Đảm bảo an toàn đê điều trước nguy cơ lũ lớn
Đáng lo ngại là theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lượng mưa từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay có thể tăng 30% so với cùng thời gian này năm ngoái đòi hỏi các địa phương khu vực hạ du chủ động phương án ứng phó với nguy cơ lũ lớn và ngập lụt có thể xảy ra.
Nhiều năm qua hơn 9.400 km đê, phần lớn là đê sông, đê biển... trên địa bàn cả nước đã làm tốt nhiệm vụ ngăn chặn lũ lụt, gió bão, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước, nhân dân... Tuy nhiên hệ thống đê này chủ yếu được bồi đắp thủ công qua nhiều thế hệ nên khi thời tiết có những diễn biến phức tạp đã xuống cấp, bộc lộ những nguy cơ sạt trượt, nứt vỡ; nhiều tuyến đê chưa đảm bảo thiết kế, độ rộng nền, mặt cắt thân đê... Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 240 km đê trong tổng số 2.740 km đê từ cấp III đến cấp đặc biệt xuất hiện những điểm xung yếu cần được xử lý.
Chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất những hậu quả khi mưa lũ xảy ra, các địa phương có đê đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống thiên tai trước mùa mưa lũ. Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa nói: "Chúng tôi xác định nhiệm vụ phòng chống thiên tai phải hết sức chủ động nên chúng tôi đã chủ động các phương án từ 18/4, rất sớm so với chỉ đạo của TW và tỉnh. Chúng tôi xây dựng phương án và giao nhiệm vụ với từng cấp, từng cá nhân, rõ người rõ việc, rõ trách nhiệm; tổ chức chỉ đạo sát sao, nghiệm thu theo phương án các nội và triển khai nhiệm vụ trong phòng chống thiên tai".
Nghệ An, một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa lũ khắc nghiệt, hiện có hơn 490 km đê các loại với hơn 40 km đê từ cấp 3 trở lên. Với các tuyến đê cấp huyện, ngoại trừ đê biển, đê cửa sông đã được nâng cấp thì các tuyến đê sông dưới cấp độ 3 và nội đồng chưa đạt theo quy hoạch. Ông Trần Quốc Toản, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết Nghệ An đang cố gắng nỗ lực dành nguồn ngân sách tốt nhất cho việc duy tu, bảo dưỡng đê điều: "Tỉnh cũng đã chỉ đạo triển khai các phương án liên quan như phòng chống phòng chống thiên tai, hộ đê và dành nguồn ngân sách đầu tư các công trình thiết yếu, trọng điểm về thủy lợi, đê điều. Nét mới năm nay là UBND tỉnh cũng hỗ trợ hàng chục tỷ đồng để duy tu những tuyến đê địa phương bên cạnh cạnh nguồn vốn của Trung ương".
Cùng với việc nâng cấp, sửa chữa, gia cố các tuyến đê, các địa phương cũng đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân không làm tổn thương và xử lý nghiêm các vụ xâm phạm đến hành lang đê điều. Như tại huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương), để xử lý triệt để tình trạng vi phạm hành lang an toàn đê, địa phương đã ra quân xử lý dứt điểm 232 vụ vi phạm. Ông Lương Văn Cảnh, Phó Giám đốc Sở NN -PTNT tỉnh Hải Dương cho biết: "Các tuyến đê được bảo vệ tốt hơn khi địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là với cộng đồng dân cư sống ven đê: "Tôi đánh giá rất cao vai trò của các tổ cộng đồng, các tổ chức xã hội, đặc biệt là nhân dân ở ven đê. Chúng tôi đã có sáng kiến như ký cam kết như không vi phạm pháp luật đê điều đối với các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến đê điều, đặc biệt là sự gắn kết của nhân dân vùng ven đê với lực lượng quản lý đê, chính vì thế các hành vi vi phạm được phát hiện kịp thời ngay từ khi phát sinh"
Tại hội nghị thường niên Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2022 mới tổ chức tại thành phố Hạ Long, Tổng cục Phòng chống thiên tai đã đưa ra những cảnh báo cho mùa mưa bão sắp tới. Theo đó, dự báo lượng mưa, lũ từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Và với những diễn biến bất thường, mưa trái quy luật diễn ra tại Quảng Bình đến Khánh Hoà từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 và gần đây nhất là các đợt mưa lớn liên tục gây ngập lụt Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,... Chính vì vậy, hội nghị đã thảo luận và làm rõ trách nhiệm của các đơn vị cấp huyện - địa phương trực tiếp quản lý các tuyến đê cần đẩy mạnh công truyền thông về diễn biến khó lường của thời tiết nhằm tránh tâm lý chủ quan, xem nhẹ vai trò của đê điều.
Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai khẳng định: "Tâm lý của một bộ phận người dân và chính quyền cho rằng đã có những hồ chứa lớn như hồ Hòa Bình, Tuyên Quang, Sơn La... là những hồ rất lớn, có thể cắt lũ và không xảy ra lũ trên hệ thống đê. Nhưng tôi xin khẳng định, tình hình mưa lũ còn vượt tần suất thiết kế của các hồ chứa và đã phải xả lũ và mực nước đang lên từng giờ mà đây mới đầu mùa mưa lũ. Vì vậy nếu chủ quan sẽ rất nguy hiểm cho người dân đang sản xuất và các hoạt động kinh tế khác."
Biến đổi khí hậu khiến thiên tai, bão lũ ngày càng cực đoan, khó lường. Đặc biệt, với những diễn biến thời tiết bất thường, trái quy luật diễn ra thời gian gần đây việc chủ động cả về tâm lý và chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do mưa lũ, ngập úng cần được các cấp chính quyền và mỗi người dân hết sức quan tâm, thực hiện.
Theo VOV
-
Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm -
Tạo tín chỉ carbon nhưng vẫn đảm bảo năng suất lúa -
Bão số 7 tiếp tục giảm cấp và sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào đêm 11/11 -
Thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ
- Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, coi đây là 'đột phá của đột phá'
- Ứng phó bão Yinxing: Tập trung hỗ trợ người dân đang mệt mỏi sau 3 đợt thiên tai
- Bão số 7 diễn biến phức tạp, nguy cơ ảnh hưởng đến ven biển miền Trung
- Bão Yinxing đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7
- Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
- Bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
-
Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi(Tapchinongthonmoi.vn)-Chàng trai trẻ Phan Đăng Vượng, ở thôn 3, xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn đưa cây dược liệu – ba kích tím về trồng trên đất đồi. Dù mới thử nghiệm nhưng bước đầu mô hình đã cho tín hiệu vui, mở ra hướng đi mới cho người dân miền núi.
-
Còn nhiều băn khoăn quanh việc tăng thuế suất 5% cho mặt hàng phân bónSáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tiến hành Phiên họp thứ 39. Tại Phiên họp, Ủy ban Tài chính Ngân sách báo cáo hiện nay vẫn còn một số đại biểu Quốc hội chưa thống nhất về nội dung chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5%. Do đó, Thường trực Uỷ ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo về việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội.
-
Công ty Điện lực Hưng Yên: Chuyển đổi số góp phần phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn(Tapchinongthonmoi.vn) - Cùng với việc áp dụng những tiện ích, phần mềm trong chuyển đổi số do các đơn vị cung cấp, Công ty Điện lực Hưng Yên còn chủ động áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng KHCN do chính các cán bộ, nhân viên công ty tìm tòi, nghiên cứu… Từ đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh và hướng tới nâng cao hơn nữa sự hài lòng cho khách hàng.
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởiTrong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
-
Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sángChủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với tâm thế mới, với khát vọng mãnh liệt phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và với niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng.
-
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công bố quyết định về công tác cán bộChiều ngày 14/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Cường – Uỷ viên Ban Thường vụ, Quyền Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Hội giữ chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
-
Quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYTBộ Y tế đã ban hành Thông tư số 22/2024/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2024 quy định về thanh toán trực tiếp chi phí thuốc, thiết bị y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
-
Xây dựng 3 chương trình công tác, 6 đề án; nhiều văn bản, kế hoạch cụ thể hóa các Nghị quyếtNgày 13/11/2024, bà Bùi Thị Thơm- Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng lãnh đạo một số ban, đơn vị thuộc Trung ương Hội đã có buổi làm việc với Hội Nông dân Thành phố Hà Nội về các hoạt động, công tác của Hội Nông dân thành phố trong 10 tháng vừa qua. Tính đến hết tháng 10/2024, các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2024 của Hội Nông dân Thành phố được thực hiện đảm bảo theo kế hoạch; trong đó có 16/18 chỉ tiêu vượt so với chỉ tiêu được giao.
-
Gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày một vươn xa(Tapchinongthonmoi.vn) – Nhờ việc tích cực tham gia xây dựng các sản phẩm OCOP, những người nông dân và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Sơn ở xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Đạt chứng nhận OCOP đã góp phần thúc đẩy liên kết sản xuất hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất-kinh doanh và tăng thu nhập cho các thành viên.
-
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt sóng gió, hướng tới mốc 10 tỷ USD(Tapchinongthonmoi.vn) – Sau thời gian dài gặp khó khăn, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi tích cực. Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản hoàn toàn có thể cán đích mục tiêu 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2024.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh