Đề thi tham khảo 2018 bao gồm cả kiến thức lớp 11
Nhận xét về đề thi tham khảo năm nay, nhiều giáo viên cho rằng cấu trúc đề thi năm nay cũng vẫn giống như các năm trước. Tuy nhiên về lượng kiến thức, đề thi năm nay bao gồm cả kiến thức lớp 11 và 12. Một số đề có nội dung khó hơn.
Đơn cử, với đề tham khảo ngữ văn, kiến thức lớp 11 chiếm khoảng 30% trong câu nghị luận văn học. Đề thi văn gồm 2 phần: phần đọc hiểu chiếm 30% tổng số điểm; phần làm văn chiếm 70% tổng số điểm bài thi. Cũng tương tự như đề thi các năm trước đó, phần đọc – hiểu sẽ được dẫn một ngữ liệu thuộc lĩnh vực xã hội và có 4 câu hỏi đi kèm theo từng mức độ, từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dung cao. Phần làm văn bao gồm có 2 câu hỏi: một là câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận xã hội với dung lượng 200 chữ (không quá một mặt giấy A4). Câu hỏi này chiếm 20% tổng số điểm của phần làm văn. Vấn đề nghị luận sẽ được rút ra ngay từ ngữ liệu của phần đọc hiểu. Câu hỏi còn lại của phần làm văn là câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận văn học, chiếm 50% trên tổng số điểm bài thi.
Tuy nhiên, so với các đề năm trước, đề nghị luận văn học năm nay đã có thêm kiến thức lớp 11. Kiến thức lớp 11 chiếm 30% trong câu nghị luận văn. Xét về mức độ, so với đề thi năm trước, đề nghị luận năm nay khó hơn. Học sinh muốn làm tốt đề này không chỉ cần nắm vững những kiến thức cơ bản, thành thạo kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học mà còn cần phải tư duy tổng hợp để bài viết chính xác và phong phú.
Một số giáo viên Văn nhận xét, đề thi minh họa môn văn là một đề hay, bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức, có tính phân loại học sinh cao hơn các năm trước. Vì vậy, học sinh cần cố gắng hơn rất nhiều mới có thể đạt được điểm khá, giỏi.
Tương tự, đề thi tham khảo môn sử cũng bao gồm kiến thức của lớp 11 (cả lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam) và lịch sử lớp 12. Cũng giống như đề thi THPT quốc gia năm 2017, phần kiến thức lớp 12 trong đề thi minh họa môn Lịch sử năm 2018 tiếp tục bám sát những vấn đề tiêu biểu của Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000) và Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000).
Như vậy, năm 2018 là năm đầu tiên trong nội dung thi môn Lịch sử bao gồm cả chương trình lớp 11 và 12. Với đề thi minh họa, học sinh sẽ bớt hoang mang và đề ra chiến thuật ôn thi khoa học, hợp lí nhất.
Về đề tham khảo môn Toán, đề thi gồm 30 câu dễ (chiếm 60%) và 15 câu khó (chiếm 30%); 5 câu phân loại mức điểm 10 (chiếm 10%) Trong số các câu dễ, có rất ít câu học sinh có thể sử dụng máy tính.
Bên cạnh đó, có những câu đòi hỏi học sinh phải nắm chắc, hiểu rõ bản chất các định nghĩa, định lý và biết cách vận dụng vào bài làm đồng thời phải tính toán cẩn thận, tỉ mỉ mới có thể đưa ra được đáp án đúng. Ngoài ra, đề thi có những câu về bài toán ứng dụng thực tế, học sinh cần nắm chắc kiến thức và vận dụng đúng công thức mới có thể làm được.
Một số giáo viên Toán nhận xét, đề thi minh họa năm nay bao gồm kiến thức sâu và rộng hơn kiến thức nắm trước vì đề thi bao gồm kiến thức cả lớp 11 và 12. Đề thi không chỉ có bài tập vận dụng, mà còn có rất nhiều câu hỏi lý thuyết và cả ứng dụng thực tế, đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức và hiểu biết rộng.
Trước đó, Bộ GD-ĐT dự kiến năm 2018 sẽ không công bố đề thi minh họa, đề thi tham khảo thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên, điều này khiến nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh lớp 12 sắp thi THPT Quốc gia năm tới lo lắng.
Vì vậy, sau đó, khi hướng dẫn tổ chức dạy học lớp 12 năm học 2017-2018 và ôn thi THPT Quốc gia năm 2018, Bộ GD-ĐT cho biết công bố đề thi tham khảo nhằm tạo điều kiện để giáo viên, học sinh có thể tham khảo, làm quen với định dạng của các đề thi, trong quá trình dạy học và ôn tập phục vụ kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
Bộ GD-ĐT cũng đã đề nghị các nhà trường sớm có kế hoạch ôn tập cho học sinh lớp 12 theo hướng chia nhóm đối tượng, đảm bảo hiệu quả, không gây quá tải cho học sinh.
>> Toàn bộ các đề thi tham khảo tại Cổng thông tin điện tử Bộ GD-ĐT
Phan Thảo
-
Chíp bán dẫn và hợp tác giữa Trường CĐ Công thương Việt Nam và ĐH Khoa học kỹ thuật Minh Tân -
Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
Phấn đấu đến năm 2030 đào tạo 50.000 nhân lực có trình độ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn -
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão số 3
- Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam xây dựng chương trình đào tạo mới gắn với lợi ích của nông dân
- Hào hứng chào đón năm học mới tại ngôi trường mang tên người anh hùng áo vải Lương Văn Nắm
- Cơ hội việc làm cuối năm cho nhiều lao động ở Đồng Nai
- Trước ngày 27/8, thí sinh cần xác nhận nhập học Đại học qua cổng trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Yêu cầu các địa phương sẵn sàng chuẩn bị cho năm học 2024-2025
- Ngành Giáo dục và Đào tạo Sơn La góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới
- Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đề thi tham khảo bài thi đánh giá năng lực năm 2025
-
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phíMục tiêu của Chương trình là thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức.
-
Việt Nam luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoạiTổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Nga, luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
-
Xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2024 lập kỷ lục, tiếp tục dẫn đầu thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) - Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới trong năm thứ 18 liên tiếp, chiếm hơn 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu toàn cầu. Với kim ngạch đạt 4,37 tỷ USD, xuất khẩu hạt điều năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng cả về lượng và giá trị, khẳng định sức mạnh của ngành Điều Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Tổng Bí thư đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thịTổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh tỉnh Bắc Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối năm 2026, đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thị.
-
Thủ tướng: Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào kỷ nguyên mớiThủ tướng cho biết bước sang năm mới 2025, Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
-
Phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số giúp đất nước phát triển nhanh và bền vữngNgày 13/01, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Ba Đình kết hợp với trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối nămThực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Nguyên đán, Xuân Ất Tỵ và các lễ hội Xuân 2025, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn huy động lực lượng, phương tiện đồng loạt ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn.
-
Vai trò của công tác giáo dục xã hội trong phát triển đất nướcTrong sự phát triển toàn diện của đất nước, công tác giáo dục xã hội đạt được những thành quả đáng tự hào và trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển chung; góp phần nâng cao dân trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của giáo dục xã hội là minh chứng sống động cho khát vọng vươn lên và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời củng cố vị thế của đất nước trên bản đồ thế giới.
-
Quảng Bình: Cứu nạn 8 ngư dân trên hai tàu cá bị chìm, cháy trên biểnTàu cá số hiệu NĐ-92357.TS bị mắc cạn, sóng to đánh chìm, 6 thuyền viên được đưa vào bờ an toàn trong khi tàu cá BV-92536.TS bị chập điện gây cháy.
-
Thủ tướng: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà dột nátThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai