

Sáng 23/3, lễ phát động quốc gia Ngày nước thế giới, Ngày khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 đã được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với hàng trăm điểm cầu từ các tỉnh, thành phố, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế.
Đây là sự kiện quan trọng được Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của tài nguyên nước, vai trò của hoạt động nghiên cứu dự báo các hiện tượng khí tượng sắp diễn ra; từ đó góp phần tăng cường quản lý bền vững tài nguyên nước đồng thời có những dự báo sớm để sẵn sàng ứng phó kịp thời với các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Nước ngầm là "cứu cánh"
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia dễ bị tổn thương nhất. Trong đó, nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khỏe cộng đồng đang đối mặt các thách thức của thiên tai bất thường, thời tiết cực đoan và ngày càng khó dự đoán.
Để giải quyết tốt những thách thức nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tích cực xây dựng và hoàn thiện dự án Luật Tài nguyên nước sửa đổi; được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó là các Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050…
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang thực thi các cam kết của Việt Nam tại COP26 và COP27 trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết các thách thức toàn cầu; cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam (Phó chủ tịch Hiệp hội Khí tượng châu Á, đại diện thường trực của Việt Nam tại Tổ chức Khí tượng Thế giới) cho hay hiện nay nguồn nước ở Việt Nam đang khan hiếm.
Vì thế, Bộ Tài nguyên và Môi trường muốn gửi thông điệp đến với cộng đồng: Nước ngầm là “cứu cánh,” để chúng ta cùng nhau sử dụng nước tiết kiệm, sử dụng các nguồn nước hài hòa, hiệu quả.
Bà Ramla Al Khalidi - Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết nước là sự sống, vì thế chúng ta cùng có trách nhiệm sử dụng nước có hiệu quả, tránh ô nhiễm nguồn nước.

“Hiện nay, UNDP đang phối hợp với Việt Nam đối phó với hạn hạn, thiếu nguồn nước và sinh kế của người dân; ưu tiên triển khai mạng lưới các dịch vụ khí hậu để đưa ra cảnh báo nhằm giảm thiểu tác hại đến nền kinh tế và đưa ra kế hoạch sản xuất có hiệu quả; đầu tư vào chuyển đổi năng lượng xanh," bà Ramla Al Khalidi nói.
Sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng ứng phó
Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Phạm Hồng Thái cho hay, trong các năm vừa qua, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất liên tiếp xảy ra đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân. Vì thế, với thông điệp "cảnh báo sớm, hành động sớm, hành động kịp thời," chúng ra có thể tránh và khắc phục được nhiều rủi ro từ thiên tai.
Về phía địa phương, ông Quách Tất Liêm - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình cho biết là tỉnh miền núi được dự báo sẽ bị tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Vì thế, các cấp chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình sẽ luôn “sẵn sàng với thay đổi thời tiết, ứng phó thông minh với khí hậu.”
Năm 2023, để hưởng ứng Ngày nước thế giới, Ngày khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ Trái đất, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện và thành phố triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng rộng rãi sự kiện quan trọng này.
Tại lễ phát động, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã đề nghị các cấp bộ, ngành, địa phương thống nhất hành động, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như: Rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; nội luật hóa những nội dung điều ước, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; xây dựng kế hoạch cụ thể từ các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp để triển khai có hiệu quả cam kết của Chính phủ.
Đặc biệt, các cấp bộ, ngành, địa phương cần tăng cường quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; đẩy mạnh lối sống xanh và thân thiên môi trường; quan tâm giải pháp về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước gắn với công tác bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu…
Nhân dịp này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng tổ chức tọa đàm với chủ đề “Vai trò của khí tượng thủy văn, tài nguyên nước trong thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển đất nước.” Tọa đàm đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên nước và để làm được điều đó không thể thiếu vai trò của thông tin dự báo và cảnh báo khí tượng thủy văn, quản lý vận hành liên hồ chứa./.
Theo TTXVN/Vietnam+
- Nuôi chó dữ: Không cấm cũng chẳng quản, cộng đồng bất an đến bao giờ?
- Trung bình doanh nghiệp mất 32,2 giờ để thực hiện 1 thủ tục về đất đai
- Từ ngày 3- 6/6 sẽ diễn ra Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa năm 2023
- Khẩn trương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
- Chủ tịch nước biểu dương các 'gương mặt vàng' của Thể thao Việt Nam tại SEA Games 32
- Lãnh đạo tỉnh Bình Phước thăm và làm việc tại New Zealand
- Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
-
Kiểm tra chiến dịch bổ sung vitamin A cho hàng nghìn trẻ tại Hà NộiNgày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch đợt 1 bổ sung vitamin A cho hơn 392.000 trẻ tại Hà Nội. Dự kiến, cả nước có hơn 6 triệu trẻ sẽ được bổ sung vitamin A đợt này.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sáchBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội làm rõ các vấn đề liên quan đến lập dự toán ngân sách, đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, đến số tồn dư ngân sách, quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh phí cho chương trình tiêm chủng…
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻVừa mới đầu Hè, nhiều nơi đã liên tục xảy ra đuối nước trẻ em. Từ năm 2022 đến nay, tại tỉnh Quảng Trị, 25 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong tổng số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích thì tỷ lệ trẻ em bị tai nạn đuối nước chiếm hơn 50%. Tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều mô hình, giải pháp giúp giảm nguy cơ đuối nước.
-
Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp cả bản điện tửTừ 1/6, kết quả của các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp.
-
Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía BắcThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
-
Sầu riêng Việt Nam "đắt hàng" tại thị trường Trung QuốcQuả sầu riêng tươi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 83% tổng trị giá xuất khẩu trái cây.
-
Huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sáchViệc huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án 407 được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
-
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: "Quyết tâm công phá tâm lý sợ trách nhiệm"Cho rằng tình trạng cán bộ công chức né tránh, sợ trách nhiệm là biểu hiện của suy thoái về chính trị cần nghiêm khắc phê phán, triệt tiêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh phải quyết tâm công phá tâm lý này.
-
Những vấn đề đặt ra về hoàn thiện pháp luật, chính sách đối với hợp tác xã trong giai đoạn mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Thực tiễn gần 10 năm thực hiện các quy định của luật HTX và các văn bản chính sách đối với HTX đã nảy sinh các vấn đề cần được nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện nhằm thúc đẩy HTX phát triển vừa đúng bản chất mà Liên minh HTX quốc tế đã đưa ra, vừa thích ứng được với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay và những năm tới.
-
Hải quan: Xây dựng phương án đấu tranh phòng chống ma túy tại các địa bàn 'nóng'Lực lượng Hải quan tập trung phối hợp xây dựng phương án đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy tại địa bàn “nóng” hiện nay là tuyến hàng không, chuyển phát nhanh và một số địa bàn, cửa khẩu trọng điểm.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"