Đào tạo nghề đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp nâng cao thu nhập cho nông dân
Mở rộng quy mô chăn nuôi
Với bản tính cần cù, ham học hỏi, vượt qua những khó khăn của buổi ban đầu khi mới lập nghiệp, đến nay, gia đình anh Pi Năng Phố, xã Phước Thắng, huyện Bác Ái đã có cuộc sống ổn định, nhờ vào thu nhập từ việc đầu tư chăn nuôi bò và nuôi heo rừng lai heo đen. Nhận thấy vùng quê mình ở có tiềm năng về đất đai, nhưng chưa khai thác hiệu quả, anh đã bàn bạc với người thân và quyết định tận dụng diện tích ruộng vườn sẵn có của gia đình quy hoạch lại để đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò.
Nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ Nông dân, anh đã đầu tư vào chăn nuôi bò với diện tích chuồng trại là 50m² và trồng thêm cỏ voi xanh để chủ động được nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi và giúp giảm chi phí đầu tư. Nhờ đảm bảo các quy trình chăn nuôi, đàn bò của gia đình anh phát triển tốt, sau khi trừ đi các khoản chi phí, thu về hơn 200 triệu đồng/năm.
Nhận thấy trên địa bàn xã việc trồng trọt không đạt hiệu quả cao, người dân không mặn mà với sản xuất, vì vậy, anh Pi Năng Phố đã thuê lại diện tích đất trồng để mở rộng quy mô chăn nuôi. Nói là làm, anh đã mạnh dạn trồng thêm cỏ và mở rộng diện tích chuồng nuôi, trang trại bò của anh hiện có hơn 20 con. Anh Phố chia sẻ: Từ khi được Hội Nông dân vận động, hướng dẫn tham gia vào học lớp Trung cấp Thú y 22 tháng do trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tổ chức, được học về kỹ năng phòng và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm, được tiếp thu kiến thức từ lớp học, đàn gia súc của gia đình anh nuôi đã ít bệnh hơn, công việc chăn nuôi ngày càng phát triển.
Phát triển chăn nuôi luôn là ưu tiên hàng đầu của địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong đó chăn nuôi bò chính là thế mạnh với tổng đàn hiện có trên 20.000 con. Việc phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi bò không chỉ phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, mà sẽ góp phần thay đổi nhận thực, tập quán chăn nuôi theo kiểu du mục của đồng bào Raglai xưa nay, hướng đến việc chăn nuôi tập trung, tăng chất lượng đàn và giá trị sản phẩm. Hiện nay, các tổ chăn nuôi bò ở Bác Ái đều đã được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, chuyển đổi giống bò nuôi…
Công tác đào tạo nghề đã mang lại hiệu quả thiết thực
Huyện Bác Ái xác định chăn nuôi là ngành kinh tế chủ lực, do vậy việc kết hợp giữa hình thức chăn nuôi theo mô hình nông hộ để dần chuyển hướng từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo quy mô gia trại, trang trại thời gian qua được địa phương chú trọng, nhờ đó tổng đàn gia súc của huyện tăng nhanh qua từng năm.
Ông Sầm A Tắc ở thôn Tà Lú 2, xã Phước Đại đầu tư trồng 2ha cỏ voi để chăn nuôi 90 con bò, mỗi năm cho thu nhập gần 400 triệu đồng. Ông Tắc chia sẻ: Tận dụng lợi thế rẫy gần mương nước, tôi quyết định trồng cỏ và chuyển sang chăn nuôi theo hình thức bán chăn thả, lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với chăn nuôi theo hình thức truyền thống. Ông Tắc chia sẻ: Nhờ được tham gia các lớp tập huấn do Hội Nông dân tổ chức mà tôi đã chuyển đổi từ trồng cây kém hiệu quả sang chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Tính, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận cho biết: Bác Ái là huyện nghèo của tỉnh Ninh Thuận, được hỗ trợ theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước, Hội Nông dân hết sức quan tâm đến hội viên. Trong những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ để nông dân, đồng bào dân tộc vùng miền núi khó khăn vươn lên thoát nghèo.
Một trong những nội dung quan trọng đó là nâng cao kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật để nông dân chủ động sản xuất, đầu tư có hiệu quả và vươn lên thoát nghèo bền vững. Bác Ái, là huyện miền núi vì vậy có nhiều lợi thế trong phát triền ngành nghề chăn nuôi, trong đó khâu hết sức quan trọng là chăm sóc và thú y, chính vì vậy, năm 2020 Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam mở lớp Trung cấp chuyên ngành Thú y (gần 2 năm) cho 35 hội viên nông dân đa số học viên là đồng bào dân tộc thiểu số. Lớp được tổ chức trong điều kiện thực hiện giãn cách xã hội dài ngày. Tuy nhiên, Trường đã sắp xếp để giáo viên dạy trực tuyến kết hợp trực tiếp và đã tổ chức thi, cấp bằng, cấp giấy chứng nhận cho 28 học sinh đủ điều kiện tốt nghiệp.
Về kết quả đào tạo, hầu hết học viên tiếp thu rất tốt kiến thức, nhiều học viên được đánh giá xếp loại khá giỏi. Đến nay đã có nhiều học viên vận dụng rất tốt vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi huyện Bác Ái trước năm 2020 có rất ít hội viên đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, nhưng đến năm 2022 thì đã xuất hiện nhiều, một số còn đạt đến danh hiệu cấp tỉnh, cấp Trung ương. Như vậy, có thể nói công tác đào tạo nghề đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp tăng thu nhập nông dân, cuộc sống của đồng bào nơi đây đã có bước phát triển mạnh mẽ, mở hướng phát triển tích cực trong tương lai.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng Ninh -
Nuôi cá song, nhiều hộ nông dân Kim Sơn kỳ vọng làm giàu -
Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản -
Hội hỗ trợ nông dân kịp thời để nuôi thành công, nhân rộng mô hình
- Mạnh dạn chuyển đổi sản xuất nhờ vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Hà Tĩnh: Tập huấn giúp cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức để thụ hưởng chính sách
- 5 nhóm nhiệm vụ của các cấp Hội Nông dân trong công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới
- Trao tặng nhà “Mái ấm nông dân” tại thành phố Đồng Xoài
- Bình Phước: Giải ngân vốn vay Dự án Trồng dâu nuôi tằm cho nông dân vùng biên giới
- Hỗ trợ nông dân Phú Vang xây dựng mô hình điểm phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt
- Giúp nông dân làm giàu từ biển
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung QuốcNgày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc với sự quan tâm của gần 30 Sở NN&PTNT, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hiệp hội Sầu riêng và các đơn vị xuất khẩu, hợp tác xã, đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
-
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu PhiChiều 18/9, tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì cuộc họp với đoàn Đại sứ 11 nước châu Phi.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới CubaTừ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
-
Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN, đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng NinhNgày 18/9, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Tân Long tổ chức chương trình thăm hỏi và tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 3 huyện: Đầm Hà, Tiên Yên và Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội Nông dân các cấp và đông đảo bà con nông dân tại địa phương.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng giá trị sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) – Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nông dân áp dụng các công nghệ cao vào sản xuất giúp các cơ sở, nông dân chủ động được mùa vụ, tăng số vụ sản xuất, kiểm soát được dịch hại, vật tư nông nghiệp đầu vào, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, sản xuất có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
-
Quảng Nam: Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫuNgày 17/9, tại Hội trường UBND xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc), Hội Nông dân Quảng Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”.
-
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoThủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, quán triệt phương châm "4 tại chỗ," chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
-
Nghệ An ra công điện khẩn chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoNgày 18/9/2024, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ra công điện khẩn số 37 yêu cầu thủ trưởng các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện và sẵn sàng chủ động ứng phó trước những diễn biến khó lường của thời tiết.
-
Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung thu cho trẻ em mọi miềnVinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
4 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!