Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp thứ 17 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Quang cảnh phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Sáng 28/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 17. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp.
Diễn ra trong thời gian 1 ngày, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết kỳ họp thứ 4; việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5; cho ý kiến về nội dung và khả năng chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ hai.
Chủ tịch Quốc hội cho biết kỳ họp thứ 4 đã thành công tốt đẹp và kết thúc vào ngày 15/11. Theo thường lệ, sau khi kết thúc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội căn cứ vào báo cáo đánh giá của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, thông tin, dư luận của nhân dân để đánh giá tổng kết kỳ họp nhằm rút kinh nghiệm cho kỳ họp sau.
Đồng thời, với tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để chuẩn bị cho kỳ họp thường kỳ lần thứ 5, dự kiến diễn ra vào tháng 5/2023.
Về nội dung Kỳ họp bất thường lần thứ hai, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ vừa qua, trên cơ sở một số nhiệm vụ cấp bách, cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bàn với Chính phủ. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét cho ý kiến, trình Quốc hội giải quyết sớm 7 nội dung.
Đối với quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là quy hoạch gốc, quy hoạch cấp cao nhất, quyết định các quy hoạch khác. Định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia đã được Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến, cần có thời gian chuẩn bị để Quốc hội xem xét vấn đề này. Nếu để đến kỳ họp tháng 5, các quy hoạch khác, nhất là quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh sẽ khó khăn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Vì vậy, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để trình Quốc hội xem xét, phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia là hết sức cấp thiết. Đây là nội dung quan trọng nhất phải giải quyết sớm.
Liên quan đến Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Quốc hội đã thảo luận 2 kỳ, chất lượng khá đảm bảo. Quốc hội và Chính phủ cũng thống nhất sẽ dành thời gian để chuẩn bị thêm, nhất là về một số nội dung quan trọng thuộc tài chính y tế, cơ chế tự chủ tài chính của cơ sở khám, chữa bệnh... Nếu để đến tháng 5/2023, thời gian còn lại để ban hành các văn bản hướng dẫn sẽ rất hạn hẹp. Trong khi đó, mục tiêu là ngày 1/1/2024, Luật có hiệu lực. Nếu dự án Luật này chuẩn bị tốt, có thể xem xét thông qua sớm hơn.
Ngoài ra, còn có một số nội dung liên quan đến tài chính, ngân sách như: vấn đề xử lý các vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT; tổng kết đánh giá Nghị quyết số 30/2021/QH15 liên quan đến cơ chế đặc thù, đặc biệt, đặc cách trong công tác phòng chữa bệnh, chống dịch. Vấn đề này theo quy định đến hết năm nay hết hiệu lực. Vì vậy, cần đánh giá tổng kết vấn đề này và có chính sách để hỗ trợ cho ngành y tế trong giai đoạn tới.
Một số vấn đề liên quan đến bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại; điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại của các địa phương; điều chỉnh dự toán kinh phí đảm bảo hoạt động chưa sử dụng hết của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan. Vấn đề này Chính phủ đã có Tờ trình nhưng chưa có điều kiện để thẩm tra theo quy định. "Ủy ban Thường vụ Quốc hội rà soát, cho ý kiến những nội dung này, khả năng chúng ta tổ chức kỳ họp bất thường như thế nào," Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Tại phiên họp thứ 17, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến một số nội dung thuộc thẩm quyền về tài chính và ngân sách.
Đó là việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại của 3 chương trình mục tiêu quốc gia (gồm: giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và chương trình phát triển kinh tế-xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi); việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại của năm 2022 của các địa phương.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung có liên quan đến thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ về các điều kiện cải tạo, xây dựng, bảo trì các tòa nhà có liên quan đến cơ quan ngoại giao và lãnh sự hai bên (Thỏa thuận Coca); xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu nghiên cứu kỹ lưỡng, phát biểu sôi nổi, liên tục để hoàn thành chương trình đề ra.
Theo TTXVN/Vietnam+
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản
- Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọng
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Triển khai công việc theo tinh thần 'vừa chạy vừa xếp hàng'
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
- Tổng Bí thư: Mục tiêu cao nhất của dân vận giai đoạn cách mạng mới là vì dân
- Còn nhiều băn khoăn quanh việc tăng thuế suất 5% cho mặt hàng phân bón
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết