
Để nông sản Việt vào kênh phân phối hiện đại: Cần chính sách điều tiết phù hợp
Dần khẳng định là quốc gia xuất khẩu nông sản với kim ngạch hàng tỷ USD, song nông sản Việt lại trầy trật khi cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa, điển hình là ở khâu đưa hàng vào tiêu thụ trong hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại. Có thể nói, nông sản Việt đã lên kệ hàng quốc tế, nhưng ở ngay trong nước lại bị từ chối.
Hàng vào siêu thị: Ngâm vốn và thời gian
Theo thống kê của cơ quan quản lý, cả nước hiện có 9.000 chợ, 800 siêu thị, 130 trung tâm thương mại và khoảng 4.000 siêu thị mini-cửa hàng tự chọn. Hệ thống thương mại hiện đại khá rộng lớn, ngày càng phát triển, nhưng đến nay, tỷ lệ nông sản sạch vào các hệ thống thương mại này chỉ chiếm từ 7-10%. Như vậy nghĩa là còn tới 80-90% hàng hóa nông sản được bán tự do ở các chợ, cửa hàng lẻ và hàng rong. Trong đó, có đủ các loại gồm cả sản phẩm đạt chất lượng và không đạt chất lượng.
Ông Quốc Bình -Chủ cơ sở sản xuất cá khô TQ (Đồng Tháp), chia sẻ kinh nghiệm thực tế: Cơ sở TQ đã từng bán hàng vào một siêu thị từ cuối năm 2016, nhưng do có quá nhiều trở ngại nên từ tháng 3/2017 đến nay đã tạm ngưng. Lý do: Thứ nhất là thời gian cũng như quy trình kiểm tra sản phẩm quá lâu, phải mất hơn một năm mới đưa được hàng vào siêu thị, trong khi khoảng thời gian này hoàn toàn có thể rút ngắn. Thứ hai, khâu thanh toán cũng rất mất thời gian.
Theo ông Quốc Bình, trong hợp đồng với điều khoản “những đơn hàng bắt đầu từ ngày đầu tháng hoặc cuối tháng sẽ thanh toán vào ngày 12 của tháng tiếp theo”. Như vậy, nhà cung cấp phải chuẩn bị tới ba lượt vốn, đó là vốn ban đầu, vốn nằm trong một tháng, và vốn của 12 ngày tháng tiếp theo. Các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thường bị hạn chế về tài chính, việc thanh toán chậm khiến họ khó khăn trong việc tái sản xuất mở rộng đầu tư.

Nói về những rào cản khi đưa hàng vào siêu thị, ông Vũ Vinh Phú -nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, nêu quan điểm: Yếu kém ở khâu sản xuất là một trong những lý do khiến cho lượng hàng nông sản sạch vào siêu thị còn khiêm tốn. Lý do khác quan trọng hơn là bởi sự thiếu trách nhiệm, chèn ép của đơn vị phân phối khi đưa ra mức chiết khấu cao với các nhà cung ứng. Mức chiết khấu thông thường lên tới 25-30%, cộng với những chi phí bất hợp lý khác. Thực tế trên làm nhiều nhà cung ứng không chịu nổi.
“Tôi là người mở siêu thị đầu tiên, hàng hóa chỉ cần 30 phút kiểm tra là vào được siêu thị với mức chiết khấu bình quân 12,8%. Trong khi tại nhiều hội nghị liên kết cung-cầu, rất nhiều DN đã phản ánh những bất cập khi đưa hàng vào siêu thị. Nhiều siêu thị có doanh số bán lớn, có quyền quyết định đã gây sức ép cho nhà cung ứng. Ví dụ, 10 đơn vị gửi rau vào siêu thị, chỉ 1-2 đơn vị được chọn, đó là những đơn vị chịu chi chiết khấu cao. Thậm chí, khi đã bán hết hàng, siêu thị còn dùng chiêu “kế toán đi vắng” để trì hoãn việc thanh toán cho nhà cung ứng, nhằm chiếm dụng vốn” -ông Phú nói.
Cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ
Các chuyên gia cho rằng, những bất cập trong việc đưa nông sản vào siêu thị nói riêng, giải quyết nút thắt trong khâu phân phối hàng hóa nói chung tại Việt Nam, cần thực hiện ngay các giải pháp đồng bộ:
1/Về chính sách: Cần luật hóa khâu phân phối. Hiện nay, Thái Lan đã có quy định trong phân phối nông sản, 70% lợi nhuận là của người trồng nhưng tại Việt Nam, nông dân vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi.
2/Về thương mại: Xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và phân phối nhằm giảm chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa nông sản; Hình thành hệ thống chợ đầu mối, sàn giao dịch nông sản để đảm bảo mua bán được công khai, minh bạch, chấm dứt những hình thức độc quyền của thương mại bán lẻ.
3/Về sản xuất: Đầu tư thỏa đáng cho việc hình thành những tập đoàn mạnh về sản xuất và phân phối, có đủ tiềm lực để phát triển sản xuất hàng hóa lớn và phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp; Hỗ trợ dự trữ nông sản, bảo quản sau thu hoạch.
Bên cạnh đó, muốn khơi thông dòng chảy thương mại hàng hóa, cần tổ chức lại sản xuất lớn theo quy hoạch của từng địa phương và từng vùng có lợi thế cho sự phát triển từng loại nông sản, đồng thời mở rộng chính sách hạn điền, tạo điều kiện tốt, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nhằm quản lý được chất lượng hàng hóa cũng như hạ giá thành sản phẩm.
Phước Vinh
-
An Giang, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao
-
Dịch vụ môi trường rừng đã thu được gần 3.100 tỷ đồng
-
Đồng Nai tìm kiếm giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ từ công nghệ Nhật Bản
-
Sẽ có 12 ngày lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân 2023-2024 ở Bắc bộ
- Việt Nam lỡ cơ hội lần thứ 4 để gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu
- Các giải pháp bảo vệ môi trường của trang trại chăn nuôi tham gia nông nghiệp tuần hoàn
- Đồng Nai: Tìm giải pháp đưa "Cơ giới hoá, tự động hoá vào sản xuất nông nghiệp
- Nông dân Đắk Nông kỳ vọng cà phê trúng mùa, trúng giá
- Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống
- TP. Hồ Chí Minh tìm giải pháp dài hạn cho nông nghiệp công nghệ cao
- Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022
-
Còn nhiều thách thức khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (SXNN) đang là xu hướng chủ đạo, là chìa khóa thành công của các nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới hiện nay. Những lợi ích của xu hướng này đã thấy rõ nhưng việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức không nhỏ.
-
Tuyên truyền tốt để giúp nông dân không phạm luật(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm qua, thông qua nhiều hoạt động thiết thực, gắn với cuộc sống của hội viên, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân, góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với thực tiễn ở địa phương.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết quốc tế, chung tay vì sự phát triển thịnh vượng của nhân loạiTrưa ngày 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới được tổ chức tại Dubai, UAE. Trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị.
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIIISáng 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu “Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang và anh hùng, tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam ngày càng vững mạnh toàn diện, xứng đáng là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
-
Số hóa giấy chuyển việnBà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đang xúc tiến để phối hợp với Bộ Công an để có thể áp dụng các giấy chuyển viện, giấy hẹn khám lại vào hệ thống phần mềm bảo hiểm xã hội (VssID) và app VNeID của Bộ Công an.
-
Bộ trưởng Nông nghiệp vùng Kaluga (Nga): "Rất mong dự án của TH đem lại lực đẩy phát triển cho nông nghiệp Kaluga”Qua cuộc phỏng vấn nhanh với ngài bộ trưởng tại khuôn viên trang trại, chúng tôi mới hiểu được lý do vì sao ngài đặc biệt quan tâm, tìm hiểu các trang trại bò sữa của Tập đoàn TH đến vậy.
-
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt trọng tâm vào 3 khâu đột pháMột trong ba khâu đột phá mà Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 đặt ra là đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, an toàn lao động...
-
Tổng Bí thư: Công đoàn quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của người lao độngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý việc chăm lo của Công đoàn phải cụ thể, chu đáo, quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ, niềm vui, nỗi buồn của đoàn viên, người lao động và gia đình của họ.
-
Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 1/12, tại tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân năm 2023. Chủ đề: Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
-
Bột sắn dây Nhuận Trạch sản phẩm đạt OCOP 3 sao của Hòa Bình(Tapchinongthonmoi.vn) Sau nhiều năm kiên trì, gia đình anh Thu cùng 8 hộ chuyên trồng sắn dây ở Lương Sơn, Hòa Bình đã thành lập HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch để chuẩn hoá quy trình trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng đầu vào, đồng thời đầu tư hệ thống máy nghiền liên hoàn, máy sấy, qua đó đã xây dựng được quy trình sản xuất khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
1 Kỳ Sơn: Phát động phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm
-
2 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
3 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
4 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
5 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"