 vụ/năm.
“Đã có nhiều nhà bán lợn, bán bò mua máy xát, máy cày. Có gia đình chưa đủ tiền, tôi cho mượn rồi trả bằng thóc khi đến vụ thu hoạch. Hiện nay, cả bản hầu như nhà nào cũng có máy tuốt lúa, nhiều nhà còn sắm được cả máy cày. Đến mùa, ai nhờ tôi đều giúp không công, bà con chỉ cần bỏ tiền đổ dầu”, ông Nhí kể.
Tận dụng thế mạnh là cây lúa nước, trong khi các bản lân cận 1 năm chỉ trồng được 1 vụ lúa, thì bản Co Pục năm nào cũng trồng được 2 vụ. Mỗi vụ trung bình 1 nhà thu hoạch được trên 1 tấn thóc, nên chuyện thiếu ăn, thiếu đói không còn xảy ra nữa. Trong bản, nhà có ti vi, xe máy, tính sơ sơ phải có gần chục hộ. Bằng các mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm, chuyện người dân Co Pục làm giàu giờ không phải mơ ước xa vời nữa, mà đang hiện hữu bằng những ngôi nhà khang trang, đường bê tông to rộng đã được trải phẳng lỳ.
Bản Co Pục thay da đổi thịt, cái khác xưa lớn nhất là người dân đã thay đổi nhận thức, suy nghĩ, không trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Hộ nào cũng đề cao lòng tự trọng, quyết tâm thoát nghèo, dạy bảo con cháu tránh xa tệ nạn xã hội.
Già làng, Bí thư Quàng Văn Nhí cho biết: “Khi được cấp trên và nhân dân tin tưởng bầu giữ chức Bí thư Chi bộ và già làng uy tín của bản, nhận thức được trách nhiệm của mình, tôi luôn tích cực tuyên truyền bà con chấp hành đầy đủ chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, để nâng cao nhận thức của mình, tôi thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ năng hòa giải do xã, huyện tổ chức để về áp dụng nhiều hình thức, biện pháp hòa giải, giải thích phù hợp, tháo gỡ khó khăn cho bà con trong bản. Tại các cuộc họp bản, tôi luôn ghi nhận những vướng mắc, bức xúc, tồn tại trong bản như các vấn đề đất đai, mối quan hệ gia đình… để phối hợp với đoàn thể xã, huyện giải quyết, tháo gỡ các mâu thuẫn”.
Theo già làng Quàng Văn Nhí, muốn bà con trong bản nghe và làm theo thì trước hết bản thân và gia đình phải gương mẫu trong mọi lời nói. Do đó, ông luôn dạy các con sống phải có ích cho xã hội, biết cống hiến và xây dựng quê hương, gia đình văn hóa. Gia đình ông có 7 người con đã trưởng thành và hiện đều là cán bộ xã, giáo viên hoặc làm công việc buôn bán, kinh doanh gần nhà.
Gương mẫu, uy tín, có nhiều đóng góp tích cực trong công tác xây dựng và phát triển địa phương, già làng Quàng Văn Nhí đã trở thành tấm gương tiêu biểu cho các lớp thế hệ học tập, noi theo. Bằng sự tận tâm, nhiệt huyết và trách nhiệm ông đã đồng hành cùng bà con người Khơ Mú trong bản vươn lên làm kinh tế ngay tại mảnh đất quê hương. Trái ngọt đã đơm hoa kết trái, cuộc sống của người dân bản Co Pục đã ấm no, văn minh hơn rất nhiều.
“Tôi luôn tích cực tuyên truyền bà con chấp hành đầy đủ chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, để nâng cao nhận thức của mình, tôi thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ năng hòa giải do xã, huyện tổ chức để về áp dụng tháo gỡ khó khăn cho bà con trong bản. Tại các cuộc họp bản, tôi luôn ghi nhận những vướng mắc, bức xúc, tồn tại trong bản như các vấn đề đất đai, mối quan hệ gia đình… để phối hợp với đoàn thể xã, huyện giải quyết, tháo gỡ các mâu thuẫn”.
Ông Quàng Văn Nhí, Bí thư Chi bộ bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
-
Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023
-
Quỹ Hỗ trợ nông dân tạo sức bật giúp nông dân Can Lộc làm giàu
-
Phát động cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông” lần thứ X
-
Vốn Quỹ kịp thời thúc đẩy phát triển kinh tế hộ
- Bắc Kạn: Đa dạng hình thức tuyên truyền bảo vệ môi trường
- Hội Nông dân Nghệ An: Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
- T.Ư Hội NDVN: Phát động kết nối, hỗ trợ tiêu thụ hành tím cho nông dân Sóc Trăng
- Nông dân miền núi đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa ngay từ đầu năm
- Nông dân đất Võ chung tay bảo vệ môi trường
- Tết trồng cây ở Hữu Lũng: Nô nức thi đua trồng thật nhiều cây, gây thêm nhiều rừng
-
Quy định mới về đấu giá, chuyển mục đích sử dụng đất(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 03 tháng 4 năm 2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2023/NĐ-CP, “Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai”, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2023. Đây là vấn đề tác động rất lớn đến đời sống xã hội, đến người dân, doanh nghiệp và đặc biệt là nông dân. Nhiều bạn đọc đã gửi thư đề nghị giải đáp một số vấn đề liên quan đến nội dung sửa đổi, bổ sung này. Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật
-
Nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu: Thi đua lập thành tích thiết thực chào mừng Đại hội(Tapchinongthonmoi.vn) - Lập thành tích chào mừng Đại hội Hội Nông dân (ND) các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028, cán bộ, hội viên ND trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã sôi nổi tham gia phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; nhân rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tạo khí thế, niềm tin ở chặng đường phát triển mới.
-
Nhấn mạnh thông điệp "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa" trong ngày Môi trường Thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) - Sáng ngày 5/6, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”. Chương trình diễn ra tại huyện Hoài Đức với nhiều hoạt động ý nghĩa như trồng cây xanh, trao tặng xe chở rác, thùng đựng rác, dọn dẹp vệ sinh môi trường.
-
Những chỉ dẫn của Bác về thi đua ái quốc vẫn mang tính thời sự sâu sắcSau 75 năm, những chỉ dẫn của Người về mục đích, lực lượng, cách làm trong Lời kêu gọi Thi đua ái quốc vẫn mang tính thời sự sâu sắc, vẹn nguyên giá trị cho các phong trào thi đua yêu nước hiện nay.
-
Sức sống mới trên những vùng quê nông thôn mới Lâm Đồng(Tapchinongthonmoi.vn) Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Lâm Đồng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ; diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, chất lượng cuộc sống người dân ngày nâng cao. Sản xuất nông nghiệp từng bước hướng đến bền vững và hiện đại, chất lượng nông sản ngày càng được đảm bảo.
-
Lễ hội đánh cá Vực Rào: Nét văn hóa cầu mùa màng bội thu của người dânSáng 4/6, hàng nghìn người dân tham gia lễ hội đánh cá Vực Rào xã Xuân Viên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) với ước mong may mắn, mùa màng bội thu…
-
Xã nghèo Krông nô hưởng dự án sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ thông minh gắn với du lịch(Tapchinongthonmoi.vn) Nhằm giúp người nông dân vùng khó khăn thoát nghèo, Hội ND tỉnh Đăk Lăk đã xây dựng Dự án “Thí điểm sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ thông minh và kết hợp xây dựng mô hình vườn mẫu sầu riêng gắn du lịch trải nghiệm nông nghiệp”, HTX sầu riêng Thông Phong, xã Krông Nô, huyện Lắk được chọn tham gia Dự án. Dự án được triển khai góp phần vào việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như xây dựng NTM; Chuyển đổi số; giảm nghèo bền vững của tỉnh.
-
Chuyển đổi số - cơ hội làm giàu cho nông dân Bắc Giang(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua hoạt động chuyển đổi số đã được nhiều nông dân ở tỉnh Bắc Giang áp dụng trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp... từ đó đã giúp các hội viên nông dân vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình và quê hương.
-
Khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023Tối ngày 3/6, tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023, với chủ đề “Khánh Hòa - Khát vọng bừng sáng”
-
Chính phủ yêu cầu giải quyết cấp bách nông sản xuất khẩuTính đến 20 giờ tối 31/5/2023, đã có khoảng hơn 750 xe chở hàng hoá xuất khẩu đang tồn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn để chờ thông quan sang Trung Quốc. Trong đó, các xe hoa quả là chủ yếu với hơn 500 xe, còn lại hơn 200 xe vẫn nằm ngoài khu vực cửa khẩu chưa đăng ký mặt hàng.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"