Bộ đội Biên phòng giúp dân vùng biên an cư lạc nghiệp
Ngay trước dịp lễ kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, phóng viên Tạp chí Nông Thôn Mới có cuộc trò chuyện với Đại tá Trần Quang Tùng- Chính ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng Lào Cai về hiệu quả của chương trình phối hợp giữa 2 đơn vị.
Thưa Đại tá, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân (ND) tỉnh đã phối hợp ra sao trong việc giúp đỡ bà con đồng bào dân tộc khu vực biên giới giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới?
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, có đường biên giới quốc gia (BGQG) tiếp giáp với Trung Quốc dài 182,086km; khu vực biên giới gồm 4 huyện, 1 thành phố biên giới; 26 xã, phường, thị trấn; 317 thôn, tổ dân phố (trong đó có 80 thôn bản giáp biên); với 24 dân tộc đan xen sinh sống, trong đó, dân tộc Mông chiếm trên 29,5%.
Để góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (TT-ATXH) trong khu vực biên giới, thời gian qua, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lào Cai và Ban Thường vụ Hội ND tỉnh thống nhất ký kết Chương trình phối hợp số 04-CTrPH/HND-BCHBĐBP ngày 11/11/2019 về “Vận động ND khu vực biên giới đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia” giai đoạn 2019 - 2025.
Sau khi ký kết, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các đồn Biên phòng phối hợp với Hội ND các huyện, thành phố biên giới xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai đến mọi cán bộ chiến sỹ và hội viên ND. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã chỉ đạo các Đồn Biên phòng phối hợp với Hội ND các huyện, xã, phường, thị trấn biên giới vận động các hội viên ND xây dựng các mô hình tự quản ANTT và tự quản đường biên, cột mốc theo tinh thần Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 01/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tổ chức phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Thường xuyên vận động hội viên ND tích cực đấu tranh tố giác tội phạm. Từ khi ký kết năm 2019 đến nay, hội viên, ND đã cung cấp cho BĐBP 3.765 nguồn tin, trong đó có 3.126 tin có giá trị phục vụ công tác quản lý bảo vệ biên giới, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, TT-ATXH khu vực biên giới.
BĐBP Lào Cai tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho người dân vùng biên giới.
Bên cạnh đó, BĐBP và Hội ND tích cực phối hợp vận động và giúp đỡ ND vùng biên giới phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Trọng tâm là hướng dẫn, hỗ trợ ND phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như quýt, dứa, chuối, cây sa nhân, cây quế…, thành lập các mô hình kinh tế trang trại, gia trại tại các địa phương... Hội ND cơ sở và các đồn Biên phòng phối hợp huy động 7.639 ngày công lao động của cán bộ, chiến sỹ và hội viên, ND tu sửa, làm mới được 194,5km đường giao thông nông thôn, nâng cấp và xây mới 25 nhà văn hoá thôn; sửa chữa, khơi thông 53km kênh mương thủy lợi; làm mới 5 nhà, sửa chữa 07 nhà đại đoàn kết, thu hoạch và chăm sóc hoa màu được 60,1ha; hỗ trợ 15.634 con giống, 120.550 cây giống các loại; hỗ trợ vốn sản xuất, giúp đỡ 1.358 hộ dân xóa đói giảm nghèo...
Điển hình trong phối hợp với Hội ND hướng dẫn, hỗ trợ các hộ gia đình chuyển đổi mô hình cây trồng (từ trồng ngô, lúa sang trồng cây quýt, sa nhân, dứa, chuối, cây quế …có giá trị cao hơn) như Đồn BP Mường Khương, Bản Lầu; Bát Xát; Đồn BP Si Ma Cai đã phối hợp với các ban, ngành địa phương và Hội ND đóng góp ngày công, hỗ trợ kinh phí, giúp đỡ các hộ nhân dân trên địa bàn… góp phần đưa thị trấn Si Ma Cai đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2018 và xã Nàn Sán đạt chuẩn vào năm 2019. Gần đây nhất, Đồn BP Bản Lầu đã giúp đỡ 22.000 cây quế giống, 5 tấn phân bón; hỗ trợ 150 ngày công cho hội viên ND xã Bản Lầu để phát triển kinh tế hộ gia đình...
Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, xin Đại tá cho biết việc vận động ND xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh được BĐBP thực hiện ra sao để đạt hiệu quả cao nhất?
Việc vận động ND xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn khu vực biên giới là một nội dung quan trọng trong chương trình phối hợp giữa BĐBP tỉnh và Hội ND tỉnh Lào Cai. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã chỉ đạo các Đồn BP thường xuyên phối hợp với các Hội ND xã, phường, thị trấn biên giới làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn khu vực biên giới thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh Lào Cai; cán bộ, chiến sĩ và hội viên Hội ND đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động. Qua đó, các phong tục, tập quán lạc hậu từng bước được đẩy lùi; công tác bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa; phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được quan tâm như: Bảo tồn lễ quét làng của dân tộc Bố Y; nghi lễ quét làng đầu năm của người Xa Phó; lễ hội xuống đồng của dân tộc Tày; lễ hội cúng rừng của dân tộc Pa Dí; Tết cơm mới của dân tộc Dáy…; múa ngựa giấy của người Nùng Dín... Sưu tầm, bảo tồn văn hóa phi vật thể của một số dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một cao gồm: Người Dao đỏ, người Mông đen, người Nùng Dín, người Thu Lao, người Mông xanh. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật của một số dân tộc thiểu số như: Hội hát qua làng của người Dao Tuyển, hát đồng giao dân tộc Bố Y, nghệ thuật múa khèn dân tộc Mông, nghệ thuật âm nhạc dân tộc Dao, nghệ thuật múa của người Xa Phó…
Thực hiện Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 01/3/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025”. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ Tư vấn pháp lý thực hiện Mô hình điểm “BĐBP Lào Cai đồng hành cùng thôn, bản nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống” tại xã Dìn Chin và xã Tả Gia Khâu. Qua hơn 1 năm thực hiện, các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ tư vấn pháp lý đã phối hợp tốt với các hội viên Hội ND của 2 xã trong triển khai tuyên truyền sâu rộng đến đồng bào các dân tộc, đặc biệt là học sinh các trường THCS trên địa bàn về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới và các quy định của Nhà nước về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống... Cán bộ, chiến sĩ các Đồn BP đã chủ động phối hợp với các Hội ND nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, phối hợp với các ngành tuyên truyền, vận động và can thiệp để làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và giảm số phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con. Qua đó tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con trên địa bàn khu vực biên giới Lào Cai đã giảm rõ rệt. Đặc biệt là từ khi triển khai thực hiện mô hình điểm (từ tháng 10/2022 đến nay), trên địa bàn xã Tả Gia Khâu và Dìn Chin đã không có trường hợp tảo hôn xảy ra.
BĐBP Lào Cai hướng dẫn người dân phát triển kinh tế từ chăn nuôi và trồng trọt.
Trong phát triển KT-VH-XH gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, đã xuất hiện nhiều “điểm sáng” như thôn Na Lốc - xã Bản Lầu, huyện Mường Khương; thôn Tân Tiến - xã Trịnh Tường, thôn Lũng Pô - xã A Mú Sung, huyện Bát Xát; thôn Na Cáng – thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai; Xã Tả Gia Khâu và xã Dìn Chin từ tháng 10/2022 đến nay không còn xảy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống... từ đó góp phần bảo tồn và phát huy đời sống văn hóa tinh thần, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn khu vực biên giới.
Từ những kết quả trong công tác phối hợp giữa 2 đơn vị, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh đã đúc rút được những kinh nghiệm như thế nào để công tác phối hợp đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, thưa Đại tá?
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa BĐBP tỉnh và Hội ND tỉnh trong thời gian tới, chúng tôi rút ra bài học kinh nghiệm đó là:
Một là, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện phong trào bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong toàn tỉnh. Phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về biên giới quốc gia nói chung và nhân dân khu vực biên giới nói riêng giảm thiểu các “điểm nóng” phức tạp, bức xúc trong khu vực biên giới.
Hai là, hai bên cần xác định nội dung, lựa chọn những nội dung trọng tâm để tuyên truyền vận động, đồng thời vận dụng công tác “Dân vận khéo” vào thực hiện phù hợp với điều kiện từng địa bàn, từng dân tộc gắn với việc thực hiện các phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới tại khu vực biên giới.
Ba là, chủ động phối hợp với các ngành chức năng; chú trọng xây dựng và nhân rộng mô hình câu lạc bộ nông dân với pháp luật, xây dựng và duy trì các tổ tự quản an ninh trật tự, tổ tự quản đường biên, mốc giới, mô hình kinh tế hộ, mô hình kinh tế tập thể tổ hợp tác sản xuất hiệu quả... ở những nơi biên giới khó khăn, phức tạp, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có tôn giáo.
Bốn là, tiếp tục tham mưu cho cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Chương trình phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và Hội ND; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc kịp thời; thực hiện sơ, tổng kết, thi đua khen thưởng, rút ra bài học kinh nghiệm chỉ đạo hiệu quả cho những năm tiếp theo.
BĐBP Lào Cai cùng người dân tham gia làm đường xây dựng NTM.
Thời gian tới, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh thống nhất với Hội ND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp, đó là: Hai ngành tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động tuyên truyền, vận động bộ, cán hội viên, ND và cán bộ, chiến sỹ Biên phòng chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương Hội, Bộ tư lệnh Biên phòng liên quan đến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Lựa chọn những nội dung liên quan đến công tác Hội, nông nghiệp, nông dân, nông thôn; những vấn đề chính sách nông dân đang quan tâm về phát triển nông nghiệp, nông thôn để tuyên truyền như Nghị quyết số 26-NQ/TW, Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân khóa VIII (2023-2028), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Đề án hướng về cơ sở của Đảng bộ tỉnh; Vận động hội viên ND tích cực tham gia phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự thôn bản khu vực biên giới”; mô hình “Tự quản về an ninh, trật tự”; mô hình “Câu lạc bộ nông dân với pháp luật”... Đặc biệt là tiếp tục phát động phong trào thi đua “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, doàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh lựa chọn, nhân rộng mô hình “Đường biên sáng - xanh - sạch - đẹp” ở vùng biên giới.
Trân trọng cảm ơn Đại tá!
"Việc vận động ND xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn khu vực biên giới là một nội dung quan trọng trong chương trình phối hợp giữa BĐBP tỉnh và Hội ND tỉnh Lào Cai. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với Hội ND tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu; thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”; tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới, phòng chống tảo hôn, bạo lực gia đình; chăm sóc và bảo vệ quyền trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Xây dựng và ban hành quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, các lễ hội và hoạt động tín ngưỡng; bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc”.
Đại tá Trần Quang Tùng- Chính ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng Lào Cai.
- Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi
- Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường”
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên vươn lên làm giàu
- Hội Nông dân Cà Mau hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vững
- Nghệ An: Tổ chức cho cán bộ và hội viên nông dân tham quan mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
- Nông dân Hà Nội sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, góp sức xây dựng nền nông nghiệp Thủ đô hiện đại
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết