Chanh rớt giá, Hội Nông dân Hà Tĩnh kết nối tiêu thụ cho nông dân
Với vai trò là cầu nối, Hội Nông dân Hà Tĩnh đã kêu gọi cán bộ, hội viên, nông dân trong và ngoài tỉnh cùng chung tay chia sẻ khó khăn với bà con trồng chanh trên địa bàn huyện Vũ Quang vào vụ thu hoạch nhưng khó khăn về thị trường tiêu thụ.
Thời gian này, nhiều hộ dân trồng chanh trên địa bàn các xã thuộc huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang đứng ngồi không yên vì số lượng chanh lên cả nghìn tấn đến thời điểm thu hoạch nhưng việc thu mua diễn ra không đáng kể. Nếu như thời điểm này của năm trước nông dân trồng chanh phấn khởi vì được giá nhưng năm nay do tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp nên vấn đề thông thương có nhiều hạn chế. Chanh đến kỳ thu hoạch được mùa nhưng lại rớt giá khiến cho nhiều hộ trồng chanh lo lắng, công chăm không còn nghĩ đến chỉ mong muốn vớt vát lại phần vốn đã bỏ ra.
Chị Nguyễn Thị Mai, trú tại thôn Cao Phong (xã Đức Lĩnh – Vũ Quang) cho biết: Nếu như năm trước, giá chanh đầu mùa bán với mức 12.000 đồng/kg, thì nay, giá chanh tại vườn đang dao động quanh mức 6.000 đồng/kg trở lại. Gia đình trồng hơn 2ha chanh, hiện tại có khoảng 26 tấn chanh tại vườn đã đến kỳ thu hoạch nhưng bán lẻ tẻ, nếu tình trạng bán như thế này thì chanh sẽ quá độ và khó bán. Giá bán chanh năm nay chỉ bằng một nửa của năm ngoái mà còn khó bán chứ đừng nghĩ gì đến chuyện bán được hết cả vườn chanh mà giá ổn định.
Được biết, toàn huyện Vũ Quang hiện có gần 500ha chanh, năm 2020, vụ chanh chính toàn huyện thu về gần 5.000 tấn với giá cả ổn định 12.000 đồng/kg, cuối vụ bà con phấn khởi vì được mùa được giá. Riêng địa bàn xã Đức Lĩnh hiện có hơn 360ha chanh đang cho thu hoạch vụ chính, năm nay, thời tiết thuân lợi nên chanh đậu quả cao, sản lượng ước đạt đến cuối vụ hơn 4.300 tấn (cao hơn năm ngoái gần 800 tấn), tập trung chủ yếu ở thôn Cao Phong (gần 310ha), với trên 95% hộ dân trồng chanh. Năm 2021 này, nhờ thời tiết thuận lợi nên chanh đậu quả cao hơn so với mọi năm, sản lượng ước đạt đến cuối vụ khoảng 6.000 tấn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến thị trường tiêu thụ mặt hàng này giảm sụt, giá bán xuống thấp nhất so với nhiều năm. Hiện tại, chanh trên địa bàn đang được thương lái mua tại vườn với giá 6.000 đồng/kg. Dù được mùa nhưng không được giá nên người trồng chanh không khỏi lo lắng vì lượng sản phẩm đến vụ khá lớn mà không có người mua.
Trước tình hình đó, Hội Nông dân Hà Tĩnh đã trực tiếp kêu gọi Hội Nông dân các tỉnh, thành phố cùng kết nối tiêu thụ với mong muốn phần nào chia sẻ khó khăn, giúp các hộ trồng chanh yên tâm về sản phẩm do quá trình lao động miệt mài của mình và tạo dựng niềm tin sản xuất vụ sau. Mặc dù Hội Nông dân các cấp ở Hà Tĩnh đã cố gắng kết nối tiêu thụ giúp nông dân nhưng đến nay vẫn còn số lượng khá lớn do chanh mang đặc thù riêng nên việc tiêu thụ không được nhiều như nông sản thông thường. Hiện tại, giá bán chanh loại 1 tại điểm tập kết ở Hà Tĩnh là 7.500 đồng/kg, còn giao tại các tỉnh giao động khoảng 8.000-8.500 đồng/kg. Để thuận tiện trong việc tiêu thụ chanh giúp bà con, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố có thể liên hệ đến Trung tâm Hỗ trợ Nông dân theo số điện thoại 0913221024 (anh Tiến Anh).
Với mức giá và sức tiêu thụ như hiện nay, người trồng chanh trên địa bàn huyện Vũ Quang có nhiều lo lắng. Để giúp người dân sớm tiêu thụ số chanh đã đến kỳ thu hoạch, Hội Nông dân đã kêu gọi cán bộ, hội viên, nông dân các tỉnh, thành phố kết nối thêm về thị trường để “gỡ khó” cho bà con nông dân trong việc thu hoạch cũng như thị trường tiêu thụ nguồn nông sản.
Bùi Ánh
-
Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024 -
TIN BUỒN: Cụ Nguyễn Văn Cang từ trần -
Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
Sát cánh cùng nông dân vượt khó, Cụm thi đua số 1 đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác Hội
- Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh: "Thành phố sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ nông dân..."
- Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua
- "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ
- Nghệ An: Hội nghị truyền thông vận động nông dân xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Nhân rộng mô hình, đưa hoạt động nông dân tham gia bảo vệ môi trường đi vào chiều sâu, bền vững
- Năm 2024, đạt và vượt 16/18 chỉ tiêu Trung ương Hội giao
- Thừa Thiên Huế: Mô hình nông dân bảo vệ môi trường sẽ thành điểm sáng và lan tỏa, nhân rộng
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
Phân cấp, phân quyền tốt giúp tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máyNhiều câu chuyện vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước, những bất cập trong việc phân cấp, phân quyền cho thấy cần phải đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền, đi liền với đó là kiểm soát quyền lực.
-
Thủ tướng: Xây dựng những công trình thế kỷ, dứt khoát không để thiếu điện với tăng trưởng kinh tế 2 con sốSáng 8/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).
-
Phát huy giá trị di sản 'Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt'Ngày 7/12, tại Phủ Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định), Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kì 2024-2027.
-
Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vữngKết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp nuôi thủy sản.
-
Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dânXác định công tác chuyển đổi số có vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
-
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung raKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
-
Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”Chiều 6/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Họp báo công bố chương trình Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”.
-
Đưa đặc sản lên sàn thương mại điện tử - hướng phát triển bền vững của Gia LaiNhiều đặc sản của Gia Lai như cà phê, hồ tiêu, mật ong đã đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế thông qua thương mại điện tử. Sự kết hợp giữa phương thức thương mại truyền thống và hiện đại đã mở ra hướng đi bền vững cho nông sản Gia Lai.
-
Bài cuối: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luậtThời gian qua, tỉnh Sơn La đã đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật gắn với đời sống bà con các dân tộc thiểu số, qua đó, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội